Lãnh đạo Vinashin nói về khả năng dàn xếp trả nợ
Tân Chủ tịch Vinashin tỏ ra khá tự tin trước khả năng dàn xếp được một giải pháp vẹn toàn
“Tại sao lại không hoạt động bình thường?”.
Hôm 25/12, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Nguyễn Ngọc Sự, đặt ngược câu hỏi như vậy với các phóng viên khi đề cập đến hoàn cảnh của tập đoàn này, trước khả năng không trả được khoản nợ gốc 60 triệu USD, đáng ra phải thanh toán vào ngày 20/12.
Trước những quan ngại gần đây về khả năng Vinashin có thể bị các chủ nợ buộc phải mở thủ tục phá sản, vị tân Chủ tịch Vinashin tỏ ra khá tự tin trước khả năng dàn xếp được một giải pháp vẹn toàn.
Ông Sự cho biết, do hai bên thống nhất chưa công bố thông tin, nên chưa thể cung cấp cho báo giới. Hơn nữa, trong lúc đàm phán, cũng không nên để “lộ bài”. Ông cũng đề nghị báo chí không nên đẩy thông tin đi xa hơn, ảnh hưởng đến quá trình đàm phán còn chưa kết thúc và hoạt động sản xuất đã lâu mới lấy lại khí thế như lúc này.
“Việc chúng tôi đề nghị trả lãi là mong muốn bày tỏ thiện chí đối với việc trả nợ”, ông Sự nói.
Trong khi đó, tại lễ tổng kết hoàn thành kế hoạch bàn giao 35 tầu theo cam kết với Chính phủ và chính thức công bố hoàn thành kế hoạch năm 2010 trước 6 ngày, diễn ra ngày 25/12, Tổng giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến cũng điểm lại những nét chính của hoạt động sản xuất cả năm.
Nếu tính cả 4 con tàu sẽ tiếp tục bàn giao trong mấy ngày tới, cả năm 2010, Vinashin dự kiến bàn giao 64 tàu với tổng giá trị hợp đồng 577 triệu USD, trong đó có 28 tàu xuất khẩu trị giá 278 triệu USD, 36 tàu trong nước trị giá 299 triệu USD.
“Đây là dấu ấn rất tốt, khẳng định sự trở lại của ngành đóng tàu, gây dựng lại uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế”, ông Tuyến nhấn mạnh khi trao đổi với báo giới.
2010 là năm sóng gió nhất với tập đoàn này, với những biến động buồn về nhân sự cấp cao, sản xuất đình trệ kéo dài và nợ nần chồng chất. Đến hết tháng 8 năm nay, toàn Vinashin mới hoàn thành bàn giao được 22 con tàu, trị giá 241 triệu USD, ước chỉ đạt 50% kế hoạch cả năm.
Trước tình hình này, 14 đơn vị trong Tập đoàn cũng với lãnh đạo, công đoàn, đoàn thanh niên… đã cùng ký vào bản giao ước thi đua cam kết với Chính phủ hoàn thành bàn giao thêm 35 tàu trong 2 tháng cuối năm.
“Trong 60 ngày đêm thực hiện giao ước thi đua, lãnh đạo Vinashin dù nhà ở Hải Phòng cũng không có thời gian đáo qua, anh em công nhân thì bám nhà máy, bận mà vui. Cũng đã rất lâu, ngành đóng tàu mới lại trở lại sản xuất khí thế như lúc này”, một quản đốc tại Vinashin nói.
Những ngày này, trên các công trường nhà máy đóng tàu của Vinashin, nhà máy này thì cắt tấm tôn đầu tiên, tàu nọ đặt ky, tàu hạ thủy, rồi chạy thử, bàn giao…, sự kiện dồn dập khiến lãnh đạo Tập đoàn chia nhau đi ký, chứng kiến cũng chóng mặt.
Ngay trước buổi lễ, tàu chở hàng rời 3.400 tấn Four Emerald trượt trên triền đà, hạ thủy thành công tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng, tiếp sau đó là lễ đặt ky tàu hàng rời 34.000 tấn PR06.
Với ngành đóng tàu, những cột mốc này là niềm vui lớn, cũng vì gắn với nó là một phần tiền hợp đồng từ bạn hàng chuyển về. Thậm chí, những quan điểm lạc quan đã tính đến ngày Vinashin sẽ thoát cảnh bí bách với hợp đồng bị rút lại, việc làm thiếu hụt, tài chính khó khăn, nợ nần chồng chất…
Hôm 25/12, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Nguyễn Ngọc Sự, đặt ngược câu hỏi như vậy với các phóng viên khi đề cập đến hoàn cảnh của tập đoàn này, trước khả năng không trả được khoản nợ gốc 60 triệu USD, đáng ra phải thanh toán vào ngày 20/12.
Trước những quan ngại gần đây về khả năng Vinashin có thể bị các chủ nợ buộc phải mở thủ tục phá sản, vị tân Chủ tịch Vinashin tỏ ra khá tự tin trước khả năng dàn xếp được một giải pháp vẹn toàn.
Ông Sự cho biết, do hai bên thống nhất chưa công bố thông tin, nên chưa thể cung cấp cho báo giới. Hơn nữa, trong lúc đàm phán, cũng không nên để “lộ bài”. Ông cũng đề nghị báo chí không nên đẩy thông tin đi xa hơn, ảnh hưởng đến quá trình đàm phán còn chưa kết thúc và hoạt động sản xuất đã lâu mới lấy lại khí thế như lúc này.
“Việc chúng tôi đề nghị trả lãi là mong muốn bày tỏ thiện chí đối với việc trả nợ”, ông Sự nói.
Trong khi đó, tại lễ tổng kết hoàn thành kế hoạch bàn giao 35 tầu theo cam kết với Chính phủ và chính thức công bố hoàn thành kế hoạch năm 2010 trước 6 ngày, diễn ra ngày 25/12, Tổng giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến cũng điểm lại những nét chính của hoạt động sản xuất cả năm.
Nếu tính cả 4 con tàu sẽ tiếp tục bàn giao trong mấy ngày tới, cả năm 2010, Vinashin dự kiến bàn giao 64 tàu với tổng giá trị hợp đồng 577 triệu USD, trong đó có 28 tàu xuất khẩu trị giá 278 triệu USD, 36 tàu trong nước trị giá 299 triệu USD.
“Đây là dấu ấn rất tốt, khẳng định sự trở lại của ngành đóng tàu, gây dựng lại uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế”, ông Tuyến nhấn mạnh khi trao đổi với báo giới.
2010 là năm sóng gió nhất với tập đoàn này, với những biến động buồn về nhân sự cấp cao, sản xuất đình trệ kéo dài và nợ nần chồng chất. Đến hết tháng 8 năm nay, toàn Vinashin mới hoàn thành bàn giao được 22 con tàu, trị giá 241 triệu USD, ước chỉ đạt 50% kế hoạch cả năm.
Trước tình hình này, 14 đơn vị trong Tập đoàn cũng với lãnh đạo, công đoàn, đoàn thanh niên… đã cùng ký vào bản giao ước thi đua cam kết với Chính phủ hoàn thành bàn giao thêm 35 tàu trong 2 tháng cuối năm.
“Trong 60 ngày đêm thực hiện giao ước thi đua, lãnh đạo Vinashin dù nhà ở Hải Phòng cũng không có thời gian đáo qua, anh em công nhân thì bám nhà máy, bận mà vui. Cũng đã rất lâu, ngành đóng tàu mới lại trở lại sản xuất khí thế như lúc này”, một quản đốc tại Vinashin nói.
Những ngày này, trên các công trường nhà máy đóng tàu của Vinashin, nhà máy này thì cắt tấm tôn đầu tiên, tàu nọ đặt ky, tàu hạ thủy, rồi chạy thử, bàn giao…, sự kiện dồn dập khiến lãnh đạo Tập đoàn chia nhau đi ký, chứng kiến cũng chóng mặt.
Ngay trước buổi lễ, tàu chở hàng rời 3.400 tấn Four Emerald trượt trên triền đà, hạ thủy thành công tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng, tiếp sau đó là lễ đặt ky tàu hàng rời 34.000 tấn PR06.
Với ngành đóng tàu, những cột mốc này là niềm vui lớn, cũng vì gắn với nó là một phần tiền hợp đồng từ bạn hàng chuyển về. Thậm chí, những quan điểm lạc quan đã tính đến ngày Vinashin sẽ thoát cảnh bí bách với hợp đồng bị rút lại, việc làm thiếu hụt, tài chính khó khăn, nợ nần chồng chất…