“Lenovo sẽ tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa”
Nội dung cuộc trò chuyện với ông David Miller, Chủ tịch tập đoàn sản xuất máy vi tính Lenovo khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Nội dung cuộc trò chuyện với ông David Miller, Chủ tịch tập đoàn sản xuất máy vi tính Lenovo khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong những ngày vừa qua, các nhà lãnh đạo Tập đoàn Lenovo đã tới Việt Nam tìm hiểu nghiên cứu thị trường, xem xét cơ hội đầu tư. Ông có thể cho biết chi tiết hơn về các kế hoạch này của Lenovo?
Trong chiến lược mở rộng thị trường ra ngoài Trung Quốc, Lenovo xác định Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Lý do bởi các thống kê về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam tốt, tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, chính trị ổn định... Cùng với đó là sự hỗ trợ, thu hút đầu tư và cam kết về đào tạo đội ngũ nhân lực kỹ thuật trình độ cao để phục vụ cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Hiện thị trường Việt Nam có đến 50% phân khúc khách hàng đang ở lớp người tiêu dùng vừa và nhỏ. Với số lượng như vậy thì Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng, mới nổi, đang phát triển và là thị trường chiến lược của Lenovo.
Trong 3 ngày làm việc ở Việt Nam, chúng tôi đã thảo luận với nhiều đối tác, hình thành chiến lược và ký các dự định đầu tư vào thị trường. Chúng tôi luôn nhìn nhận thị trường Việt Nam là một trong những thị trường chiến lược. Lenovo sẽ tập trung hướng tới các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, người tiêu dùng cá thể.
Chúng tôi sẽ xây dựng kênh phân phối bán lẻ tới tận ngóc ngách của thị trường; đồng thời đẩy mạnh phát triển các chuỗi cung ứng lớn. Chiến lược đầu tư của chúng tôi không dựa vào sản phẩm mà dựa vào nhu cầu của thị trường ở những vùng địa lý khác nhau. Lenovo là tìm hiểu nhu cầu thị trường và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường đó. Chúng tôi bao giờ cũng nghiên cứu thị trường trước, sau đó mới đầu tư phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm để cung cấp gần như tại chỗ.
Để tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Lenovo có kế hoạch hỗ trợ gì, thưa ông?
Chúng tôi đưa ra rất nhiều hỗ trợ. Chẳng hạn một trong những nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và người tiêu dùng chính là việc rút ngắn khoảng cách số. Lenovo đưa ra các máy tính với mức giá phù hợp giúp họ mua được từ những kinh phí hỗ trợ.
Một trong những chương trình liên quan đến lĩnh vực công đang được Lenovo thảo luận với các ban ngành Việt Nam là làm thế nào giảm khoảng cách số thông qua hỗ trợ các doanh nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư miền núi, vùng sâu vùng xa... của Việt Nam.
Bên cạnh việc giảm khoảng cách số thì chúng tôi cũng muốn thiết lập mối quan hệ đối tác với các công ty, doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng các giải pháp sản phẩm không chỉ phục vụ thị trường Việt Nam mà còn có thể xuất khẩu.
Ông có thể cho biết một số kết quả kinh doanh của Lenovo đã đạt được trên thế giới cũng như ở Việt Nam?
Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm tốt, phù hợp với khách hàng, doanh số tăng trưởng và lợi nhuận của Lenovo đạt ở mức cao hơn mức bình quân của thị trường. Trong quý vừa qua, doanh số tăng trưởng của công ty đạt hơn 20%.
Hiện nay, thị phần của Lenovo đã chiếm tới 8,2% thị phần tổng thể của thị trường máy tính trên toàn thế giới. Lenovo đang là tập đoàn máy tính lớn thứ 3 trên toàn thế giới, đứng hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản.
Trong những ngày vừa qua, các nhà lãnh đạo Tập đoàn Lenovo đã tới Việt Nam tìm hiểu nghiên cứu thị trường, xem xét cơ hội đầu tư. Ông có thể cho biết chi tiết hơn về các kế hoạch này của Lenovo?
Trong chiến lược mở rộng thị trường ra ngoài Trung Quốc, Lenovo xác định Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Lý do bởi các thống kê về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam tốt, tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, chính trị ổn định... Cùng với đó là sự hỗ trợ, thu hút đầu tư và cam kết về đào tạo đội ngũ nhân lực kỹ thuật trình độ cao để phục vụ cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Hiện thị trường Việt Nam có đến 50% phân khúc khách hàng đang ở lớp người tiêu dùng vừa và nhỏ. Với số lượng như vậy thì Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng, mới nổi, đang phát triển và là thị trường chiến lược của Lenovo.
Trong 3 ngày làm việc ở Việt Nam, chúng tôi đã thảo luận với nhiều đối tác, hình thành chiến lược và ký các dự định đầu tư vào thị trường. Chúng tôi luôn nhìn nhận thị trường Việt Nam là một trong những thị trường chiến lược. Lenovo sẽ tập trung hướng tới các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, người tiêu dùng cá thể.
Chúng tôi sẽ xây dựng kênh phân phối bán lẻ tới tận ngóc ngách của thị trường; đồng thời đẩy mạnh phát triển các chuỗi cung ứng lớn. Chiến lược đầu tư của chúng tôi không dựa vào sản phẩm mà dựa vào nhu cầu của thị trường ở những vùng địa lý khác nhau. Lenovo là tìm hiểu nhu cầu thị trường và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường đó. Chúng tôi bao giờ cũng nghiên cứu thị trường trước, sau đó mới đầu tư phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm để cung cấp gần như tại chỗ.
Để tập trung vào đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Lenovo có kế hoạch hỗ trợ gì, thưa ông?
Chúng tôi đưa ra rất nhiều hỗ trợ. Chẳng hạn một trong những nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và người tiêu dùng chính là việc rút ngắn khoảng cách số. Lenovo đưa ra các máy tính với mức giá phù hợp giúp họ mua được từ những kinh phí hỗ trợ.
Một trong những chương trình liên quan đến lĩnh vực công đang được Lenovo thảo luận với các ban ngành Việt Nam là làm thế nào giảm khoảng cách số thông qua hỗ trợ các doanh nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư miền núi, vùng sâu vùng xa... của Việt Nam.
Bên cạnh việc giảm khoảng cách số thì chúng tôi cũng muốn thiết lập mối quan hệ đối tác với các công ty, doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng các giải pháp sản phẩm không chỉ phục vụ thị trường Việt Nam mà còn có thể xuất khẩu.
Ông có thể cho biết một số kết quả kinh doanh của Lenovo đã đạt được trên thế giới cũng như ở Việt Nam?
Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm tốt, phù hợp với khách hàng, doanh số tăng trưởng và lợi nhuận của Lenovo đạt ở mức cao hơn mức bình quân của thị trường. Trong quý vừa qua, doanh số tăng trưởng của công ty đạt hơn 20%.
Hiện nay, thị phần của Lenovo đã chiếm tới 8,2% thị phần tổng thể của thị trường máy tính trên toàn thế giới. Lenovo đang là tập đoàn máy tính lớn thứ 3 trên toàn thế giới, đứng hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản.