Làn sóng cạnh tranh dịch vụ ngân hàng
Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam đang bước vào cuộc cạnh tranh mới về phát triển dịch vụ
Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam đang bước vào cuộc cạnh tranh mới về phát triển dịch vụ với mục tiêu đem đến nhiều tiện ích, dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại, nhằm gia tăng việc thu hút khách hàng, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Chiến lược trong cuộc đua mới về cạnh tranh dịch vụ được các ngân hàng thương mại cổ phần đưa ra là tìm sự phân khúc thị trường, tấn công vào thị trường ngách, đưa ra sản phẩm dịch vụ độc đáo với sự liên kết của các đối tác có nhiều lợi thế về khách hàng, màng lưới và công nghệ.
Sự kiện đáng chú ý nhất là mới đây Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VP Bank vừa tung ra thị trường hai sản phẩm thẻ là VPBank Platinum và EMV MasterCard với hai hình thức: thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế. Đây là ngân hàng thương mại đầu tiên tung ra thị trường Việt Nam sản phẩm thẻ Platinum, hạng cao cấp nhất trên thế giới.
Công nghệ hiện đại quyết định sức cạnh tranh
Hai sản phẩm thẻ nói trên đều được chấp nhận thanh toán rộng rãi tại 24 triệu đơn vị chấp nhận thẻ, cũng như có thể sử dụng để rút tiền mặt tại hơn 1 triệu máy ATM có trưng biểu tượng MasterCard trên toàn cầu; trong đó có 1.000 máy ATM của VPBank đang được triển khai lắp đặt tại Việt Nam.
Số lượng 1.000 máy ATM này được nhập khẩu từ hãng Dielod nổi tiếng của Mỹ đảm bảo an toàn cho khách hàng khi tiến hành các giao dịch. Hợp đồng có giá trị 2,0 triệu USD, trong đó lô đầu tiên 250 máy ATM đã được nhập về Việt Nam và đang triển khai lắp đặt từ nay đến hết năm 2007, số còn lại sẽ được lắp đặt trong giai đoạn đến năm 2010.
VP Bank cũng tham gia liên minh thẻ ATM do Vietcombank chủ trì. Liên minh này hiện đã có tới 19 ngân hàng thương mại thành viên, hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam, đang chiếm trên 70% thị phần thẻ. Theo đó các loại thẻ do VP Bank phát hành được sử dụng trong hơn 3.000 máy ATM của Vietcombank và 500 máy ATM của các ngân hàng thương mại khác hiện nay trong liên minh.
Tuy nhiên, dẫn đầu về dịch vụ thẻ hiện nay trong khối ngân hàng thương mại cổ phần vẫn thuộc về Ngân hàng Đông Á. Ngân hàng này đến nay đã có 700 máy ATM đang được đưa vào sử dụng, dự kiến đến hết năm 2007 sẽ tăng lên 1.000 máy ATM với 2,0 triệu thẻ ATM được phát hành cho đông đảo các khách hàng khác nhau trong cả nước.
Ngân hàng Đông Á đang hợp tác với các đơn vị cung ứng dịch vụ, thực hiện dịch vụ thu tiền điện, nước sạch qua hệ thống ATM hoặc chuyển khoản qua ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM và tỉnh Bình Dương.
Hiện nay hệ thống máy ATM của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á đã kết nối thanh toán được với một số ngân hàng thương mại khác như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. Mạng này đã kết nối với mạng liên kết thẻ lớn nhất VNBC của Trung Quốc. Dự kiến tới đây sẽ có thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Cũng cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán, trong thời gian qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương - Techcobank ký kết và triển khai một loạt thoả thuận hợp tác về cung ứng dịch vụ, như hợp tác với FPT về thanh toán cước và phí Internet ADSL; hợp tác với VTC Intecom cung cấp dịch vụ nhắn tin nạp tiền mua game qua điện thoại di động và thanh toán tiền mua hàng hoá; hợp tác với Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh về thanh toán phí bảo hiểm;...
