Thủ lĩnh Brexit bất ngờ “chạy” khỏi cuộc đua chức Thủ tướng Anh
Diễn biến chính trị bất ngờ lớn nhất ở Anh kể từ khi ông Cameron tuyên bố từ chức
Cựu thị trưởng London Boris Johnson, ứng cử viên sáng giá cho việc thay thế ông David Cameron trên cương vị Thủ tướng Anh, bất ngờ tuyên bố rút khỏi cuộc chạy đua chức vụ này vào ngày 30/6.
Động thái gây sốc này được đưa ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi ông Johnson tham gia dẫn đầu chiến dịch vận động người Anh bỏ phiếu cho việc nước này rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Theo hãng tin Reuters, tuyên bố của ông Johnson được đưa ra trong một khán phòng chật kín các nhà báo và người ủng hộ ông, được coi là diễn biến chính trị bất ngờ lớn nhất ở Anh kể từ khi ông Cameron tuyên bố từ chức vào hôm thứ Sáu tuần trước, sau khi cử tri Anh chọn Brexit.
Sự rút lui của ông Johnson đưa bà Theresa May, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, một người ủng hộ Anh ở lại EU, trở thành ứng cử viên hàng đầu mới cho cương vị người đứng đầu Chính phủ nước này.
Bà May tuyên bố ứng cử Thủ tướng Anh vào sáng ngày thứ Năm theo giờ Anh, với lời hứa sẽ thực hiện nguyện vọng của các cử tri bỏ phiếu cho Brexit, cho dù trước cuộc trưng cầu dân ý bà là người chống Brexit.
“Brexit có nghĩa là Brexit”, bà May phát biểu tại một cuộc họp báo. “Chiến dịch vận động đã diễn ra, cuộc bỏ phiếu đã được thực hiện, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là cao, và dân chúng đã đưa ra quyết định của họ. Không được có thêm nỗ lực nào để ở lại trong EU, để gia nhập lại EU bằng ‘cửa sau’ hay một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai”.
Ông Johnson nhận thấy cơ hội thắng cử Thủ tướng Anh của ông suy giảm sau khi một đồng minh trong chiến dịch Brexit là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Michael Gove quay lưng lại với ông và tuyên bố cũng tranh cử Thủ tướng.
“Tôi phải nói với các bạn, những người đã kiên nhẫn chờ đợi phần cốt lõi của bài phát biểu này, rằng sau khi tham khảo ý kiến đồng nghiệp và xem xét tình hình trong Quốc hội, tôi kết luận rằng người đó không thể là tôi”, ông Johnson nói.
Những người ủng hộ ông Johnson trong Quốc hội Anh đã sửng sốt trước tuyên bố này. Trước đó họ tập trung tại cuộc họp báo với hy vọng sẽ nghe ông Johnson tuyên bố chính thức tranh cử Thủ tướng.
Ông Gove, một người bạn thân của ông Cameron bất chấp những bất đồng với Thủ tướng xung quanh vấn đề EU, trước đây tuyên bố sẽ ủng hộ ông Johnson. Tuy nhiên, trong một bài báo đăng ngày thứ Năm, ông Gove nói ông đã “kết luận rằng Johnson không thể lãnh đạo hay xây dựng được đội ngũ cho nhiệm vụ sắp tới”.
Các nghị sỹ thuộc Đảng Bảo thủ cầm quyền nói ông Johnson có thể đã “bỏ của chạy lấy người” vì những người ủng hộ ông Cameron trở nên thù hằn với ông vì ông đã thách thức Thủ tướng và ủng hộ phe Brexit.
Ông Johnson, người từng có 8 năm giữ cương vị thị trưởng London, trở thành nạn nhân chính trị mới nhất trong cuộc đấu đá nội bộ của đảng cầm quyền ở Anh - cuộc đấu xuất phát từ quyết định của ông Cameron về tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về địa vị thành viên của nước Anh trong EU. Vấn đề EU đã gây chia rẽ nội bộ Đảng Bảo thủ suốt nhiều thập niên và giờ đây còn chia rẽ cả nước Anh.
Công Đảng đối lập hiện cũng đang đứng trước nguy cơ một cuộc đấu quyền lực, khi các nghị sỹ thuộc đảng này đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với thủ lĩnh cánh tả Jeremy Corbyn. Tuy nhiên, ông Corbyn từ chối từ chức lãnh đạo Công Đảng.
Khoảng trống quyền lực cùng lúc tại cả hai chính đảng lớn của Anh đã làm gia tăng thêm sự bất ổn chính trị vào thời điểm mà nước này đứng trước sự thay đổi hiến pháp lớn nhất trong nhiều thập niên.
Trên mạng xã hội, nhiều người đã chế nhạo sự rút lui của ông Johnson. “Tất cả bọn họ đều tháo chạy. Họ không muốn trở thành thuyền trưởng của một con tàu đang chìm dần”, một bình luận nhận được nhiều lượt thích trên trang Facebook của tờ New York Times.
“Này, mẹ ông không dạy ông là nếu ông bày bừa thì ông phải dọn sạch sao?”, một người khác viết.
“Ông ta muốn một người khác dọn sạch đống lộn xộn của ông ta, sau đó quay lại và nhận công trong khi đổ lỗi cho bên kia”, một bình luận nữa nhằm vào ông Johnson.
