Lao động nữ ở nước ngoài đang chịu nhiều thiệt thòi
Lao động nữ Việt Nam vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức khi đi làm việc ở nước ngoài
Nhu cầu của thị trường lao động nước ngoài đối với lao động nữ không cao và đa dạng như nhu cầu nhận lao động nam, thu nhập trung bình của lao động nữ thấp hơn, là đối tượng “dễ tổn thương”, dễ bị lạm dụng và trở thành nạn nhân của hoạt động buôn người….
Đó là những thiệt thòi của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài mà Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc nêu ra tại hội nghị nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài” do Quỹ Phát triển phụ nữ Liên Hiệp Quốc (UNIFEM) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa tổ chức tại Hà Nội.
Theo thống kê của UNIFEM, hiện Việt Nam có khoảng 500.000 lao động nữ đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 30% tổng số người xuất khẩu lao động. Các thị trường nhận nhiều lao động nữ là Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Macao.
Bà Suzette Mitchell, Trưởng đại diện UNIFEM cho rằng, lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài nói chung và lao động nữ nói riêng đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế trong nước, cho gia đình họ cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế nơi họ làm việc. Ngoài số tiền gần 2 tỷ USD mà họ gửi về nước hàng năm, hết thời hạn hợp đồng, lao động còn tạo cho mình một tay nghề khá vững để tham gia thị trường lao động trong nước.
Tuy nhiên, thực tế những lao động nữ khi tham gia xuất khẩu lao động vẫn phải chịu quá nhiều thiệt thòi. “Di cư lao động cũng có thể dẫn tới nguy cơ bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng và trở thành nạn nhân của hoạt động buôn người. Đặc biệt với đối tượng “dễ tổn thương” như phụ nữ”, bà Mitchell nói.
Cũng theo UNIFEM, điều đáng lo ngại hơn hiện nay là nhiều chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề này chưa được thể chế hóa dẫn đến có quá nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các kênh không chính thống. Nhiều doanh nghiệp vì đồng tiền mà bất chấp cả chuẩn mực đạo đức trong quá trình tuyển dụng, nạn lừa đảo đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho rằng, vì những lý do trên nên mặc dù nhu cầu đi xuất khẩu lao động của lao động nữ rất đông nhưng số lượng vẫn hạn chế.
Theo ông Quỳnh, đã đến lúc cần có thêm những quy định pháp lý nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho lao động nữ Việt Nam thực hiện quyền bình đẳng của mình trong việc tìm kiếm cơ hội, nâng cao thu nhập khi xuất khẩu lao động.
Đó là những thiệt thòi của phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài mà Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc nêu ra tại hội nghị nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng quyền năng cho phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài” do Quỹ Phát triển phụ nữ Liên Hiệp Quốc (UNIFEM) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa tổ chức tại Hà Nội.
Theo thống kê của UNIFEM, hiện Việt Nam có khoảng 500.000 lao động nữ đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 30% tổng số người xuất khẩu lao động. Các thị trường nhận nhiều lao động nữ là Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Macao.
Bà Suzette Mitchell, Trưởng đại diện UNIFEM cho rằng, lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài nói chung và lao động nữ nói riêng đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế trong nước, cho gia đình họ cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế nơi họ làm việc. Ngoài số tiền gần 2 tỷ USD mà họ gửi về nước hàng năm, hết thời hạn hợp đồng, lao động còn tạo cho mình một tay nghề khá vững để tham gia thị trường lao động trong nước.
Tuy nhiên, thực tế những lao động nữ khi tham gia xuất khẩu lao động vẫn phải chịu quá nhiều thiệt thòi. “Di cư lao động cũng có thể dẫn tới nguy cơ bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng và trở thành nạn nhân của hoạt động buôn người. Đặc biệt với đối tượng “dễ tổn thương” như phụ nữ”, bà Mitchell nói.
Cũng theo UNIFEM, điều đáng lo ngại hơn hiện nay là nhiều chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề này chưa được thể chế hóa dẫn đến có quá nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các kênh không chính thống. Nhiều doanh nghiệp vì đồng tiền mà bất chấp cả chuẩn mực đạo đức trong quá trình tuyển dụng, nạn lừa đảo đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho rằng, vì những lý do trên nên mặc dù nhu cầu đi xuất khẩu lao động của lao động nữ rất đông nhưng số lượng vẫn hạn chế.
Theo ông Quỳnh, đã đến lúc cần có thêm những quy định pháp lý nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho lao động nữ Việt Nam thực hiện quyền bình đẳng của mình trong việc tìm kiếm cơ hội, nâng cao thu nhập khi xuất khẩu lao động.