Trước đó, Techcombank trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam chính thức đưa vào sử dụng dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng. Với sản phẩm F@st i - Bank, khách hàng truy cập qua Internet và thực hiện các dịch vụ và tài khoản của mình như: chuyển khoản thanh toán tiền cho các tài khoản trong hệ thống Techcombank, tài khoản tại ngân hàng khác, cập nhật giao dịch tài khoản... Hiện nay Techcombank đang tham gia trong liên minh thẻ của Vietcombank.
Liên minh, đa dạng hoá dịch vụ
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu – ACB có quy mô lớn nhất trong khối ngân hàng cổ phần thực hiện chiến lược đa dạng hoá các dịch vụ mới và có tính nổi bật. Trong 7 tháng đầu năm 2007, ACB đưa sàn giao dịch vàng vào hoạt động; tăng thời hạn cho khách hàng vay vốn mua nhà và nền nhà từ 10 năm lên đến 15 năm; thành lập Công ty cho thuê tài chính ACBL; đưa dịch vụ đăng ký và làm thủ tục vay vốn qua mạng Internet, dịch vụ làm thủ tục cho vay vốn trong vòng 24 giờ, khách hàng không phải đến ngân hàng...
Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Thương tín (Sacombank) phát triển dịch vụ theo hướng thành lập các công ty chuyên kinh doanh trong một số lĩnh vực dịch vụ.
Hiện tại Sacombank đang có hai công ty: Công ty Leasing và Công ty Chứng khoán Sacombank hoạt động rất có hiệu quả. Mới đây, Sacombank đã thành lập Công ty Vàng bạc đá quý, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2007. Sacombank còn cùng với các đơn vị: Công ty địa ốc Sacombank, Công ty Toàn Thịnh Phát, Công ty Thành Thành Công... thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín, với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho Sacombank cùng với Ngân hàng ANZ thành lập Công ty Liên doanh Thẻ, dựa trên sự hợp tác trước đó giữa hai ngân hàng về dịch vụ thẻ. Công ty này dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2007.
Sacombank hiện có số vốn điều lệ lớn nhất, tới 4.400 tỷ đồng và có màng lưới rộng nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, với gần 180 chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho Sacombank mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc và đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại Campuchia.
Còn ANZ hiện là cổ đông chiến lược của Công ty Chứng khoán Sài Gòn - SSI. Đây là Công ty chứng khoán có số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch lớn nhất trong lĩnh vực này. ANZ cũng đã xúc tiến mở ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam.
Hợp tác quốc tế khai thác thế mạnh
Hợp tác với các đối tác chiến lược để thông qua đó khai thác thế mạnh của các bên, cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các công ty trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và tài chính... Đó cũng là hướng được nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đặt ra trong chiến lược kinh doanh của mình.
Eximbank đã ký kết thoả thuận bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 16 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, có đông đảo khách hàng, có màng lưới kinh doanh rộng và thuận tiện.
Các đối tác bao gồm: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1, Công ty Dịch vụ hàng không Saco, Công ty Đầu tư Masan, Công ty Đầu tư chứng khoán Biển Việt, Quỹ Đầu tư chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Sóng Việt, Công ty TNHH Địa ốc Phú Long, Công ty Kiều hối Tân Vạn Hưng, Công ty Tài chính dầu khí, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu - ACB, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Sài Gòn - Á châu, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Nguyễn Kim, Công ty Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Tập đoàn Kinh Đô.
Hợp tác với các doanh nghiệp nói trên, Eximbank cung cấp các dịch vụ thu hộ tiền mặt, thanh toán, cho vay hợp vốn, tài trợ vốn cho các dự án, tài trợ vốn tiêu dùng, phát hành thẻ, lắp đặt máy ATM, triển khai hệ thống máy thanh toán thẻ cho hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân trong toàn quốc.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế - VIB và Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí - PVI ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện đem lại lợi ích cho cả hai bên, nhất là việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và vốn đầu tư, thu phí bảo hiểm và thanh toán.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - ABBank, mới chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, vừa tung ra sản phẩm cho vay tín chấp đối với khách hàng thể nhân tối đa lên tới 200 triệu đồng, thời hạn tối đa lên tới 5 năm và lãi suất cho vay hết sức cạnh tranh, dưới 1%/tháng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) và Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom) đã ký kết hợp đồng về việc ABBank thực hiện dịch vụ tư vấn, phát hành, đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu EVN Telecom. ABBank cũng thực hiện dịch vụ thanh toán tiền điện của khách hàng qua mạng lưới giao dịch của ABBank.
Chiến lược trong cuộc đua mới về cạnh tranh dịch vụ được các ngân hàng thương mại cổ phần đưa ra là tìm sự phân khúc thị trường, tấn công vào thị trường ngách, đưa ra sản phẩm dịch vụ độc đáo với sự liên kết của các đối tác có nhiều lợi thế về khách hàng, màng lưới và công nghệ.
Sự kiện đáng chú ý nhất là mới đây Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VP Bank vừa tung ra thị trường hai sản phẩm thẻ là VPBank Platinum và EMV MasterCard với hai hình thức: thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế. Đây là ngân hàng thương mại đầu tiên tung ra thị trường Việt Nam sản phẩm thẻ Platinum, hạng cao cấp nhất trên thế giới.
Công nghệ hiện đại quyết định sức cạnh tranh
Hai sản phẩm thẻ nói trên đều được chấp nhận thanh toán rộng rãi tại 24 triệu đơn vị chấp nhận thẻ, cũng như có thể sử dụng để rút tiền mặt tại hơn 1 triệu máy ATM có trưng biểu tượng MasterCard trên toàn cầu; trong đó có 1.000 máy ATM của VPBank đang được triển khai lắp đặt tại Việt Nam.
Số lượng 1.000 máy ATM này được nhập khẩu từ hãng Dielod nổi tiếng của Mỹ đảm bảo an toàn cho khách hàng khi tiến hành các giao dịch. Hợp đồng có giá trị 2,0 triệu USD, trong đó lô đầu tiên 250 máy ATM đã được nhập về Việt Nam và đang triển khai lắp đặt từ nay đến hết năm 2007, số còn lại sẽ được lắp đặt trong giai đoạn đến năm 2010.
VP Bank cũng tham gia liên minh thẻ ATM do Vietcombank chủ trì. Liên minh này hiện đã có tới 19 ngân hàng thương mại thành viên, hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam, đang chiếm trên 70% thị phần thẻ. Theo đó các loại thẻ do VP Bank phát hành được sử dụng trong hơn 3.000 máy ATM của Vietcombank và 500 máy ATM của các ngân hàng thương mại khác hiện nay trong liên minh.
Tuy nhiên, dẫn đầu về dịch vụ thẻ hiện nay trong khối ngân hàng thương mại cổ phần vẫn thuộc về Ngân hàng Đông Á. Ngân hàng này đến nay đã có 700 máy ATM đang được đưa vào sử dụng, dự kiến đến hết năm 2007 sẽ tăng lên 1.000 máy ATM với 2,0 triệu thẻ ATM được phát hành cho đông đảo các khách hàng khác nhau trong cả nước.
Ngân hàng Đông Á đang hợp tác với các đơn vị cung ứng dịch vụ, thực hiện dịch vụ thu tiền điện, nước sạch qua hệ thống ATM hoặc chuyển khoản qua ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM và tỉnh Bình Dương.
Hiện nay hệ thống máy ATM của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á đã kết nối thanh toán được với một số ngân hàng thương mại khác như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. Mạng này đã kết nối với mạng liên kết thẻ lớn nhất VNBC của Trung Quốc. Dự kiến tới đây sẽ có thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Cũng cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán, trong thời gian qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương - Techcobank ký kết và triển khai một loạt thoả thuận hợp tác về cung ứng dịch vụ, như hợp tác với FPT về thanh toán cước và phí Internet ADSL; hợp tác với VTC Intecom cung cấp dịch vụ nhắn tin nạp tiền mua game qua điện thoại di động và thanh toán tiền mua hàng hoá; hợp tác với Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh về thanh toán phí bảo hiểm;...
Trước đó, Techcombank trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam chính thức đưa vào sử dụng dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng. Với sản phẩm F@st i - Bank, khách hàng truy cập qua Internet và thực hiện các dịch vụ và tài khoản của mình như: chuyển khoản thanh toán tiền cho các tài khoản trong hệ thống Techcombank, tài khoản tại ngân hàng khác, cập nhật giao dịch tài khoản... Hiện nay Techcombank đang tham gia trong liên minh thẻ của Vietcombank.