Thậm chí, có người còn cảnh báo nước Mỹ: “Hỡi nước Mỹ, làm ơn đừng mắc sai lầm tương tự!”. Có thể xem đây là một cảnh báo ngầm nhằm vào Donald Trump, ứng viên Tổng thống Mỹ gây tranh cãi với những tuyên bố như xây tường chắn biên giới với Mexico hay cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ.
Động thái gây sốc này được đưa ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi ông Johnson tham gia dẫn đầu chiến dịch vận động người Anh bỏ phiếu cho việc nước này rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Theo hãng tin Reuters, tuyên bố của ông Johnson được đưa ra trong một khán phòng chật kín các nhà báo và người ủng hộ ông, được coi là diễn biến chính trị bất ngờ lớn nhất ở Anh kể từ khi ông Cameron tuyên bố từ chức vào hôm thứ Sáu tuần trước, sau khi cử tri Anh chọn Brexit.
Sự rút lui của ông Johnson đưa bà Theresa May, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, một người ủng hộ Anh ở lại EU, trở thành ứng cử viên hàng đầu mới cho cương vị người đứng đầu Chính phủ nước này.
Bà May tuyên bố ứng cử Thủ tướng Anh vào sáng ngày thứ Năm theo giờ Anh, với lời hứa sẽ thực hiện nguyện vọng của các cử tri bỏ phiếu cho Brexit, cho dù trước cuộc trưng cầu dân ý bà là người chống Brexit.
“Brexit có nghĩa là Brexit”, bà May phát biểu tại một cuộc họp báo. “Chiến dịch vận động đã diễn ra, cuộc bỏ phiếu đã được thực hiện, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là cao, và dân chúng đã đưa ra quyết định của họ. Không được có thêm nỗ lực nào để ở lại trong EU, để gia nhập lại EU bằng ‘cửa sau’ hay một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai”.
Ông Johnson nhận thấy cơ hội thắng cử Thủ tướng Anh của ông suy giảm sau khi một đồng minh trong chiến dịch Brexit là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Michael Gove quay lưng lại với ông và tuyên bố cũng tranh cử Thủ tướng.
“Tôi phải nói với các bạn, những người đã kiên nhẫn chờ đợi phần cốt lõi của bài phát biểu này, rằng sau khi tham khảo ý kiến đồng nghiệp và xem xét tình hình trong Quốc hội, tôi kết luận rằng người đó không thể là tôi”, ông Johnson nói.
Những người ủng hộ ông Johnson trong Quốc hội Anh đã sửng sốt trước tuyên bố này. Trước đó họ tập trung tại cuộc họp báo với hy vọng sẽ nghe ông Johnson tuyên bố chính thức tranh cử Thủ tướng.
Ông Gove, một người bạn thân của ông Cameron bất chấp những bất đồng với Thủ tướng xung quanh vấn đề EU, trước đây tuyên bố sẽ ủng hộ ông Johnson. Tuy nhiên, trong một bài báo đăng ngày thứ Năm, ông Gove nói ông đã “kết luận rằng Johnson không thể lãnh đạo hay xây dựng được đội ngũ cho nhiệm vụ sắp tới”.
Các nghị sỹ thuộc Đảng Bảo thủ cầm quyền nói ông Johnson có thể đã “bỏ của chạy lấy người” vì những người ủng hộ ông Cameron trở nên thù hằn với ông vì ông đã thách thức Thủ tướng và ủng hộ phe Brexit.
Ông Johnson, người từng có 8 năm giữ cương vị thị trưởng London, trở thành nạn nhân chính trị mới nhất trong cuộc đấu đá nội bộ của đảng cầm quyền ở Anh - cuộc đấu xuất phát từ quyết định của ông Cameron về tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về địa vị thành viên của nước Anh trong EU. Vấn đề EU đã gây chia rẽ nội bộ Đảng Bảo thủ suốt nhiều thập niên và giờ đây còn chia rẽ cả nước Anh.
Công Đảng đối lập hiện cũng đang đứng trước nguy cơ một cuộc đấu quyền lực, khi các nghị sỹ thuộc đảng này đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với thủ lĩnh cánh tả Jeremy Corbyn. Tuy nhiên, ông Corbyn từ chối từ chức lãnh đạo Công Đảng.
Khoảng trống quyền lực cùng lúc tại cả hai chính đảng lớn của Anh đã làm gia tăng thêm sự bất ổn chính trị vào thời điểm mà nước này đứng trước sự thay đổi hiến pháp lớn nhất trong nhiều thập niên.
Trên mạng xã hội, nhiều người đã chế nhạo sự rút lui của ông Johnson. “Tất cả bọn họ đều tháo chạy. Họ không muốn trở thành thuyền trưởng của một con tàu đang chìm dần”, một bình luận nhận được nhiều lượt thích trên trang Facebook của tờ New York Times.
“Này, mẹ ông không dạy ông là nếu ông bày bừa thì ông phải dọn sạch sao?”, một người khác viết.
“Ông ta muốn một người khác dọn sạch đống lộn xộn của ông ta, sau đó quay lại và nhận công trong khi đổ lỗi cho bên kia”, một bình luận nữa nhằm vào ông Johnson.
Thậm chí, có người còn cảnh báo nước Mỹ: “Hỡi nước Mỹ, làm ơn đừng mắc sai lầm tương tự!”. Có thể xem đây là một cảnh báo ngầm nhằm vào Donald Trump, ứng viên Tổng thống Mỹ gây tranh cãi với những tuyên bố như xây tường chắn biên giới với Mexico hay cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ.