Lo “thuế chồng thuế” với đề xuất đánh thuế VAT chuyển quyền sử dụng đất
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định chuyển quyền sử dụng đất không chịu thuế VAT
Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị đối với dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên của Bộ Tài chính.
Trong dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định chuyển quyền sử dụng đất không chịu thuế VAT để chuyển sang chịu thuế 10%.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất bỏ quy định giá tính thuế VAT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản được trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách Nhà nước.
Đối với đề xuất này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, tại khoản 6 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế VAT là hoàn toàn đúng, để không xảy ra tình trạng thuế chồng thuế, phù hợp với tình hình thực tiễn, và “hợp tình hợp lý”.
“Nay, dự thảo luật dự kiến áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, làm tăng giá bán nhà mà người mua phải gánh thêm. Do vậy, HoREA kiến nghị không áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì hợp tình hợp lý hơn”, văn bản do ông Lê Hoàng Châu ký nêu.
Về dự kiến của Bộ Tài chính nâng thuế suất thuế VAT theo phương án 1 (tăng từ 10% lên 12%) hoặc phương án 2 (tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021), HoREA cho rằng nên giữ nguyên mức thuế hiện tại 10% từ nay đến năm 2021.
Lý do là, theo HoREA, nhiều nước ASEAN vẫn đang duy trì thuế suất tương tự hoặc thấp hơn (Indonesia, Lào, Campuchia có thuế suất VAT 10%, Singapore 7%, Thái Lan 5%).
Ông Châu cho rằng, HoREA rất hiểu những khó khăn về nguồn thu ngân sách của Nhà nước khi thực hiện cam kết lộ trình giảm thuế quan trọng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, khi ký các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương, đồng thời còn phải trang trải các khoản chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Nhưng thuế VAT có tác động rất lớn đối với nền kinh tế, tất cả doanh nghiệp, cũng như cuộc sống của người dân.
“Thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, dịch vụ. Do đó, việc đề xuất tăng thuế VAT lên 12% sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên, giá bán nhà tăng lên", ông Châu nói.
Trong dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định chuyển quyền sử dụng đất không chịu thuế VAT để chuyển sang chịu thuế 10%.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất bỏ quy định giá tính thuế VAT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản được trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách Nhà nước.
Đối với đề xuất này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, tại khoản 6 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế VAT là hoàn toàn đúng, để không xảy ra tình trạng thuế chồng thuế, phù hợp với tình hình thực tiễn, và “hợp tình hợp lý”.
“Nay, dự thảo luật dự kiến áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, làm tăng giá bán nhà mà người mua phải gánh thêm. Do vậy, HoREA kiến nghị không áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì hợp tình hợp lý hơn”, văn bản do ông Lê Hoàng Châu ký nêu.
Về dự kiến của Bộ Tài chính nâng thuế suất thuế VAT theo phương án 1 (tăng từ 10% lên 12%) hoặc phương án 2 (tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021), HoREA cho rằng nên giữ nguyên mức thuế hiện tại 10% từ nay đến năm 2021.
Lý do là, theo HoREA, nhiều nước ASEAN vẫn đang duy trì thuế suất tương tự hoặc thấp hơn (Indonesia, Lào, Campuchia có thuế suất VAT 10%, Singapore 7%, Thái Lan 5%).
Ông Châu cho rằng, HoREA rất hiểu những khó khăn về nguồn thu ngân sách của Nhà nước khi thực hiện cam kết lộ trình giảm thuế quan trọng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, khi ký các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương, đồng thời còn phải trang trải các khoản chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Nhưng thuế VAT có tác động rất lớn đối với nền kinh tế, tất cả doanh nghiệp, cũng như cuộc sống của người dân.
“Thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, dịch vụ. Do đó, việc đề xuất tăng thuế VAT lên 12% sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên, giá bán nhà tăng lên", ông Châu nói.