Lãnh đạo EU mỉa mai các thủ lĩnh Brexit “bỏ chạy”
“Những người yêu nước không bỏ đi khi mọi thứ trở nên khó khăn, mà họ ở lại”
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã lên tiếng chỉ trích Boris Johnson và Nigel Farage - hai thủ lĩnh phe Brexit, những người muốn nước Anh rút khỏi EU - về việc hai người này “bỏ của chạy lấy người” khi mọi chuyện trở nên khó khăn.
“Những người hùng Brexit của ngày hôm qua giờ đã trở thành những người hùng Brexit buồn của ngày hôm nay”, hãng tin BBC dẫn lời ông Juncker phát biểu trước Nghị viện Châu Âu ngày 5/7.
Nhiều nghị sỹ châu Âu cũng bày tỏ sự bất bình trước việc cử tri Anh hôm 23/6 bỏ phiếu chọn rời bỏ Liên minh Châu Âu (EU).
Trong bài phát biểu, ông Juncker nói rằng các thủ lĩnh Brexit là “những người dân tộc chủ nghĩa thoái lui”. “Những người yêu nước không bỏ đi khi mọi thứ trở nên khó khăn, mà họ ở lại”, Chủ tịch EC nói với các thành viên Nghị viện Châu Âu ở Strasboug, Pháp.
Ông Juncker cũng nói ông không hiểu vì sao phe Brexit ở Anh còn chần chừ chưa chịu khởi động quy trình chính thức ra khỏi EU.
“Thay vì phát triển kế hoạch, họ lại rời bỏ con tàu”, ông Juncker nói.
Hôm thứ Năm tuần trước, ông Boris Johnson, cựu thị trưởng London và là một thủ lĩnh Brexit, gây bất ngờ khi tuyên bố rút khỏi cuộc đua giành vị trí người đứng đầu Đảng Bảo thủ cầm quyền. Trước đó, ông Johnson được coi là một ứng cử viên sáng giá để thay thế ông David Cameron trên cương vị thủ lĩnh Đảng Bảo thủ và Thủ tướng Anh.
Tiếp đó, vào hôm thứ Hai tuần này, ông Nigel Farage, một thủ lĩnh khác của Brexit, tuyên bố từ chức thủ lĩnh Đảng Độc lập Anh (UKIP) để “trở về với cuộc sống bình thường”. Ông Farage nói rằng mục tiêu của ông khi tham gia chính trường là đưa Anh ra khỏi EU, và giờ đây khi mục tiêu đó hoàn thành cũng là lúc ông rời chính trường.
Về phần mình, Thủ tướng Cameron đã tuyên bố từ chức hôm 24/6, sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được công bố với chiến thắng nghiêng về phe Brexit. Trước đó, ông Cameron đã dẫn đầu chiến dịch vận động Anh ở lại trong EU.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói với Nghị viện Châu Âu rằng cuộc bỏ phiếu Brexit là một điều “vô cùng không may”, đặc biệt là với nước Anh. “Nước này giờ đây đã suy sụp, cả về chính trị, kinh tế, tiền tệ và hiến pháp, và họ sẽ phải mất nhiều năm để thoát ra khỏi đống lộn xộn này”, ông Rutte nói.
Trong khi đó, thủ lĩnh phái tự do trong Nghị viện châu Âu, cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt, đã chỉ trích Hội đồng châu Âu - diễn đàn nơi các chính phủ thành viên EU quyết định chính sách của khối.
Ông Verhofstadt nói phản ứng của Hội đồng châu Âu đối với Brexit là “chúng ta không nên thay đổi điều gì, cứ thực thi các chính sách hiện có của châu Âu”. “Tôi cảm thấy điều này thật gây sốc và vô trách nhiệm”, ông Verhofstadt nói đầy giận dữ.
Theo ông Verhofstadt, đã có những tín hiệu cảnh báo đối với EU từ các cuộc trưng cầu dân ý trước đây ở Đan Mạch và Hà Lan.
“Các ngài còn đợi điều gì? Khi nào thì Hội đồng mới nhận thức được dạng EU mà các ngài không thể bảo vệ thệ được nữa. Châu Âu cần phải được cải tổ. Các công dân của châu Âu không chống lại châu Âu, họ chỉ chống lại kiểu châu Âu này”, ông Verhofstadt nói.
“Những người hùng Brexit của ngày hôm qua giờ đã trở thành những người hùng Brexit buồn của ngày hôm nay”, hãng tin BBC dẫn lời ông Juncker phát biểu trước Nghị viện Châu Âu ngày 5/7.
Nhiều nghị sỹ châu Âu cũng bày tỏ sự bất bình trước việc cử tri Anh hôm 23/6 bỏ phiếu chọn rời bỏ Liên minh Châu Âu (EU).
Trong bài phát biểu, ông Juncker nói rằng các thủ lĩnh Brexit là “những người dân tộc chủ nghĩa thoái lui”. “Những người yêu nước không bỏ đi khi mọi thứ trở nên khó khăn, mà họ ở lại”, Chủ tịch EC nói với các thành viên Nghị viện Châu Âu ở Strasboug, Pháp.
Ông Juncker cũng nói ông không hiểu vì sao phe Brexit ở Anh còn chần chừ chưa chịu khởi động quy trình chính thức ra khỏi EU.
“Thay vì phát triển kế hoạch, họ lại rời bỏ con tàu”, ông Juncker nói.
Hôm thứ Năm tuần trước, ông Boris Johnson, cựu thị trưởng London và là một thủ lĩnh Brexit, gây bất ngờ khi tuyên bố rút khỏi cuộc đua giành vị trí người đứng đầu Đảng Bảo thủ cầm quyền. Trước đó, ông Johnson được coi là một ứng cử viên sáng giá để thay thế ông David Cameron trên cương vị thủ lĩnh Đảng Bảo thủ và Thủ tướng Anh.
Tiếp đó, vào hôm thứ Hai tuần này, ông Nigel Farage, một thủ lĩnh khác của Brexit, tuyên bố từ chức thủ lĩnh Đảng Độc lập Anh (UKIP) để “trở về với cuộc sống bình thường”. Ông Farage nói rằng mục tiêu của ông khi tham gia chính trường là đưa Anh ra khỏi EU, và giờ đây khi mục tiêu đó hoàn thành cũng là lúc ông rời chính trường.
Về phần mình, Thủ tướng Cameron đã tuyên bố từ chức hôm 24/6, sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được công bố với chiến thắng nghiêng về phe Brexit. Trước đó, ông Cameron đã dẫn đầu chiến dịch vận động Anh ở lại trong EU.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói với Nghị viện Châu Âu rằng cuộc bỏ phiếu Brexit là một điều “vô cùng không may”, đặc biệt là với nước Anh. “Nước này giờ đây đã suy sụp, cả về chính trị, kinh tế, tiền tệ và hiến pháp, và họ sẽ phải mất nhiều năm để thoát ra khỏi đống lộn xộn này”, ông Rutte nói.
Trong khi đó, thủ lĩnh phái tự do trong Nghị viện châu Âu, cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt, đã chỉ trích Hội đồng châu Âu - diễn đàn nơi các chính phủ thành viên EU quyết định chính sách của khối.
Ông Verhofstadt nói phản ứng của Hội đồng châu Âu đối với Brexit là “chúng ta không nên thay đổi điều gì, cứ thực thi các chính sách hiện có của châu Âu”. “Tôi cảm thấy điều này thật gây sốc và vô trách nhiệm”, ông Verhofstadt nói đầy giận dữ.
Theo ông Verhofstadt, đã có những tín hiệu cảnh báo đối với EU từ các cuộc trưng cầu dân ý trước đây ở Đan Mạch và Hà Lan.
“Các ngài còn đợi điều gì? Khi nào thì Hội đồng mới nhận thức được dạng EU mà các ngài không thể bảo vệ thệ được nữa. Châu Âu cần phải được cải tổ. Các công dân của châu Âu không chống lại châu Âu, họ chỉ chống lại kiểu châu Âu này”, ông Verhofstadt nói.