HoREA kiến nghị đánh thuế bậc thang đối với người có nhiều nhà
HoREA đánh giá luật thuế này sẽ nhằm mục tiêu góp phần giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí bất động sản
Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) vừa kiến lê Chính phủ và các bộ ngành về phương thức đánh thuế tài sản đối với những cá nhân sở hữu từ bất động sản thứ hai trở lên.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính và một số bộ ngành khác ngày 9/8, HoREA cho rằng bên cạnh chức năng tạo nguồn thu ngân sách, thuế còn là công cụ điều tiết do đó Luật Thuế tài sản có thể được nghiên cứu áp dụng đối với nhà, đất để tạo nguồn thu ngân sách ổn định, bền vững và chống đầu cơ cũng như việc sử dụng lãng phí bất động sản. HoREA nhận định, Luật Thuế tài sản có thể được nghiên cứu áp dụng đối với 3 trường hợp.
Thứ nhất, chỉ đánh thuế tài sản đối với nhà đất để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định, dài hạn, bền vững. Ví dụ, tại tiểu bang California, có nơi thu thuế tài sản nhà đất là 1,21% một năm thì trong khoảng 82 năm sẽ thu thuế được 100% giá trị tài sản nhà đất, và cứ tiếp tục nguồn thu thuế ổn định này.
Thứ hai, đánh thuế đối với người có nhiều nhà và đất (từ tài sản thứ 2 trở đi) để phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí bất động sản. Cách làm này có thể giúp tăng nguồn cung cho thị trường, tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở.
Thứ ba, trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản sốt bong bóng, cần xem xét đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua. Có thể tính thuế ngay trong năm đầu tiên xuất hiện giao dịch kể từ lúc mua, nhằm phòng chống đầu cơ, giúp ổn định thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, HoREA cho rằng việc ban hành Luật Thuế tài sản chỉ thực sự hợp lý khi đồng thời sửa đổi chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện nay đang rất bất cập.
Ngoài ra HoREA đề xuất không nên thu thuế này đối với các hộ gia đình nghèo dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật (đối với Tp.HCM là dưới mức bình quân 10m2/người) nay mua thêm nhà thứ 2, thứ 3 nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này không vượt quá 77m2.
“Trong giai đoạn đầu nên áp dụng mức thuế suất vừa phải, phù hợp với sức dân. Đối với người có từ căn nhà thứ 2 trở đi thì áp dụng thuế suất bậc thang tùy theo số lượng và giá trị tài sản.
Trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản xuất hiện tình trạng “bong bóng”, đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thẩm quyền ban hành thuế suất chống đầu cơ, đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua để giúp ổn định nhanh thị trường bất động sản”, HoREA kiến nghị.
HoREA đánh giá, luật thuế này sẽ nhằm mục tiêu góp phần giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững, phòng chống đầu cơ và hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí bất động sản.
Nếu được áp dụng, sắc thuế sẽ tạo nên làn sóng dịch chuyển dòng tiền thay vì đầu tư vào bất động sản sẽ chuyển sang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nếu phản ứng này diễn ra sẽ tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở và tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định, dài hạn, bền vững.
Ngoài ra, Luật thuế này còn hướng các nhà đầu tư thứ cấp đi vào lựa chọn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thay vì kinh doanh cá thể như hiện nay.
Về lộ trình ban hành Luật Thuế tài sản, HoREA đề nghị Bộ Tài chính vẫn thực hiện lộ trình ban hành luật này trước năm 2020 như đã dự kiến trước đây.
Trước đó, trong báo cáo Chính phủ về chuyên đề về việc xây dựng đề án đánh giá tình hình thị trường, dự báo xu hướng trung hạn, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định, Bộ Tài chính cho rằng chính sách thuế liên quan tới tài sản hiện nay chưa đáp ứng được vai trò là một trong những nguồn thu ổn định cho ngân sách, do vậy đã đề xuất nghiên cứu, ban hành riêng Luật Thuế tài sản để sử dụng đất thêm hiệu quả.
Bộ Tài chính dẫn chứng, nguồn thu từ thuế sử dụng đất của Việt Nam hiện nay mới chiếm khoảng 0,03% GDP và khoảng 0,15% tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong khi tại nhiều nước, nguồn thu từ thuế tài sản - đặc biệt thuế sử dụng đất - là một trong những nguồn thu lớn của ngân sách.
Tại Việt Nam, thị trường bất động sản được kỳ vọng phát triển ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới, khi hàng loạt chính sách mới như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và các chính sách về tín dụng cho vay bất động sản đã có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2016.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng liên tục tăng trong các năm gần đây, từ 1.400 USD (năm 2013) lên 2.200 USD (năm 2016) và và dự báo sẽ tăng lên 3.400 USD vào năm 2020.
“Việc nắm giữ, sở hữu, đầu tư bất động sản của người dân có xu hướng tăng lên. Để hạn chế đầu cơ, sử dụng bất động sản lãng phí, việc nghiên cứu xây dựng Luật Thuế tài sản là cần thiết”, Bộ Tài chính nói.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính và một số bộ ngành khác ngày 9/8, HoREA cho rằng bên cạnh chức năng tạo nguồn thu ngân sách, thuế còn là công cụ điều tiết do đó Luật Thuế tài sản có thể được nghiên cứu áp dụng đối với nhà, đất để tạo nguồn thu ngân sách ổn định, bền vững và chống đầu cơ cũng như việc sử dụng lãng phí bất động sản. HoREA nhận định, Luật Thuế tài sản có thể được nghiên cứu áp dụng đối với 3 trường hợp.
Thứ nhất, chỉ đánh thuế tài sản đối với nhà đất để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định, dài hạn, bền vững. Ví dụ, tại tiểu bang California, có nơi thu thuế tài sản nhà đất là 1,21% một năm thì trong khoảng 82 năm sẽ thu thuế được 100% giá trị tài sản nhà đất, và cứ tiếp tục nguồn thu thuế ổn định này.
Thứ hai, đánh thuế đối với người có nhiều nhà và đất (từ tài sản thứ 2 trở đi) để phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí bất động sản. Cách làm này có thể giúp tăng nguồn cung cho thị trường, tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở.
Thứ ba, trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản sốt bong bóng, cần xem xét đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua. Có thể tính thuế ngay trong năm đầu tiên xuất hiện giao dịch kể từ lúc mua, nhằm phòng chống đầu cơ, giúp ổn định thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, HoREA cho rằng việc ban hành Luật Thuế tài sản chỉ thực sự hợp lý khi đồng thời sửa đổi chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện nay đang rất bất cập.
Ngoài ra HoREA đề xuất không nên thu thuế này đối với các hộ gia đình nghèo dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật (đối với Tp.HCM là dưới mức bình quân 10m2/người) nay mua thêm nhà thứ 2, thứ 3 nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này không vượt quá 77m2.
“Trong giai đoạn đầu nên áp dụng mức thuế suất vừa phải, phù hợp với sức dân. Đối với người có từ căn nhà thứ 2 trở đi thì áp dụng thuế suất bậc thang tùy theo số lượng và giá trị tài sản.
Trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản xuất hiện tình trạng “bong bóng”, đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thẩm quyền ban hành thuế suất chống đầu cơ, đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua để giúp ổn định nhanh thị trường bất động sản”, HoREA kiến nghị.
HoREA đánh giá, luật thuế này sẽ nhằm mục tiêu góp phần giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững, phòng chống đầu cơ và hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí bất động sản.
Nếu được áp dụng, sắc thuế sẽ tạo nên làn sóng dịch chuyển dòng tiền thay vì đầu tư vào bất động sản sẽ chuyển sang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nếu phản ứng này diễn ra sẽ tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở và tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định, dài hạn, bền vững.
Ngoài ra, Luật thuế này còn hướng các nhà đầu tư thứ cấp đi vào lựa chọn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thay vì kinh doanh cá thể như hiện nay.
Về lộ trình ban hành Luật Thuế tài sản, HoREA đề nghị Bộ Tài chính vẫn thực hiện lộ trình ban hành luật này trước năm 2020 như đã dự kiến trước đây.
Trước đó, trong báo cáo Chính phủ về chuyên đề về việc xây dựng đề án đánh giá tình hình thị trường, dự báo xu hướng trung hạn, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định, Bộ Tài chính cho rằng chính sách thuế liên quan tới tài sản hiện nay chưa đáp ứng được vai trò là một trong những nguồn thu ổn định cho ngân sách, do vậy đã đề xuất nghiên cứu, ban hành riêng Luật Thuế tài sản để sử dụng đất thêm hiệu quả.
Bộ Tài chính dẫn chứng, nguồn thu từ thuế sử dụng đất của Việt Nam hiện nay mới chiếm khoảng 0,03% GDP và khoảng 0,15% tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong khi tại nhiều nước, nguồn thu từ thuế tài sản - đặc biệt thuế sử dụng đất - là một trong những nguồn thu lớn của ngân sách.
Tại Việt Nam, thị trường bất động sản được kỳ vọng phát triển ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới, khi hàng loạt chính sách mới như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và các chính sách về tín dụng cho vay bất động sản đã có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2016.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng liên tục tăng trong các năm gần đây, từ 1.400 USD (năm 2013) lên 2.200 USD (năm 2016) và và dự báo sẽ tăng lên 3.400 USD vào năm 2020.
“Việc nắm giữ, sở hữu, đầu tư bất động sản của người dân có xu hướng tăng lên. Để hạn chế đầu cơ, sử dụng bất động sản lãng phí, việc nghiên cứu xây dựng Luật Thuế tài sản là cần thiết”, Bộ Tài chính nói.