Làn sóng tăng giá cước 3G đã cận kề?
“Chúng tôi đang bán giá rất thấp, tính trung bình chỉ 60 - 80 đồng/MB”
Các mạng di động lớn lại tiếp tục đề xuất điều chỉnh giá cước 3G với lý do, dịch vụ này đang được bán dưới giá thành.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), tại một cuộc tọa đàm mở mới đây về chính sách quản lý đối với dịch vụ OTT cho rằng, khi bắt tay vào làm 3G các nhà mạng đã đầu tư rất lớn, tuy nhiên, thời gian đầu phải bán dưới giá thành để thu hút khách hàng.
Theo ông Hùng, khi đó, các nhà mạng tính toán 3G sẽ tạo ra nguồn doanh thu mới bên cạnh doanh thu từ mạng 2G và chỉ dùng khoản chi phí tăng thêm để tính giá thành, nên đã tính theo giá trị cận biên.
“Nhưng hiện 3G đã dần thay thế 2G, và tất cả chi phí cho 2G thì 3G phải gánh, vì thế nhà mạng phải tính chuyện tăng giá cước”, Phó tổng giám đốc Viettel nói.
Trong khi đó, mạng MobiFone tính toán, với suất vốn đầu tư bỏ ra thì phải bán giá trung bình là 400 - 500 đồng/MB mới hợp lý. “Tuy nhiên, chúng tôi đang bán giá rất thấp, tính trung bình chỉ 60 - 80 đồng/MB. Giá cước 3G hiện nay của MobiFone thấp hơn 50% so với giá thành”, ông Nguyễn Đình Chiến, Phó tổng giám đốc Công ty Thông tin di động (VMS - MobiFone) cho hay.
Theo phân tích của ông Chiến, so với các nước trong khu vực thì mức cước 3G của các nhà mạng Việt Nam đang ở mức rất thấp, thấp hơn từ khoảng 40 - 90% và có thể nói là thấp nhất so với các nước trong khu vực. Cụ thể cước 3G của MobiFone rẻ hơn Singapore 30 lần, rẻ hơn cước của Trung Quốc 10 lần, rẻ hơn cước của Malaysia 5 lần.
“Việc tăng giá 3G trong thời gian tới là khó tránh khỏi”, đại diện một nhà mạng lớn cho biết và khẳng định việc bán dưới giá thành là nguyên nhân tăng giá cước 3G. “Việc điều chỉnh cước sẽ được thực hiện từng bước để đảm bảo quyền lợi khách hàng, và giá cước điều chỉnh tới đây vẫn thấp hơn giá thành”.
Trước đây, một số nhà mạng viễn thông đưa ra quan điểm, việc các doanh nghiệp sử dụng hạ tầng mạng 3G để cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí (OTT) đã và đang tác động tiêu cực đến doanh thu của nhà mạng. Điều này phần nào đưa đến dư luận, dự định tăng giá cước 3G là do "tội đồ" OTT.
Tuy nhiên, tại cuộc tọa đàm mở về OTT nói trên, lãnh đạo các nhà mạng đã dịu giọng hơn khi cho rằng, OTT là xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, nên sẵn sàng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), tại một cuộc tọa đàm mở mới đây về chính sách quản lý đối với dịch vụ OTT cho rằng, khi bắt tay vào làm 3G các nhà mạng đã đầu tư rất lớn, tuy nhiên, thời gian đầu phải bán dưới giá thành để thu hút khách hàng.
Theo ông Hùng, khi đó, các nhà mạng tính toán 3G sẽ tạo ra nguồn doanh thu mới bên cạnh doanh thu từ mạng 2G và chỉ dùng khoản chi phí tăng thêm để tính giá thành, nên đã tính theo giá trị cận biên.
“Nhưng hiện 3G đã dần thay thế 2G, và tất cả chi phí cho 2G thì 3G phải gánh, vì thế nhà mạng phải tính chuyện tăng giá cước”, Phó tổng giám đốc Viettel nói.
Trong khi đó, mạng MobiFone tính toán, với suất vốn đầu tư bỏ ra thì phải bán giá trung bình là 400 - 500 đồng/MB mới hợp lý. “Tuy nhiên, chúng tôi đang bán giá rất thấp, tính trung bình chỉ 60 - 80 đồng/MB. Giá cước 3G hiện nay của MobiFone thấp hơn 50% so với giá thành”, ông Nguyễn Đình Chiến, Phó tổng giám đốc Công ty Thông tin di động (VMS - MobiFone) cho hay.
Theo phân tích của ông Chiến, so với các nước trong khu vực thì mức cước 3G của các nhà mạng Việt Nam đang ở mức rất thấp, thấp hơn từ khoảng 40 - 90% và có thể nói là thấp nhất so với các nước trong khu vực. Cụ thể cước 3G của MobiFone rẻ hơn Singapore 30 lần, rẻ hơn cước của Trung Quốc 10 lần, rẻ hơn cước của Malaysia 5 lần.
“Việc tăng giá 3G trong thời gian tới là khó tránh khỏi”, đại diện một nhà mạng lớn cho biết và khẳng định việc bán dưới giá thành là nguyên nhân tăng giá cước 3G. “Việc điều chỉnh cước sẽ được thực hiện từng bước để đảm bảo quyền lợi khách hàng, và giá cước điều chỉnh tới đây vẫn thấp hơn giá thành”.
Trước đây, một số nhà mạng viễn thông đưa ra quan điểm, việc các doanh nghiệp sử dụng hạ tầng mạng 3G để cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí (OTT) đã và đang tác động tiêu cực đến doanh thu của nhà mạng. Điều này phần nào đưa đến dư luận, dự định tăng giá cước 3G là do "tội đồ" OTT.
Tuy nhiên, tại cuộc tọa đàm mở về OTT nói trên, lãnh đạo các nhà mạng đã dịu giọng hơn khi cho rằng, OTT là xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, nên sẵn sàng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT.