Lãng phí ghê gớm nhà đất công
Nhiều địa chỉ nhà đất công đang bị lãng phí thường nằm ở những vị trí đắc địa - có giá trị thương mại rất cao
Nhiều địa chỉ nhà đất công trên địa bàn Tp.HCM do khối trung ương quản lý đang được sử dụng lãng phí, sai mục đích và có nguy cơ thất thoát, dù Thủ tướng đã có Quyết định 09 và sau đó là công văn nhắc nhở về việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước.
Cầu thang nhà khách Văn phòng 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ở số 135 Pasteur, quận 3, tối om. Để lên phòng nghỉ ở lầu hai, ông H. C. N., thủ trưởng một đơn vị thuộc bộ (ở Hà Nội vào Tp.HCM công tác) phải bật điện thoại di động để soi đường. Dưới ánh sáng mập mờ từ cái điện thoại, ông N. quờ quạng một hồi mới mở được ổ khóa phòng. Khi đèn điện bật lên, những vết ố trên tường, mạng nhện trên trần nhà... dội ngay vào mắt khách trọ.
Ông N. nói: “Biết trước phòng ốc thế này mình đã ra khách sạn nghỉ rồi”. Quả là ông N. không biết chất lượng của nhà khách này, vì ông ở Bộ Thủy sản mới về sau khi sáp nhập bộ. Chứ cũng như ông, hôm ấy, ngày 7-9-2007, có rất nhiều quan chức và chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến Tp.HCM để tham dự hội thảo về quy hoạch thủy lợi vùng bán đảo Cà Mau do bộ tổ chức, nhưng nhiều người đã không nghỉ ở nhà khách này.
Nhìn tòa nhà bề thế ngay trung tâm Tp.HCM chỉ có vài phòng leo lắt ánh đèn, ông N., nói: “Quản lý tài sản như thế thì lãng phí quá!” Thật vậy, giá đất tại vị trí nhà khách Văn phòng 2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được các trung tâm định giá bất động sản xác định không dưói bảy cây vàng/mét vuông; giá văn phòng cho thuê khu vực này cũng không dưới 25 đô la Mỹ/mét vuông/tháng... Thế mà lại để “hoang tàn” như thế!
Chưa hết, ngoài nhà khách 135 Pasteur rộng hơn 3.000 mét vuông nói trên, tại Tp.HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn quản lý hơn 30 cơ sở khác - đăng ký làm trụ sở cho các cơ quan trực thuộc - tập trung ở các quận nội thành và hàng chục ngàn mét vuông ở quận Tân Phú. Số liệu thu thập từ các cơ quan chức năng cho thấy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang “trông coi” khoảng 611.000 mét vuông nhà, đất công.
“Chiếm” một lượng nhà đất công khổng lồ như thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thể sử dụng hiệu quả hết số công sản kể trên cũng là điều dễ hiểu. Thực tế có không ít cơ sở được sử dụng lãng phí và cho thuê sai nguyên tắc, như: khu đất 11.000 mét vuông của Công ty Thuốc thú y trung ương 2 (trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1); khu đất hàng chục ngàn mét vuông của Tổng công ty Mía đường 2, Công ty Cao su Đồng Nai... (đường Bến Vân Đồn, quận 4); khu đất 4.600 mét vuông của Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 (đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh)...
Không chỉ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, sử dụng lãng phí và sai mục đích đất công mà hầu như bộ, ngành trung ương nào cũng “cùng chung cảnh ngộ” - đều có văn phòng 2 tại Tp.HCM với diện tích nhà đất rất lớn.
Điển hình tại Phường Đa Kao, quận 1 đã có đến 300 cơ sở nhà đất với 334.000 mét vuông do các bộ, ngành trung ương quản lý. Một cán bộ phường Đa Kao cho biết, không ít mặt bằng trong số cơ sở này (không sử dụng hết) được cơ quan quản lý “phân chia” cho tư nhân thuê.
Và điều ai cũng nhận thấy là những cơ sở nhà đất này thường nằm ở những vị trí đắc địa – có giá trị thương mại rất cao. Như Văn phòng 2 Bộ Giao thông Vận tải nằm ở khu cao ốc 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ước tính giá đất không dưới 10 lượng vàng một mét vuông.
Văn phòng 2 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tòa biệt thự trong khuôn viên cây xanh tuyệt đẹp trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Văn phòng 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo rộng hàng ngàn mét vuông ngay vòng xoay hồ Con Rùa. Căn nhà bề thế nhưng vắng lặng ở số 45 Trần Cao Vân, quận 1, là Văn phòng 2 của Bộ Công nghiệp...
Ngoài trụ sở văn phòng 2, tại Tp.HCM, các bộ, ngành trung ương còn quản lý rất nhiều cơ sở đất công khác nữa. Dẫn đầu là Bộ Giao thông Vận tải với hơn 1,5 triệu mét vuông nhà đất. Tiếp đến là Bộ Công thương với khoảng 1,2 triệu mét vuông. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng thứ ba với 611.000 mét vuông. Các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế... đều quản lý không dưới 200.000 mét vuông.
Tổng diện tích đất mà các bộ, ngành trung ương quản lý, sử dụng tại Tp.HCM là gần 6,4 triệu mét vuông, theo số liệu điều tra, thống kê của Chính phủ. Nếu số nhà đất công này được phát mại thì Nhà nước sẽ thu hàng chục tỉ đô la Mỹ; đồng thời khi có thể uốn nắn lại thị trường bất động sản của Tp.HCM đang vận hành một cách rất bất thường.
Thu hồi không dễ?
Chuyện quản lý và sử dụng đất công của các bộ, ngành trung ương tại Tp.HCM bắt đầu từ sau ngày thống nhất đất nước. Theo ông Diệp Văn Sơn, nguyên Vụ phó phụ trách phía Nam, Bộ Nội vụ, nguồn gốc trụ sở của văn phòng 2 các bộ là trụ sở của các bộ thuộc chính quyền Sài Gòn cũ. Trước đây, các trụ sở này phục vụ cho cả một bộ, nay chỉ phục vụ cho một bộ phận nhỏ của bộ là văn phòng 2, tương đương với một vụ, nên rất dễ nhận thấy sự lãng phí tài sản công rất lớn.
Điều đáng nói là hiện tượng lãng phí và sử dụng sai mục đích nhà đất công kéo dài đã mấy chục năm, đến tận hôm nay (phần lớn diện tích dôi dư thường sử dụng vào mục đích sinh lợi, thiếu minh bạch).
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi còn đương chức, từng đề cập đến sự lãng phí khủng khiếp trong việc sử dụng đất công của các văn phòng 2 này. Và để khắc phục, Thường trực Chính phủ thời đó đã thống nhất chủ trương giải thể các văn phòng 2 của các bộ để tập trung về một nơi, nhằm thu hồi và sử dụng khối công sản nhà đất khổng lồ này có hiệu quả hơn.
Cuối năm 1995, tòa cao ốc 22 tầng (dự kiến sẽ là trung tâm điều hành chung cho các bộ tại phía Nam) được khởi công trên diện tích hơn 6.000 mét vuông tại số 1-5 Lê Duẩn, quận 1. Đến đầu năm 1998, cao ốc vừa xong phần thô (định hình phần khung nhà và phòng ốc) thì nhân sự Chính phủ và các bộ có sự thay đổi. Nhiều bộ, ngành đang sử dụng cơ ngơi văn phòng 2 rộng rãi đã tỏ thái độ không mặn với chủ trương “cùng nhau vào một chỗ”.
Vậy là kế hoạch thu hồi nhà đất công của các văn phòng 2 bất thành. Việc thi công cao ốc 22 tầng bị đình trệ gây lãng phí hàng chục tỉ đồng. Cuối cùng, công trình này được “nhượng” lại cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam làm Trung tâm điều hành Dầu khí phía Nam. Nhưng mãi đến đầu năm 2007, cao ốc này mới được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của cao ốc này đang được dành làm văn phòng cho thuê; trong khi văn phòng 2 các bộ vẫn sử dụng lãnh địa riêng “màu mỡ” của mình.
Có thể nói, một chủ trương đúng đã bị phá sản vì lợi ích cục bộ của các bộ, ngành. Tuy nhiên, để kiểm soát việc sử dụng nhà đất công tại các văn phòng 2, năm 2001, Chính phủ ban hành Quyết định 80: yêu cầu các cơ quan phải khai báo nhà đất công do mình quản lý và phương án sử dụng. Thế nhưng nhiều đơn vị vẫn chưa chịu báo cáo và hàng triệu mét vuông nhà đất công vẫn tiếp tục sử dụng lãng phí và sai mục đích.
Đầu năm 2007, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 09 yêu cầu sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước. Tp.HCM đã thành lập Ban chỉ đạo 09 để thực hiện việc xử lý và sắp xếp lại nhà đất theo quyết định này. Theo báo cáo tiến độ thực hiện của Tổ chuyên viên 09, đến ngày 31/10/2007, tổng số cơ sở nhà đất theo báo cáo kê khai của các cơ quan đơn vị trung ương và địa phương là 10.482; trong đó khối thành phố 8.433 cơ sở, khối trung ương 2.049 cơ sở.
Theo một thành viên của Ban chỉ đạo 09, đến nay, các cơ quan đơn vị khối thành phố đã kê khai gần hết số nhà đất mà họ đang quản lý, sử dụng; nhưng khối trung ương vẫn còn một số cơ quan đơn vị chưa kê khai. Có thể nói, việc xử lý và sắp xếp lại nhà đất vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu. Cụ thể, UBND Tp.HCM và Bộ Tài chính mới phê duyệt 3.483/10.482 cơ sở nhà đất, nhưng chủ yếu là nhà đất khối thành phố, khối trung ương chỉ mới có 227 địa chỉ.
Ông Trần Nam Trang, Trưởng phòng Công sản Sở Tài chính Tp.HCM kiêm Tổ trưởng Tổ chuyên viên 09 cho rằng, về nguyên tắc, khi rà soát lại các địa chỉ nhà đất công nếu phát hiện nhà đất này đang được sử dụng lãng phí và sai mục đích thì Ban chỉ đạo 09 đề xuất thu hồi.
“Đối với nhà đất công thuộc khối thành phố thì việc thu hồi dễ thực hiện; còn khối trung ương thì rất khó khăn, vì phải có ý kiến của bộ chủ quản và Bộ Tài chính”, ông Trang nói. Theo ông Trang, đến nay cũng đã thu hồi được một số cơ sở nhà đất khối trung ương nhưng do thuyết phục, “năn nỉ” là chính (thực tế chỉ thuyết phục được những trường hợp thu hồi đất để xây trường học, sử dụng vào mục đích công cộng...).
Báo cáo của Tổ chuyên viên 09 cũng cho thấy đến nay mới có 62 cơ sở bị sử dụng lãng phí, sai mục đích đã được thu hồi trong số 94 cơ sở đã có quyết định thu hồi. Nhiều trường hợp có quyết định thu hồi nhưng chưa thực hiện được vì đơn vị bị thu hồi có đơn đề nghị xem xét lại, có khiếu nại của đối tượng đang thuê trực tiếp sử dụng, do bị lấn chiếm...
Coi chừng thất thoát
Quyết định 09 đang được triển khai nhưng không điều chỉnh đối với nhà đất quốc phòng (công an, quân đội), nhà đất của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần và nhà đất của Văn phòng Trung ương Đảng.
Trên thực tế nhiều khu đất (được cho là đất quốc phòng) đang được cho thuê khá nhộn nhịp, như khu đất của hải quân trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh (trở thành phố ẩm thực); hàng ngàn mét vuông đất quốc phòng trên đường Tô Hiến Thành đang cho Công ty T.T thuê, một phần đất quốc phòng trên đường Cách Mạng Tháng 8 trở thành Câu lạc bộ Lan Anh... Và có cả những khu đất đã và đang được chuyển từ “công sang tư” như khu nhà ở một bên Câu lạc bộ Lan Anh, khu đất trại giam Bình Hưng Hòa...
Điều đáng cảnh báo hơn là cách lách của các doanh nghiệp Nhà nước trong việc biến nhà đất công đang chịu sự điều chỉnh của Quyết định 09 thành nhà đất không chịu sự điều chỉnh của quyết định này. Đơn cử như chuyện của tập đoàn Điện lực (EVN).
Giữa tháng 10/2007, EVN có văn bản xin Bộ Tài chính và UBND Tp.HCM được tiếp tục sử dụng 1.287.132 mét vuông đất trong tổng thể 1.295.037 mét vuông đất tại Tp.HCM mà công ty này đang quản lý (EVN đề nghị chuyển giao cho ngành nhà đất quản lý 5.940 mét vuông đất đã biến thành nhà ở và 1.965 mét vuông sử dụng không hết công suất).
Nếu Bộ Tài chính và UBND Tp.HCM chấp thuận đề xuất của EVN thì những khu nhà đất nói trên của EVN sẽ không phải chịu sự điều chỉnh của Quyết định 09 nữa vì đã có sự góp vốn của tư nhân. Vậy lợi nhuận thu được từ đất công ấy không còn chỉ quay trở về ngân quỹ Nhà nước!Lúc đó sự lãng phí và thất thoát sẽ bị nhân lên gấp bội lần.
* Tổng diện tích đất mà các bộ, ngành trung ương quản lý, sử dụng tại Tp.HCM là gần 6,4 triệu mét vuông, theo số liệu điều tra, thống kê của Chính phủ. Nếu số nhà đất công sản này được phát mại thì Nhà nước sẽ thu ngân sách hàng chục tỉ đô la Mỹ.
Cầu thang nhà khách Văn phòng 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ở số 135 Pasteur, quận 3, tối om. Để lên phòng nghỉ ở lầu hai, ông H. C. N., thủ trưởng một đơn vị thuộc bộ (ở Hà Nội vào Tp.HCM công tác) phải bật điện thoại di động để soi đường. Dưới ánh sáng mập mờ từ cái điện thoại, ông N. quờ quạng một hồi mới mở được ổ khóa phòng. Khi đèn điện bật lên, những vết ố trên tường, mạng nhện trên trần nhà... dội ngay vào mắt khách trọ.
Ông N. nói: “Biết trước phòng ốc thế này mình đã ra khách sạn nghỉ rồi”. Quả là ông N. không biết chất lượng của nhà khách này, vì ông ở Bộ Thủy sản mới về sau khi sáp nhập bộ. Chứ cũng như ông, hôm ấy, ngày 7-9-2007, có rất nhiều quan chức và chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến Tp.HCM để tham dự hội thảo về quy hoạch thủy lợi vùng bán đảo Cà Mau do bộ tổ chức, nhưng nhiều người đã không nghỉ ở nhà khách này.
Nhìn tòa nhà bề thế ngay trung tâm Tp.HCM chỉ có vài phòng leo lắt ánh đèn, ông N., nói: “Quản lý tài sản như thế thì lãng phí quá!” Thật vậy, giá đất tại vị trí nhà khách Văn phòng 2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được các trung tâm định giá bất động sản xác định không dưói bảy cây vàng/mét vuông; giá văn phòng cho thuê khu vực này cũng không dưới 25 đô la Mỹ/mét vuông/tháng... Thế mà lại để “hoang tàn” như thế!
Chưa hết, ngoài nhà khách 135 Pasteur rộng hơn 3.000 mét vuông nói trên, tại Tp.HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn quản lý hơn 30 cơ sở khác - đăng ký làm trụ sở cho các cơ quan trực thuộc - tập trung ở các quận nội thành và hàng chục ngàn mét vuông ở quận Tân Phú. Số liệu thu thập từ các cơ quan chức năng cho thấy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang “trông coi” khoảng 611.000 mét vuông nhà, đất công.
“Chiếm” một lượng nhà đất công khổng lồ như thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thể sử dụng hiệu quả hết số công sản kể trên cũng là điều dễ hiểu. Thực tế có không ít cơ sở được sử dụng lãng phí và cho thuê sai nguyên tắc, như: khu đất 11.000 mét vuông của Công ty Thuốc thú y trung ương 2 (trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1); khu đất hàng chục ngàn mét vuông của Tổng công ty Mía đường 2, Công ty Cao su Đồng Nai... (đường Bến Vân Đồn, quận 4); khu đất 4.600 mét vuông của Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 (đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh)...
Không chỉ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, sử dụng lãng phí và sai mục đích đất công mà hầu như bộ, ngành trung ương nào cũng “cùng chung cảnh ngộ” - đều có văn phòng 2 tại Tp.HCM với diện tích nhà đất rất lớn.
Điển hình tại Phường Đa Kao, quận 1 đã có đến 300 cơ sở nhà đất với 334.000 mét vuông do các bộ, ngành trung ương quản lý. Một cán bộ phường Đa Kao cho biết, không ít mặt bằng trong số cơ sở này (không sử dụng hết) được cơ quan quản lý “phân chia” cho tư nhân thuê.
Và điều ai cũng nhận thấy là những cơ sở nhà đất này thường nằm ở những vị trí đắc địa – có giá trị thương mại rất cao. Như Văn phòng 2 Bộ Giao thông Vận tải nằm ở khu cao ốc 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ước tính giá đất không dưới 10 lượng vàng một mét vuông.
Văn phòng 2 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tòa biệt thự trong khuôn viên cây xanh tuyệt đẹp trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Văn phòng 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo rộng hàng ngàn mét vuông ngay vòng xoay hồ Con Rùa. Căn nhà bề thế nhưng vắng lặng ở số 45 Trần Cao Vân, quận 1, là Văn phòng 2 của Bộ Công nghiệp...
Ngoài trụ sở văn phòng 2, tại Tp.HCM, các bộ, ngành trung ương còn quản lý rất nhiều cơ sở đất công khác nữa. Dẫn đầu là Bộ Giao thông Vận tải với hơn 1,5 triệu mét vuông nhà đất. Tiếp đến là Bộ Công thương với khoảng 1,2 triệu mét vuông. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng thứ ba với 611.000 mét vuông. Các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế... đều quản lý không dưới 200.000 mét vuông.
Tổng diện tích đất mà các bộ, ngành trung ương quản lý, sử dụng tại Tp.HCM là gần 6,4 triệu mét vuông, theo số liệu điều tra, thống kê của Chính phủ. Nếu số nhà đất công này được phát mại thì Nhà nước sẽ thu hàng chục tỉ đô la Mỹ; đồng thời khi có thể uốn nắn lại thị trường bất động sản của Tp.HCM đang vận hành một cách rất bất thường.
Thu hồi không dễ?
Chuyện quản lý và sử dụng đất công của các bộ, ngành trung ương tại Tp.HCM bắt đầu từ sau ngày thống nhất đất nước. Theo ông Diệp Văn Sơn, nguyên Vụ phó phụ trách phía Nam, Bộ Nội vụ, nguồn gốc trụ sở của văn phòng 2 các bộ là trụ sở của các bộ thuộc chính quyền Sài Gòn cũ. Trước đây, các trụ sở này phục vụ cho cả một bộ, nay chỉ phục vụ cho một bộ phận nhỏ của bộ là văn phòng 2, tương đương với một vụ, nên rất dễ nhận thấy sự lãng phí tài sản công rất lớn.
Điều đáng nói là hiện tượng lãng phí và sử dụng sai mục đích nhà đất công kéo dài đã mấy chục năm, đến tận hôm nay (phần lớn diện tích dôi dư thường sử dụng vào mục đích sinh lợi, thiếu minh bạch).
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi còn đương chức, từng đề cập đến sự lãng phí khủng khiếp trong việc sử dụng đất công của các văn phòng 2 này. Và để khắc phục, Thường trực Chính phủ thời đó đã thống nhất chủ trương giải thể các văn phòng 2 của các bộ để tập trung về một nơi, nhằm thu hồi và sử dụng khối công sản nhà đất khổng lồ này có hiệu quả hơn.
Cuối năm 1995, tòa cao ốc 22 tầng (dự kiến sẽ là trung tâm điều hành chung cho các bộ tại phía Nam) được khởi công trên diện tích hơn 6.000 mét vuông tại số 1-5 Lê Duẩn, quận 1. Đến đầu năm 1998, cao ốc vừa xong phần thô (định hình phần khung nhà và phòng ốc) thì nhân sự Chính phủ và các bộ có sự thay đổi. Nhiều bộ, ngành đang sử dụng cơ ngơi văn phòng 2 rộng rãi đã tỏ thái độ không mặn với chủ trương “cùng nhau vào một chỗ”.
Vậy là kế hoạch thu hồi nhà đất công của các văn phòng 2 bất thành. Việc thi công cao ốc 22 tầng bị đình trệ gây lãng phí hàng chục tỉ đồng. Cuối cùng, công trình này được “nhượng” lại cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam làm Trung tâm điều hành Dầu khí phía Nam. Nhưng mãi đến đầu năm 2007, cao ốc này mới được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của cao ốc này đang được dành làm văn phòng cho thuê; trong khi văn phòng 2 các bộ vẫn sử dụng lãnh địa riêng “màu mỡ” của mình.
Có thể nói, một chủ trương đúng đã bị phá sản vì lợi ích cục bộ của các bộ, ngành. Tuy nhiên, để kiểm soát việc sử dụng nhà đất công tại các văn phòng 2, năm 2001, Chính phủ ban hành Quyết định 80: yêu cầu các cơ quan phải khai báo nhà đất công do mình quản lý và phương án sử dụng. Thế nhưng nhiều đơn vị vẫn chưa chịu báo cáo và hàng triệu mét vuông nhà đất công vẫn tiếp tục sử dụng lãng phí và sai mục đích.
Đầu năm 2007, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 09 yêu cầu sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước. Tp.HCM đã thành lập Ban chỉ đạo 09 để thực hiện việc xử lý và sắp xếp lại nhà đất theo quyết định này. Theo báo cáo tiến độ thực hiện của Tổ chuyên viên 09, đến ngày 31/10/2007, tổng số cơ sở nhà đất theo báo cáo kê khai của các cơ quan đơn vị trung ương và địa phương là 10.482; trong đó khối thành phố 8.433 cơ sở, khối trung ương 2.049 cơ sở.
Theo một thành viên của Ban chỉ đạo 09, đến nay, các cơ quan đơn vị khối thành phố đã kê khai gần hết số nhà đất mà họ đang quản lý, sử dụng; nhưng khối trung ương vẫn còn một số cơ quan đơn vị chưa kê khai. Có thể nói, việc xử lý và sắp xếp lại nhà đất vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu. Cụ thể, UBND Tp.HCM và Bộ Tài chính mới phê duyệt 3.483/10.482 cơ sở nhà đất, nhưng chủ yếu là nhà đất khối thành phố, khối trung ương chỉ mới có 227 địa chỉ.
