Lehman và AIG giúp Phố Wall khởi sắc
Ngày 16/9, chứng khoán Mỹ đã lên điểm nhờ những thông tin tích cực hơn đến từ Lehman và AIG
Ngày 16/9, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều lên điểm nhờ những thông tin tích cực hơn đến từ Lehman và AIG.
Chứng khoán Mỹ: Tạo lập thế cân bằng
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 16/9 đã giảm thêm 4,56 USD/thùng, tương đương -4,76%, chốt ở mức 91,15 USD/thùng.
Hôm thứ Ba, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất đối với đồng USD ở mức 2%/năm. Quyết định này đã không đáp ứng được kỳ vọng của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Bởi sau sự đổ vỡ của Lehman, vụ thâu tóm Merrill Lynch của Bank of America và những khó khăn mà AIG đang phải đối mặt…, giới đầu tư mong muốn một đợt cắt giảm lãi suất để giúp khối tài chính Mỹ vượt qua khó khăn.
Cũng trong ngày 16/9, FED tiếp tục bơm thêm 50 tỷ USD dưới dạng các khoản vay ngắn hạn vào hệ thống tài chính Mỹ nhằm giúp khối này tăng tính thanh khoản.
Thông tin quan trọng khác, dù trước đó American International Group (AIG) đã bị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) từ chối cho vay tiền, bị các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn như Moody’s và Standard & Poor’s đánh tụt hạng tín dụng.
Tuy nhiên thông tin mới nhất mà hãng truyền thông CNBC phát đi cho thấy, rất có thể chính quyền Liên bang sẽ cho AIG vay khoảng 85 tỷ USD để hãng tái cấu trúc hoạt động kinh doanh nhằm tránh một sự đổ vỡ.
Liên quan đến Lehman Brothers, Ngân hàng Barclays của Anh vừa đồng ý mua lại mảng kinh doanh môi giới của Lehman với giá 2 tỷ USD. Theo đó, Barclays sẽ tiếp quản bộ phận phân tích; tư vấn mua bán sáp nhập (M&A) và các bộ phận khác của Lehman Brothers.
Barclays cho biết, họ đang trong tiến trình thương lượng để mua thêm tài sản của Lehman Brothers. Tất cả các thỏa thuận cụ thể sẽ được công bố sau vài ngày tới.
Sau những tin tức lạc quan hơn, cổ phiếu của Lehman Brothers đã tăng thêm 42,86%, chốt ở mức 0,30 USD/cổ phiếu.
Như vậy, Ngân hàng Lehman Brothers (quản lý 639 tỷ USD tài sản) đã đi vào lịch sử nước Mỹ khi là tập đoàn lớn nhất bị phá sản tính tới hiện tại. Trước đó, năm 2002, nước Mỹ đã từng bị rúng động khi Tập đoàn WorldCom (107 tỷ USD tài sản) bị phá sản.
Liên quan đến kết quả kinh doanh trong quý 3/2008 của hai ngân hàng đầu tư hàng đầu ở Mỹ, Ngân hàng Morgan Stanley thông báo đã thu về 1,41 tỷ USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 1,32 USD/cổ phiếu, thấp hơn mức lợi nhuận 1,526 tỷ USD (1,38 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Goldman Sachs công bố lãi 845 triệu USD, tương ứng 1,81 USD/cổ phiếu, thấp hơn mức lợi nhuận 2,85 tỷ USD (6,13 USD/cổ phiếu) của quý 3/2007.
Sau thông tin này, cổ phiếu Goldman Sachs (GS) giảm 1,84%, cổ phiếu Morgan Stanley (MS) sụt giảm 10,84%. Tuy nhiên các cổ phiếu của khối tài chính khác như JPMorgan Chase, Wachovia Bank (WB), Bank of America (BAC), Merrill Lynch đều tăng từ 7,5% đến 30%.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sai khi có ngày giảm điểm mạnh trước đó. Nguyên nhân là do những chuyển biến tích cực hơn đến từ Lehman và AIG. Bên cạnh đó, đối với thị trường chứng khoán có tính ổn định bậc nhất thế giới như thị trường Mỹ, thường sẽ có những phiên điều chỉnh tăng để tạo thế cân bằng sau khi giảm mạnh trước đó.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng141,51 điểm, tương đương 1,3%, đóng cửa ở mức 11.059,02.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 27,99 điểm, tương ứng 1,28%, chốt ở mức 2.207,9.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiếp thêm 20,9 điểm, tương đương 1,75%, đóng cửa ở mức 1.213,6.
Chứng khoán châu Âu: Xuống mức thấp nhất trong 3 năm
Hôm thứ Ba, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tiếp tục bơm tiền cho khối tài chính để giải quyết vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Theo đó, ECB đã bơm thêm 70 tỷ Euro (98,09 tỷ USD) vào hệ thống tài chính 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro sau khi đã cho vay 30 tỷ Euro một ngày trước đó. Trong khi đó, BoE cũng bơm thêm 20 tỷ Bảng Anh (35,21 tỷ USD) sau khi bơm 5 tỷ Bảng hôm thứ Hai.
Điểm đáng chý ý là lãi suất cho vay liên ngân hàng đã tăng mạnh khi lãi suất cho vay qua đêm đối với đồng USD (Libor) đã tăng vọt lên 6,4375%/năm, mức cao nhất kể từ tháng 1/2001, từ 3,10625% một ngày trước đó.
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ Ba đã tiếp tục mất điểm và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2005.
Khối ngân hàng châu Âu lại có thêm một ngày giảm điểm mạnh và đó cũng là nguyên nhân chính khiến các chỉ số chứng khoán mất điểm phiên này. Trong đó, cổ phiếu của UBS, Royal Bank of Scotland, BNP Paribas, Credit Agricole và Deutsche Bank giảm từ 3 đến 22%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh sụt giảm 178,6 điểm, tương đương -3,43%, đóng cửa ở mức 5.025,6, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,67 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này trượt 1,63%, khối lượng giao dịch đạt 126 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,96%, khối lượng giao dịch tăng vọt lên 363 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Các chỉ số đều xuyên ngưỡng hỗ trợ
Dưới tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, chứng khoán châu Á đã có thêm một phiên giao dịch gây thất vọng trong năm 2008. Bởi không chỉ biên độ các chỉ số chứng khoán giảm mạnh mà nó còn khiến các ngưỡng hỗ trợ bị xuyên thủng ở thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Hàn Quốc…
Theo giới phân tích nhận định, mức sụt giảm trong ngày 16/9 chưa nói lên hết được những khó khăn của chứng khoán châu Á phải đối mặt trong thời gian tới, bởi sau Lehman Brothers sẽ vẫn còn đó AIG và không ít các ngân hàng khác cũng thuộc diện cần giải cứu.
Chứng khoán Nhật đã giảm gần 5% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba do tác động từ thị trường tài chính Mỹ. Giới đầu tư ở Nhật cũng như nhiều thị trường khác đều lo ngại về một đợt khủng hoảng tài chính có thể lan ở diện rộng, trong đó sóng gió sẽ cuốn đi thành quả của khối tài chính Nhật trong nhiều năm qua.
Lehman Brothers phá sản là mất mát lớn nhất trong lịch sử khối tài chính Mỹ trong hàng chục năm qua, do đó, những tác động tiêu cực của nó cũng vì thế sẽ nặng nền thêm.
“Cơn bão” Lehman Brothers đã tràn qua thị trường tài chính Nhật khiến chỉ số Nikkei 225 phiên này mất 605,63 điểm, tương đương -4,95%, đóng cửa ở mức 11.609,72.
Như vậy, ngưỡng hỗ trợ 12.000 điểm được duy trì suốt 3 năm qua của chỉ số này đã bị xuyên thủng chỉ trong một ngày giao dịch. Có thể nói, đây là phiên giao dịch mất điểm lớn nhất trong năm 2008 của chỉ số Nikkei 225.
Cổ phiếu khối tài chính bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó, cổ phiếu của hai ngân hàng hàng đầu Nhật là Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã giảm khoảng 10%, mức giảm điểm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn cũng mất điểm mạnh, tiêu biểu là cổ phiếu Canon mất 10,1%, Toyota giảm 3,8%...
Cũng trong ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nhật đã phải bơm 1,5 nghìn tỷ Yên (14,4 tỷ USD) vào hệ thống tài chính giúp khối này tăng tính thanh khoản. Trước đó, FED, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Anh, Canada, Thụy Sỹ đều đã cho các ngân hàng thương mại vay tiền để tăng tính thanh khoản cho toàn hệ thống.
Điểm qua các chỉ số khác: chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,31%.
Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này mất 4,89%, đóng cửa ở mức 5.756,59, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tụt giảm 6,1%, chốt ở mức 1.387,75, thấp hơn ngưỡng hỗ trợ 1.392,55 được thiết lập trong 18 tháng qua.
Chỉ số Shanghai Composite phiên này giảm 4,47%, chốt ở mức 1.986,64, tụt khỏi ngưỡng hỗ trợ 2.000 điểm được thiết lập gần 2 năm qua.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên giao dịch này giảm 5,49%, xuống mức 18.289,82, mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua.
Chứng khoán Mỹ: Tạo lập thế cân bằng
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 16/9 đã giảm thêm 4,56 USD/thùng, tương đương -4,76%, chốt ở mức 91,15 USD/thùng.
Hôm thứ Ba, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất đối với đồng USD ở mức 2%/năm. Quyết định này đã không đáp ứng được kỳ vọng của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Bởi sau sự đổ vỡ của Lehman, vụ thâu tóm Merrill Lynch của Bank of America và những khó khăn mà AIG đang phải đối mặt…, giới đầu tư mong muốn một đợt cắt giảm lãi suất để giúp khối tài chính Mỹ vượt qua khó khăn.
Cũng trong ngày 16/9, FED tiếp tục bơm thêm 50 tỷ USD dưới dạng các khoản vay ngắn hạn vào hệ thống tài chính Mỹ nhằm giúp khối này tăng tính thanh khoản.
Thông tin quan trọng khác, dù trước đó American International Group (AIG) đã bị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) từ chối cho vay tiền, bị các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn như Moody’s và Standard & Poor’s đánh tụt hạng tín dụng.
Tuy nhiên thông tin mới nhất mà hãng truyền thông CNBC phát đi cho thấy, rất có thể chính quyền Liên bang sẽ cho AIG vay khoảng 85 tỷ USD để hãng tái cấu trúc hoạt động kinh doanh nhằm tránh một sự đổ vỡ.
Liên quan đến Lehman Brothers, Ngân hàng Barclays của Anh vừa đồng ý mua lại mảng kinh doanh môi giới của Lehman với giá 2 tỷ USD. Theo đó, Barclays sẽ tiếp quản bộ phận phân tích; tư vấn mua bán sáp nhập (M&A) và các bộ phận khác của Lehman Brothers.
Barclays cho biết, họ đang trong tiến trình thương lượng để mua thêm tài sản của Lehman Brothers. Tất cả các thỏa thuận cụ thể sẽ được công bố sau vài ngày tới.
Sau những tin tức lạc quan hơn, cổ phiếu của Lehman Brothers đã tăng thêm 42,86%, chốt ở mức 0,30 USD/cổ phiếu.
Như vậy, Ngân hàng Lehman Brothers (quản lý 639 tỷ USD tài sản) đã đi vào lịch sử nước Mỹ khi là tập đoàn lớn nhất bị phá sản tính tới hiện tại. Trước đó, năm 2002, nước Mỹ đã từng bị rúng động khi Tập đoàn WorldCom (107 tỷ USD tài sản) bị phá sản.
Liên quan đến kết quả kinh doanh trong quý 3/2008 của hai ngân hàng đầu tư hàng đầu ở Mỹ, Ngân hàng Morgan Stanley thông báo đã thu về 1,41 tỷ USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 1,32 USD/cổ phiếu, thấp hơn mức lợi nhuận 1,526 tỷ USD (1,38 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Goldman Sachs công bố lãi 845 triệu USD, tương ứng 1,81 USD/cổ phiếu, thấp hơn mức lợi nhuận 2,85 tỷ USD (6,13 USD/cổ phiếu) của quý 3/2007.
Sau thông tin này, cổ phiếu Goldman Sachs (GS) giảm 1,84%, cổ phiếu Morgan Stanley (MS) sụt giảm 10,84%. Tuy nhiên các cổ phiếu của khối tài chính khác như JPMorgan Chase, Wachovia Bank (WB), Bank of America (BAC), Merrill Lynch đều tăng từ 7,5% đến 30%.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sai khi có ngày giảm điểm mạnh trước đó. Nguyên nhân là do những chuyển biến tích cực hơn đến từ Lehman và AIG. Bên cạnh đó, đối với thị trường chứng khoán có tính ổn định bậc nhất thế giới như thị trường Mỹ, thường sẽ có những phiên điều chỉnh tăng để tạo thế cân bằng sau khi giảm mạnh trước đó.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng141,51 điểm, tương đương 1,3%, đóng cửa ở mức 11.059,02.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 27,99 điểm, tương ứng 1,28%, chốt ở mức 2.207,9.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiếp thêm 20,9 điểm, tương đương 1,75%, đóng cửa ở mức 1.213,6.
Chứng khoán châu Âu: Xuống mức thấp nhất trong 3 năm
Hôm thứ Ba, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tiếp tục bơm tiền cho khối tài chính để giải quyết vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Theo đó, ECB đã bơm thêm 70 tỷ Euro (98,09 tỷ USD) vào hệ thống tài chính 15 quốc gia sử dụng chung đồng Euro sau khi đã cho vay 30 tỷ Euro một ngày trước đó. Trong khi đó, BoE cũng bơm thêm 20 tỷ Bảng Anh (35,21 tỷ USD) sau khi bơm 5 tỷ Bảng hôm thứ Hai.
Điểm đáng chý ý là lãi suất cho vay liên ngân hàng đã tăng mạnh khi lãi suất cho vay qua đêm đối với đồng USD (Libor) đã tăng vọt lên 6,4375%/năm, mức cao nhất kể từ tháng 1/2001, từ 3,10625% một ngày trước đó.
