Liên hiệp quốc kêu gọi cấm vận vũ khí với Syria
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon mới đây hối thúc Hội đồng Bảo an cấm vận vũ khí với Syria
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon mới đây hối thúc Hội đồng Bảo an cấm vận vũ khí với Syria nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ba năm tại quốc gia Trung Đông này và ngăn chặn một cuộc chiến tranh khu vực.
Với ngôn ngữ đặc biệt mạnh mẽ, ông Ban bày tỏ sự giận dữ và thất vọng khi cộng đồng quốc tế không có biện pháp hữu hiệu nào để chấm dứt “thảm kịch Syria”, đồng thời thúc giục Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với nước này.
“Sự chia rẽ tại Syria, khu vực, cộng đồng quốc tế, thậm chí trong chính nội bộ Liên hợp quốc, cùng với nguồn vũ khí liên tiếp chảy vào Syria đang tiếp sức cho cuộc xung đột,” ông Ban nói tại một buổi lễ ở New York hôm 20/6. Ông đề nghị nếu Hội đồng Bảo an không đi đến thống nhất, thì các nước áp đặt cấm vận vũ khí riêng rẽ với Syria.
Động thái quyết liệt của ông Ban Ki-moon, khác với ngôn ngữ và cách làm việc mang tính ngoại giao tại Liên hợp quốc, cho thấy mối lo ngại của cơ quan này trước nguy cơ Trung Đông rơi vào một cuộc chiến tranh khu vực. Hiện nội chiến tại Syria kéo dài dai dẳng trong khi tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIL giành quyền kiểm soát phía bắc Iraq tiếp giáp Syria và đang mở rộng địa bàn sang Syria.
Cho đến nay, sự bất đồng trong Hội đồng Bảo an khiến vấn đề Syria trở nên bế tắc. Hội đồng này đã soạn thảo bốn nghị quyết về Syria, nhưng đều không thể thống nhất do Nga, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, liên tiếp phủ quyết. Nga được coi là nhà cung cấp vũ khí cho chính quyền tổng thống đương nhiệm Bashar al-Assad, trong khi phương Tây ủng hộ phe nổi dậy.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Liên hợp quốc, trong vòng ba năm qua, cuộc nội chiến tại Syria đã khiến hơn 150,000 người thiệt mạng, một nửa trong tổng số 22 triệu dân của nước này phải rời bỏ nhà cửa, trong đó gần ba triệu người đang tị nạn tại các nước láng giềng. Trong những tháng gần đây, Liên hiệp quốc không thường xuyên công bố thương vong tại Syria nữa, vì theo tổ chức này “không thể đếm hết số người thiệt mạng.”
Trung Đông vẫn luôn là điểm nóng về an ninh của thế giới, do mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, cùng với vị trí địa chính trị và nguồn dầu mỏ khổng lồ khiến các cường quốc tìm cách can thiệp và tranh giành ảnh hưởng. Song theo Liên hợp quốc, những diễn biến trong vòng gần hai tuần trở lại đây là phức tạp nhất trong gần một thập kỷ qua.
Một trong những sứ mệnh chủ chốt của Liên hiệp quốc là gìn giữ hoà bình, song ông Ban mới đây nhận xét, nhiều nơi trên thế giới “chẳng còn đâu hoà bình mà gìn giữ".
Với ngôn ngữ đặc biệt mạnh mẽ, ông Ban bày tỏ sự giận dữ và thất vọng khi cộng đồng quốc tế không có biện pháp hữu hiệu nào để chấm dứt “thảm kịch Syria”, đồng thời thúc giục Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với nước này.
“Sự chia rẽ tại Syria, khu vực, cộng đồng quốc tế, thậm chí trong chính nội bộ Liên hợp quốc, cùng với nguồn vũ khí liên tiếp chảy vào Syria đang tiếp sức cho cuộc xung đột,” ông Ban nói tại một buổi lễ ở New York hôm 20/6. Ông đề nghị nếu Hội đồng Bảo an không đi đến thống nhất, thì các nước áp đặt cấm vận vũ khí riêng rẽ với Syria.
Động thái quyết liệt của ông Ban Ki-moon, khác với ngôn ngữ và cách làm việc mang tính ngoại giao tại Liên hợp quốc, cho thấy mối lo ngại của cơ quan này trước nguy cơ Trung Đông rơi vào một cuộc chiến tranh khu vực. Hiện nội chiến tại Syria kéo dài dai dẳng trong khi tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIL giành quyền kiểm soát phía bắc Iraq tiếp giáp Syria và đang mở rộng địa bàn sang Syria.
Cho đến nay, sự bất đồng trong Hội đồng Bảo an khiến vấn đề Syria trở nên bế tắc. Hội đồng này đã soạn thảo bốn nghị quyết về Syria, nhưng đều không thể thống nhất do Nga, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, liên tiếp phủ quyết. Nga được coi là nhà cung cấp vũ khí cho chính quyền tổng thống đương nhiệm Bashar al-Assad, trong khi phương Tây ủng hộ phe nổi dậy.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Liên hợp quốc, trong vòng ba năm qua, cuộc nội chiến tại Syria đã khiến hơn 150,000 người thiệt mạng, một nửa trong tổng số 22 triệu dân của nước này phải rời bỏ nhà cửa, trong đó gần ba triệu người đang tị nạn tại các nước láng giềng. Trong những tháng gần đây, Liên hiệp quốc không thường xuyên công bố thương vong tại Syria nữa, vì theo tổ chức này “không thể đếm hết số người thiệt mạng.”
Trung Đông vẫn luôn là điểm nóng về an ninh của thế giới, do mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, cùng với vị trí địa chính trị và nguồn dầu mỏ khổng lồ khiến các cường quốc tìm cách can thiệp và tranh giành ảnh hưởng. Song theo Liên hợp quốc, những diễn biến trong vòng gần hai tuần trở lại đây là phức tạp nhất trong gần một thập kỷ qua.
Một trong những sứ mệnh chủ chốt của Liên hiệp quốc là gìn giữ hoà bình, song ông Ban mới đây nhận xét, nhiều nơi trên thế giới “chẳng còn đâu hoà bình mà gìn giữ".