Ông Trần Nam Trang, Trưởng phòng Công sản Sở Tài chính Tp.HCM kiêm Tổ trưởng Tổ chuyên viên 09 cho rằng, về nguyên tắc, khi rà soát lại các địa chỉ nhà đất công nếu phát hiện nhà đất này đang được sử dụng lãng phí và sai mục đích thì Ban chỉ đạo 09 đề xuất thu hồi.
“Đối với nhà đất công thuộc khối thành phố thì việc thu hồi dễ thực hiện; còn khối trung ương thì rất khó khăn, vì phải có ý kiến của bộ chủ quản và Bộ Tài chính”, ông Trang nói. Theo ông Trang, đến nay cũng đã thu hồi được một số cơ sở nhà đất khối trung ương nhưng do thuyết phục, “năn nỉ” là chính (thực tế chỉ thuyết phục được những trường hợp thu hồi đất để xây trường học, sử dụng vào mục đích công cộng...).
Báo cáo của Tổ chuyên viên 09 cũng cho thấy đến nay mới có 62 cơ sở bị sử dụng lãng phí, sai mục đích đã được thu hồi trong số 94 cơ sở đã có quyết định thu hồi. Nhiều trường hợp có quyết định thu hồi nhưng chưa thực hiện được vì đơn vị bị thu hồi có đơn đề nghị xem xét lại, có khiếu nại của đối tượng đang thuê trực tiếp sử dụng, do bị lấn chiếm...
Coi chừng thất thoát
Quyết định 09 đang được triển khai nhưng không điều chỉnh đối với nhà đất quốc phòng (công an, quân đội), nhà đất của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần và nhà đất của Văn phòng Trung ương Đảng.
Trên thực tế nhiều khu đất (được cho là đất quốc phòng) đang được cho thuê khá nhộn nhịp, như khu đất của hải quân trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh (trở thành phố ẩm thực); hàng ngàn mét vuông đất quốc phòng trên đường Tô Hiến Thành đang cho Công ty T.T thuê, một phần đất quốc phòng trên đường Cách Mạng Tháng 8 trở thành Câu lạc bộ Lan Anh... Và có cả những khu đất đã và đang được chuyển từ “công sang tư” như khu nhà ở một bên Câu lạc bộ Lan Anh, khu đất trại giam Bình Hưng Hòa...
Điều đáng cảnh báo hơn là cách lách của các doanh nghiệp Nhà nước trong việc biến nhà đất công đang chịu sự điều chỉnh của Quyết định 09 thành nhà đất không chịu sự điều chỉnh của quyết định này. Đơn cử như chuyện của tập đoàn Điện lực (EVN).
Giữa tháng 10/2007, EVN có văn bản xin Bộ Tài chính và UBND Tp.HCM được tiếp tục sử dụng 1.287.132 mét vuông đất trong tổng thể 1.295.037 mét vuông đất tại Tp.HCM mà công ty này đang quản lý (EVN đề nghị chuyển giao cho ngành nhà đất quản lý 5.940 mét vuông đất đã biến thành nhà ở và 1.965 mét vuông sử dụng không hết công suất).
Nếu Bộ Tài chính và UBND Tp.HCM chấp thuận đề xuất của EVN thì những khu nhà đất nói trên của EVN sẽ không phải chịu sự điều chỉnh của Quyết định 09 nữa vì đã có sự góp vốn của tư nhân. Vậy lợi nhuận thu được từ đất công ấy không còn chỉ quay trở về ngân quỹ Nhà nước!Lúc đó sự lãng phí và thất thoát sẽ bị nhân lên gấp bội lần.
* Tổng diện tích đất mà các bộ, ngành trung ương quản lý, sử dụng tại Tp.HCM là gần 6,4 triệu mét vuông, theo số liệu điều tra, thống kê của Chính phủ. Nếu số nhà đất công sản này được phát mại thì Nhà nước sẽ thu ngân sách hàng chục tỉ đô la Mỹ.