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ Ba đã tiếp tục mất điểm và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2005.
Khối ngân hàng châu Âu lại có thêm một ngày giảm điểm mạnh và đó cũng là nguyên nhân chính khiến các chỉ số chứng khoán mất điểm phiên này. Trong đó, cổ phiếu của UBS, Royal Bank of Scotland, BNP Paribas, Credit Agricole và Deutsche Bank giảm từ 3 đến 22%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh sụt giảm 178,6 điểm, tương đương -3,43%, đóng cửa ở mức 5.025,6, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,67 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này trượt 1,63%, khối lượng giao dịch đạt 126 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,96%, khối lượng giao dịch tăng vọt lên 363 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Các chỉ số đều xuyên ngưỡng hỗ trợ
Dưới tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, chứng khoán châu Á đã có thêm một phiên giao dịch gây thất vọng trong năm 2008. Bởi không chỉ biên độ các chỉ số chứng khoán giảm mạnh mà nó còn khiến các ngưỡng hỗ trợ bị xuyên thủng ở thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Hàn Quốc…
Theo giới phân tích nhận định, mức sụt giảm trong ngày 16/9 chưa nói lên hết được những khó khăn của chứng khoán châu Á phải đối mặt trong thời gian tới, bởi sau Lehman Brothers sẽ vẫn còn đó AIG và không ít các ngân hàng khác cũng thuộc diện cần giải cứu.
Chứng khoán Nhật đã giảm gần 5% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba do tác động từ thị trường tài chính Mỹ. Giới đầu tư ở Nhật cũng như nhiều thị trường khác đều lo ngại về một đợt khủng hoảng tài chính có thể lan ở diện rộng, trong đó sóng gió sẽ cuốn đi thành quả của khối tài chính Nhật trong nhiều năm qua.
Lehman Brothers phá sản là mất mát lớn nhất trong lịch sử khối tài chính Mỹ trong hàng chục năm qua, do đó, những tác động tiêu cực của nó cũng vì thế sẽ nặng nền thêm.
“Cơn bão” Lehman Brothers đã tràn qua thị trường tài chính Nhật khiến chỉ số Nikkei 225 phiên này mất 605,63 điểm, tương đương -4,95%, đóng cửa ở mức 11.609,72.
Như vậy, ngưỡng hỗ trợ 12.000 điểm được duy trì suốt 3 năm qua của chỉ số này đã bị xuyên thủng chỉ trong một ngày giao dịch. Có thể nói, đây là phiên giao dịch mất điểm lớn nhất trong năm 2008 của chỉ số Nikkei 225.
Cổ phiếu khối tài chính bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó, cổ phiếu của hai ngân hàng hàng đầu Nhật là Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã giảm khoảng 10%, mức giảm điểm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn cũng mất điểm mạnh, tiêu biểu là cổ phiếu Canon mất 10,1%, Toyota giảm 3,8%...
Cũng trong ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nhật đã phải bơm 1,5 nghìn tỷ Yên (14,4 tỷ USD) vào hệ thống tài chính giúp khối này tăng tính thanh khoản. Trước đó, FED, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Anh, Canada, Thụy Sỹ đều đã cho các ngân hàng thương mại vay tiền để tăng tính thanh khoản cho toàn hệ thống.
Điểm qua các chỉ số khác: chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,31%.
Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này mất 4,89%, đóng cửa ở mức 5.756,59, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tụt giảm 6,1%, chốt ở mức 1.387,75, thấp hơn ngưỡng hỗ trợ 1.392,55 được thiết lập trong 18 tháng qua.
Chỉ số Shanghai Composite phiên này giảm 4,47%, chốt ở mức 1.986,64, tụt khỏi ngưỡng hỗ trợ 2.000 điểm được thiết lập gần 2 năm qua.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên giao dịch này giảm 5,49%, xuống mức 18.289,82, mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.917,51 | 11.059,02 | 141,51 | 1,30 |
Nasdaq | 2.179,91 | 2.207,90 | 27,99 | 1,28 | |
S&P 500 | 1.192,70 | 1.213,60 | 20,90 | 1,75 | |
Anh | FTSE 100 | 5.204,20 | 5.025,60 | 1 78,60 | 3.43 |
Đức | DAX | 6.064,16 | 5.965,17 | 98,99 | 1.63 |
Pháp | CAC 40 | 4.168,97 | 4.087,40 | 81,57 | 1.96 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.052,45 | 5.756,59 | 295,86 | 4,89 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.214,76 | 11.609,72 | 605,04 | 4,95 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.352,90 | 18.289,82 | 1.063,08 | 5,49 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.477,92 | 1.387,75 | 90,17 | 6,10 |
Singapore | Straits Times | 2.486,55 | |||
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.079,67 | 1.986,64 | 93,04 | 4,47 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |