Lần đầu tiên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp niêm yết
Việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa được công bố rộng rãi
Việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa được công bố rộng rãi.
Đơn vị cung cấp kết quả này là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Đầu tháng 10 vừa qua, CIC đã chính thức giới thiệu tập sách “Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Một chuẩn đánh giá mới
Đây được xem là một cẩm nang quan trọng, hỗ trợ phần nào các nhà đầu tư trong việc nhìn nhận và đánh giá doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư.
CIC hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam cung cấp kết quả phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Đơn vị này đã thực hiện xếp hạng tín dụng hơn 19.000 lượt doanh nghiệp, theo phương pháp phân tích, xếp hạng tín dụng được các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF... công nhận.
Theo TS. Đào Quang Thông, Phó giám đốc CIC, thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 đến nay, đã có những bước phát triển đáng kể, thông tin về các doanh nghiệp niêm yết đã được công bố công khai. Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp đã niêm yết chưa theo một chuẩn mực chung, trong khi việc đánh giá theo một nguyên tắc chung, thống nhất của một cơ quan, tổ chức khách quan là rất cần thiết.
“Việc tiếp cận các thông tin minh bạch về tình hình tài chính và các thông tin khác về doanh nghiệp ngày càng trở nên thiết yếu với các nhà đầu tư, do vậy đối với thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn này và trong tương lai thì thông tin về doanh nghiệp và nhất là thông tin về phân tích, xếp hạng tín dụng là rất hữu ích”, ông Thông nói.
Cụ thể, với kết quả của mình, CIC hy vọng sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý, điều hành vĩ mô có thêm một kênh thông tin tổng hợp để tham khảo về các doanh nghiệp đang niêm yết, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý hơn để thị trường chứng khoán hoạt động một cách ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro.
Với các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và các tổ chức khác có thêm nguồn thông tin chất lượng về các doanh nghiệp để quyết định đầu tư hợp lý. Bản thân các doanh nghiệp, cũng như nhà quản lý doanh nghiệp niêm yết, biết được mức độ xếp hạng, biết được “sức khoẻ” của chính doanh nghiệp mình qua một tổ chức khách quan khác để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế nhằm nâng cao uy tín của mình.
Với những mục đích trên, CIC đã tiến hành phân tích, xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC).
Tính đến ngày 24/8/2007, trong số 202 doanh nghiệp đang niêm yết, CIC đã tiến hành xếp hạng tín dụng 198 doanh nghiệp (không xếp hạng các ngân hàng và chứng chỉ quỹ) và cho xuất bản cuốn sách “Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Một góc độ mới về thị trường chứng khoán
Kết quả phân tích, xếp hạng của CIC là sự phản ánh về chất lượng thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp niêm yết ở một góc độ mới. “Có thể nói kết quả xếp hạng đã phản ánh đúng năng lực hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay”, ông Thông cho biết.
198 doanh nghiệp được xếp hạng đều đạt loại tối ưu đến trung bình yếu (từ AAA đến CCC), không có doanh nghiệp nào xếp hạng yếu kém (từ CC đến C). Trong số 198 doanh nghiệp xếp hạng có tới 74 doanh nghiệp xếp hạng AAA (chiếm 37,37%), 89 doanh nghiệp xếp hạng từ AA đến BBB (chiếm 44,95%), 35 doanh nghiệp xếp hạng từ BB đến CCC (chiếm 17,68%).
Theo giới thiệu của CIC, kết quả xếp hạng cũng phản ánh đúng quy mô của hai sàn giao dịch Tp.HCM và Hà Nội. Các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE phần lớn có quy mô hơn và năng lực hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp niêm yết trên HASTC.
Tại HOSE, có tới 55 doanh nghiệp xếp hạng AAA (chiếm 49,55% trong số 111 doanh nghiệp xếp hạng ở sàn này), trong khi đó tại HASTC chỉ có 19 doanh nghiệp xếp hạng AAA (chiếm 21,84% trong số 87 doanh nghiệp xếp hạng).
Ngoài ra, CIC còn phân tích, xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết theo một số ngành kinh tế cơ bản để so sánh chi tiết. Theo đó, số các doanh nghiệp trong ngành nguyên vật liệu chiếm nhiều nhất (với 46 doanh nghiệp), tiếp đến là ngành hàng tiêu dùng (45 doanh nghiệp), ít nhất là ngành y tế - dược phẩm (3 doanh nghiệp).
Nếu so sánh giữa các ngành thì ngành hàng tiêu dùng có số doanh nghiệp xếp hạng AAA chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 51% trong số 45 doanh nghiệp), xếp hạng từ AA đến BBB chiếm 42,22%; tiếp đến là ngành nguyên vật liệu với số doanh nghiệp xếp hạng AAA chiếm 43,5% trong số 46 doanh nghiệp, xếp hạng từ AA đến BBB chiếm 34,78%; xếp cuối cùng là ngành xây dựng và bất động sản với số doanh nghiệp xếp hạng AAA chiếm 13% trong số 31 doanh nghiệp, xếp hạng từ AA đến BB chiếm 48,39%. Không có doanh nghiệp nào xếp hạng yếu kém trong các ngành được xếp hạng.
Theo ông Thông, nhìn vào những con số được xếp hạng qua các ngành kinh tế, nhà đầu tư có thể nhận thấy được các doanh nghiệp trong ngành nào hoạt động tốt và ở mức độ nào; họ thêm cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư. Và nhìn chung, các doanh nghiệp niêm yết nói trên hiện đang có hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt, có chiều hướng phát triển vững mạnh.
Đơn vị cung cấp kết quả này là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Đầu tháng 10 vừa qua, CIC đã chính thức giới thiệu tập sách “Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Một chuẩn đánh giá mới
Đây được xem là một cẩm nang quan trọng, hỗ trợ phần nào các nhà đầu tư trong việc nhìn nhận và đánh giá doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư.
CIC hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam cung cấp kết quả phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Đơn vị này đã thực hiện xếp hạng tín dụng hơn 19.000 lượt doanh nghiệp, theo phương pháp phân tích, xếp hạng tín dụng được các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF... công nhận.
Theo TS. Đào Quang Thông, Phó giám đốc CIC, thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 đến nay, đã có những bước phát triển đáng kể, thông tin về các doanh nghiệp niêm yết đã được công bố công khai. Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp đã niêm yết chưa theo một chuẩn mực chung, trong khi việc đánh giá theo một nguyên tắc chung, thống nhất của một cơ quan, tổ chức khách quan là rất cần thiết.
“Việc tiếp cận các thông tin minh bạch về tình hình tài chính và các thông tin khác về doanh nghiệp ngày càng trở nên thiết yếu với các nhà đầu tư, do vậy đối với thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn này và trong tương lai thì thông tin về doanh nghiệp và nhất là thông tin về phân tích, xếp hạng tín dụng là rất hữu ích”, ông Thông nói.
Cụ thể, với kết quả của mình, CIC hy vọng sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý, điều hành vĩ mô có thêm một kênh thông tin tổng hợp để tham khảo về các doanh nghiệp đang niêm yết, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý hơn để thị trường chứng khoán hoạt động một cách ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro.
Với các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và các tổ chức khác có thêm nguồn thông tin chất lượng về các doanh nghiệp để quyết định đầu tư hợp lý. Bản thân các doanh nghiệp, cũng như nhà quản lý doanh nghiệp niêm yết, biết được mức độ xếp hạng, biết được “sức khoẻ” của chính doanh nghiệp mình qua một tổ chức khách quan khác để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế nhằm nâng cao uy tín của mình.
Với những mục đích trên, CIC đã tiến hành phân tích, xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC).
Tính đến ngày 24/8/2007, trong số 202 doanh nghiệp đang niêm yết, CIC đã tiến hành xếp hạng tín dụng 198 doanh nghiệp (không xếp hạng các ngân hàng và chứng chỉ quỹ) và cho xuất bản cuốn sách “Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Một góc độ mới về thị trường chứng khoán
Kết quả phân tích, xếp hạng của CIC là sự phản ánh về chất lượng thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp niêm yết ở một góc độ mới. “Có thể nói kết quả xếp hạng đã phản ánh đúng năng lực hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay”, ông Thông cho biết.
198 doanh nghiệp được xếp hạng đều đạt loại tối ưu đến trung bình yếu (từ AAA đến CCC), không có doanh nghiệp nào xếp hạng yếu kém (từ CC đến C). Trong số 198 doanh nghiệp xếp hạng có tới 74 doanh nghiệp xếp hạng AAA (chiếm 37,37%), 89 doanh nghiệp xếp hạng từ AA đến BBB (chiếm 44,95%), 35 doanh nghiệp xếp hạng từ BB đến CCC (chiếm 17,68%).
Theo giới thiệu của CIC, kết quả xếp hạng cũng phản ánh đúng quy mô của hai sàn giao dịch Tp.HCM và Hà Nội. Các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE phần lớn có quy mô hơn và năng lực hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp niêm yết trên HASTC.
Tại HOSE, có tới 55 doanh nghiệp xếp hạng AAA (chiếm 49,55% trong số 111 doanh nghiệp xếp hạng ở sàn này), trong khi đó tại HASTC chỉ có 19 doanh nghiệp xếp hạng AAA (chiếm 21,84% trong số 87 doanh nghiệp xếp hạng).
Ngoài ra, CIC còn phân tích, xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết theo một số ngành kinh tế cơ bản để so sánh chi tiết. Theo đó, số các doanh nghiệp trong ngành nguyên vật liệu chiếm nhiều nhất (với 46 doanh nghiệp), tiếp đến là ngành hàng tiêu dùng (45 doanh nghiệp), ít nhất là ngành y tế - dược phẩm (3 doanh nghiệp).
Nếu so sánh giữa các ngành thì ngành hàng tiêu dùng có số doanh nghiệp xếp hạng AAA chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 51% trong số 45 doanh nghiệp), xếp hạng từ AA đến BBB chiếm 42,22%; tiếp đến là ngành nguyên vật liệu với số doanh nghiệp xếp hạng AAA chiếm 43,5% trong số 46 doanh nghiệp, xếp hạng từ AA đến BBB chiếm 34,78%; xếp cuối cùng là ngành xây dựng và bất động sản với số doanh nghiệp xếp hạng AAA chiếm 13% trong số 31 doanh nghiệp, xếp hạng từ AA đến BB chiếm 48,39%. Không có doanh nghiệp nào xếp hạng yếu kém trong các ngành được xếp hạng.
Theo ông Thông, nhìn vào những con số được xếp hạng qua các ngành kinh tế, nhà đầu tư có thể nhận thấy được các doanh nghiệp trong ngành nào hoạt động tốt và ở mức độ nào; họ thêm cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư. Và nhìn chung, các doanh nghiệp niêm yết nói trên hiện đang có hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt, có chiều hướng phát triển vững mạnh.