Liên minh, đa dạng hoá dịch vụ
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu – ACB có quy mô lớn nhất trong khối ngân hàng cổ phần thực hiện chiến lược đa dạng hoá các dịch vụ mới và có tính nổi bật. Trong 7 tháng đầu năm 2007, ACB đưa sàn giao dịch vàng vào hoạt động; tăng thời hạn cho khách hàng vay vốn mua nhà và nền nhà từ 10 năm lên đến 15 năm; thành lập Công ty cho thuê tài chính ACBL; đưa dịch vụ đăng ký và làm thủ tục vay vốn qua mạng Internet, dịch vụ làm thủ tục cho vay vốn trong vòng 24 giờ, khách hàng không phải đến ngân hàng...
Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Thương tín (Sacombank) phát triển dịch vụ theo hướng thành lập các công ty chuyên kinh doanh trong một số lĩnh vực dịch vụ.
Hiện tại Sacombank đang có hai công ty: Công ty Leasing và Công ty Chứng khoán Sacombank hoạt động rất có hiệu quả. Mới đây, Sacombank đã thành lập Công ty Vàng bạc đá quý, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2007. Sacombank còn cùng với các đơn vị: Công ty địa ốc Sacombank, Công ty Toàn Thịnh Phát, Công ty Thành Thành Công... thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín, với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho Sacombank cùng với Ngân hàng ANZ thành lập Công ty Liên doanh Thẻ, dựa trên sự hợp tác trước đó giữa hai ngân hàng về dịch vụ thẻ. Công ty này dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2007.
Sacombank hiện có số vốn điều lệ lớn nhất, tới 4.400 tỷ đồng và có màng lưới rộng nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, với gần 180 chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho Sacombank mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc và đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại Campuchia.
Còn ANZ hiện là cổ đông chiến lược của Công ty Chứng khoán Sài Gòn - SSI. Đây là Công ty chứng khoán có số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch lớn nhất trong lĩnh vực này. ANZ cũng đã xúc tiến mở ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam.
Hợp tác quốc tế khai thác thế mạnh
Hợp tác với các đối tác chiến lược để thông qua đó khai thác thế mạnh của các bên, cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các công ty trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và tài chính... Đó cũng là hướng được nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đặt ra trong chiến lược kinh doanh của mình.
Eximbank đã ký kết thoả thuận bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 16 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, có đông đảo khách hàng, có màng lưới kinh doanh rộng và thuận tiện.
Các đối tác bao gồm: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1, Công ty Dịch vụ hàng không Saco, Công ty Đầu tư Masan, Công ty Đầu tư chứng khoán Biển Việt, Quỹ Đầu tư chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Sóng Việt, Công ty TNHH Địa ốc Phú Long, Công ty Kiều hối Tân Vạn Hưng, Công ty Tài chính dầu khí, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu - ACB, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Sài Gòn - Á châu, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Nguyễn Kim, Công ty Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Tập đoàn Kinh Đô.
Hợp tác với các doanh nghiệp nói trên, Eximbank cung cấp các dịch vụ thu hộ tiền mặt, thanh toán, cho vay hợp vốn, tài trợ vốn cho các dự án, tài trợ vốn tiêu dùng, phát hành thẻ, lắp đặt máy ATM, triển khai hệ thống máy thanh toán thẻ cho hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân trong toàn quốc.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế - VIB và Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí - PVI ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện đem lại lợi ích cho cả hai bên, nhất là việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và vốn đầu tư, thu phí bảo hiểm và thanh toán.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - ABBank, mới chuyển từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, vừa tung ra sản phẩm cho vay tín chấp đối với khách hàng thể nhân tối đa lên tới 200 triệu đồng, thời hạn tối đa lên tới 5 năm và lãi suất cho vay hết sức cạnh tranh, dưới 1%/tháng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) và Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom) đã ký kết hợp đồng về việc ABBank thực hiện dịch vụ tư vấn, phát hành, đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu EVN Telecom. ABBank cũng thực hiện dịch vụ thanh toán tiền điện của khách hàng qua mạng lưới giao dịch của ABBank.