Lãnh đạo ngành hàng không quốc tế họp khẩn sau vụ MH17
Cuộc họp trên sẽ bàn các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro từ các vùng xung đột đối với hoạt động hàng không dân dụng
Theo dự kiến, giới chức ngành hàng không quốc tế sẽ có cuộc họp khẩn tại Montreal, Canada, vào ngày mai (29/7) để bàn về thảm họa rơi chuyến bay MH17 của Malaysia ở miền Đông Ukraine hôm 17/7.
Theo tin từ Reuters, cuộc họp này sẽ có sự tham dự của các quan chức cấp cao đến từ Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), Tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, và Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI).
Hãng tin AFP dẫn một thông cáo của ICAO nói rằng, cuộc họp trên sẽ bàn các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro từ các vùng xung đột đối với hoạt động hàng không dân dụng. Ngoài ra, theo một số nguồn tin thân cận, các bên cũng sẽ thảo luận về vai trò của từng bên tại các vùng không phận bên trên những khu vực có xung đột.
Theo một đại diện của ICAO, vụ MH17 đã làm dấy lên một cuộc tranh luận nội bộ trong tổ chức này về việc, trong tương lai, tổ chức có thể đưa ra sự tư vấn về rủi ro cho các hãng bay. Các nguồn tin cho hay, không rõ liệu cuộc họp tới có đi đến hành động cụ thể nào để tăng cường an toàn bay hay không, bởi vai trò của ICAO - tổ chức thuộc Liên hiệp quốc - khá hạn chế.
Cho đến nay, ICAO không phát cảnh báo về nguy hiểm liên quan tới các cuộc xung đột đối với các chuyến bay. Quyền kiểm soát không phận nằm trong tay các quốc gia thành viên ICAO và các quốc gia có thể không muốn trao quyền này cho ICAO.
Hiện ICAO chưa có cuộc họp nội bộ nào về vụ MH17. Tổ chức này đã từng họp khẩu sau khi một máy bay của Liên Xô bắn rơi một máy bay Hàn Quốc vào năm 1983 và sau vụ một tàu tuần dương của Mỹ bắn một máy bay chở khách của Iran hồi năm 1988.
Chuyến bay MH17 mang theo 298 người đã rơi ở miền Đông Ukraine hôm 17/7 từ độ cao hơn 10km. Ukraine và phương Tây cho rằng, quân ly khai Ukraine đã bắn máy bay bằng tên lửa do Nga cung cấp. Nga và phe ly khai kiên quyết phủ nhận cáo buộc này, đồng thời phe ly khai cáo buộc chính quân đội Ukraine là thủ phạm khiến máy bay rơi.
Theo tin từ Reuters, cuộc họp này sẽ có sự tham dự của các quan chức cấp cao đến từ Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA), Tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, và Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI).
Hãng tin AFP dẫn một thông cáo của ICAO nói rằng, cuộc họp trên sẽ bàn các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro từ các vùng xung đột đối với hoạt động hàng không dân dụng. Ngoài ra, theo một số nguồn tin thân cận, các bên cũng sẽ thảo luận về vai trò của từng bên tại các vùng không phận bên trên những khu vực có xung đột.
Theo một đại diện của ICAO, vụ MH17 đã làm dấy lên một cuộc tranh luận nội bộ trong tổ chức này về việc, trong tương lai, tổ chức có thể đưa ra sự tư vấn về rủi ro cho các hãng bay. Các nguồn tin cho hay, không rõ liệu cuộc họp tới có đi đến hành động cụ thể nào để tăng cường an toàn bay hay không, bởi vai trò của ICAO - tổ chức thuộc Liên hiệp quốc - khá hạn chế.
Cho đến nay, ICAO không phát cảnh báo về nguy hiểm liên quan tới các cuộc xung đột đối với các chuyến bay. Quyền kiểm soát không phận nằm trong tay các quốc gia thành viên ICAO và các quốc gia có thể không muốn trao quyền này cho ICAO.
Hiện ICAO chưa có cuộc họp nội bộ nào về vụ MH17. Tổ chức này đã từng họp khẩu sau khi một máy bay của Liên Xô bắn rơi một máy bay Hàn Quốc vào năm 1983 và sau vụ một tàu tuần dương của Mỹ bắn một máy bay chở khách của Iran hồi năm 1988.
Chuyến bay MH17 mang theo 298 người đã rơi ở miền Đông Ukraine hôm 17/7 từ độ cao hơn 10km. Ukraine và phương Tây cho rằng, quân ly khai Ukraine đã bắn máy bay bằng tên lửa do Nga cung cấp. Nga và phe ly khai kiên quyết phủ nhận cáo buộc này, đồng thời phe ly khai cáo buộc chính quân đội Ukraine là thủ phạm khiến máy bay rơi.