Lo tư duy nhiệm kỳ bởi ẩn chứa lợi ích nhóm
“Cán bộ nào có tư duy nhiệm kỳ là cán bộ đó không xứng đáng”, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình nói
Chiều 15/6, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Nhiều đại biểu đã chất vấn về chính sách điều hành kinh tế, bổ nhiệm cán bộ, cũng như lo ngoài 12 dự án “đắp chiếu” gây lãng phí hàng ngàn tỷ đồng, thì vẫn còn nhiều dự án khác hiệu quả đầu tư kém.
“Không tăng trưởng bằng mọi giá”
Báo cáo tại Quốc hội, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, kinh tế 5 tháng đầu năm tiếp tục phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2%, thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất trong 9 năm. Xuất khẩu tăng 17,4%… Hơn 50.000 doanh nghiệp được thành lập, tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung gần 1,2 triệu tỷ đồng. Song, kinh tế đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhập siêu đã vượt 2,7 tỷ USD.
Về giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Phó thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ nhất quán quan điểm không tăng trưởng bằng mọi giá. Riêng khu vực nông nghiệp phấn đấu đạt tăng trưởng 3,05%, xuất khẩu nông sản trên 33 tỷ USD.
“Chính phủ cũng phấn đấu giảm lãi suất tín dụng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm trên 18%. Khai thác dầu thô ở mức hợp lý, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ một số loại khoáng sản”, Phó thủ tướng cho hay.
Đặc biệt, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình còn nhấn mạnh đến công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ, mục tiêu là cổ phần hoá 137 doanh nghiệp, đến năm 2020 chỉ còn giữ vốn 100% tại 103 doanh nghiệp đảm bảo không xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản của nhà nước.
Về hệ thống tín dụng và xử lý nợ xấu, Phó thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã mua 0 đồng và thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia cơ cấu lại, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Đồng thời củng cố, chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, xử lý dứt điểm các quỹ yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.
Chính phủ cũng sẽ thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng, triển khai phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Còn nhiều dự án “đắp chăn, đắp chiếu”
Phát biểu tại nghị trường, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, Chính phủ sẽ tập trung xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, 12 dự án này sẽ cơ cấu, sắp xếp lại, giải quyết trên tinh thần không để thất thoát về ngân sách, không dùng ngân sách trả nợ, giải quyết theo cơ chế thị trường và xử lý nghiêm các vi phạm, trong đó cả tổ chức và cá nhân, những người chịu trách nhiệm trực tiếp.
“Ý kiến của đại biểu hỏi, ngoài 12 dự án này còn nữa hay không? Tôi xin trả lời mang tính chất ước lệ chứ không thể khẳng định là không có nhưng cũng không nói là không còn, nhưng tinh thần chung là còn, phải tiếp tục rà soát. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương phải báo cáo, rà soát, thử đánh giá, phát hiện và báo cáo Chính phủ sẽ có những giải pháp để xử lý như đối với 12 dự án ‘đắp chăn, đắp chiếu’, cũng giải quyết trên tinh thần xử lý theo cơ chế thị trường và không dùng ngân sách nhà nước để trả nợ, đồng thời kiên quyết xử lý đối với người vi phạm”, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình nói.
Cũng theo Phó thủ tướng, giải pháp cơ bản làm sao không còn những dự án này. Trách nhiệm của các ngành, các cấp phải chấp hành đúng nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp lại doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, cơ cấu lại các ngành nghề và tăng cường thực hiện các chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu đã có nhiều chỉ đạo về cơ chế phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm.
Về vấn đề tránh lãng phí ở các dự án bị đình hoãn, ông Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và giải ngân cho một số dự án. Như vậy các dự án thật sự cần thiết đều đã được bố trí vốn trong gói trung hạn.
Lo tư duy nhiệm kỳ bởi ẩn chứa lợi ích nhóm
Tại nghị trường, nhiều đại biểu chất vấn vấn đề bổ nhiệm nhân sự gây tai tiếng, dư luận xấu thời gian qua.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) về công tác bổ nhiệm cán bộ, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết thời gian qua báo chí đã phản ánh lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào những vị trí do đơn vị mình phụ trách, gây nên những phản ứng trong dư luận.
“Với quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển hành động phục vụ người dân, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung làm tốt công tác, chức năng, nhiệm vụ được giao trên tinh thần phục vụ và giao cho Bộ Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra các vụ việc báo chí đã phản ánh và tiến hành thanh tra công vụ.
Bộ Nội vụ cũng đã khẩn trương thực hiện kiểm tra, rà soát tại 11 địa phương. Qua đó cũng đã phát hiện một số sai phạm trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức”, Phó thủ tướng nói.
Đối với vấn đề này Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm yêu cầu thu hồi những quyết định trái pháp luật, xem xét miễn nhiệm chức vụ hoặc chấm dứt hợp đồng đối với những trường hợp qua kiểm tra phát hiện đã có sai phạm. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật.
Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là yêu cầu các bộ, ngành, các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, trước mắt tập trung vào việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý và thanh tra, kiểm tra tối thiểu là 30% các đơn vị trực thuộc trong năm 2017. Trên tinh thần Chính phủ có những chỉ đạo hết sức quyết liệt, kiên quyết như thế.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) về giải pháp nào xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ giữa các ngành, các cấp, Phó thủ tướng cho rằng, trách nhiệm của người cán bộ cách mạng là phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, phải hành động theo lương tâm, trách nhiệm của mình và thực hiện đúng chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.
“Nên cán bộ nào có tư duy nhiệm kỳ là cán bộ đó không xứng đáng”, Phó thủ tướng nói.
Cũng theo Phó thủ tướng, Chính phủ chủ trương là một Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ Nhân dân. Cho nên, đối với bộ máy công quyền hành chính nhà nước cũng đòi hỏi những công chức, cán bộ, viên chức, người lãnh đạo các ngành, các cấp phải trên tinh thần đó.
Phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ chính trị, thực thi công vụ mà không thực hiện đúng theo nghị quyết, chương trình, kế hoạch và tư duy nhiệm kỳ nói thì rất tinh vi, có thể vì lợi ích nhóm, có thể vì muốn thể hiện mình để được phiếu cho kỳ tới, ông nói.
“Cũng có thể thấy mình đã hết nhiệm kỳ rồi thì thôi, không quyết tâm nỗ lực nữa. Tất cả những biểu hiện này đòi hỏi pháp luật, quy chế, phải tăng cường xây dựng thể chế, quy chế tăng cường kiểm tra và kịp thời phát hiện xử lý vi phạm. Đấy chính là những giải pháp, tôi muốn trình bày tóm tắt với các đại biểu”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay.
“Không tăng trưởng bằng mọi giá”
Báo cáo tại Quốc hội, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, kinh tế 5 tháng đầu năm tiếp tục phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2%, thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất trong 9 năm. Xuất khẩu tăng 17,4%… Hơn 50.000 doanh nghiệp được thành lập, tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung gần 1,2 triệu tỷ đồng. Song, kinh tế đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhập siêu đã vượt 2,7 tỷ USD.
Về giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Phó thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ nhất quán quan điểm không tăng trưởng bằng mọi giá. Riêng khu vực nông nghiệp phấn đấu đạt tăng trưởng 3,05%, xuất khẩu nông sản trên 33 tỷ USD.
“Chính phủ cũng phấn đấu giảm lãi suất tín dụng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm trên 18%. Khai thác dầu thô ở mức hợp lý, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ một số loại khoáng sản”, Phó thủ tướng cho hay.
Đặc biệt, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình còn nhấn mạnh đến công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ, mục tiêu là cổ phần hoá 137 doanh nghiệp, đến năm 2020 chỉ còn giữ vốn 100% tại 103 doanh nghiệp đảm bảo không xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản của nhà nước.
Về hệ thống tín dụng và xử lý nợ xấu, Phó thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã mua 0 đồng và thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia cơ cấu lại, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Đồng thời củng cố, chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, xử lý dứt điểm các quỹ yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.
Chính phủ cũng sẽ thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng, triển khai phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Còn nhiều dự án “đắp chăn, đắp chiếu”
Phát biểu tại nghị trường, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, Chính phủ sẽ tập trung xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ, thất thoát lớn và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, 12 dự án này sẽ cơ cấu, sắp xếp lại, giải quyết trên tinh thần không để thất thoát về ngân sách, không dùng ngân sách trả nợ, giải quyết theo cơ chế thị trường và xử lý nghiêm các vi phạm, trong đó cả tổ chức và cá nhân, những người chịu trách nhiệm trực tiếp.
“Ý kiến của đại biểu hỏi, ngoài 12 dự án này còn nữa hay không? Tôi xin trả lời mang tính chất ước lệ chứ không thể khẳng định là không có nhưng cũng không nói là không còn, nhưng tinh thần chung là còn, phải tiếp tục rà soát. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương phải báo cáo, rà soát, thử đánh giá, phát hiện và báo cáo Chính phủ sẽ có những giải pháp để xử lý như đối với 12 dự án ‘đắp chăn, đắp chiếu’, cũng giải quyết trên tinh thần xử lý theo cơ chế thị trường và không dùng ngân sách nhà nước để trả nợ, đồng thời kiên quyết xử lý đối với người vi phạm”, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình nói.
Cũng theo Phó thủ tướng, giải pháp cơ bản làm sao không còn những dự án này. Trách nhiệm của các ngành, các cấp phải chấp hành đúng nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp lại doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, cơ cấu lại các ngành nghề và tăng cường thực hiện các chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu đã có nhiều chỉ đạo về cơ chế phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm.
Về vấn đề tránh lãng phí ở các dự án bị đình hoãn, ông Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và giải ngân cho một số dự án. Như vậy các dự án thật sự cần thiết đều đã được bố trí vốn trong gói trung hạn.
Lo tư duy nhiệm kỳ bởi ẩn chứa lợi ích nhóm
Tại nghị trường, nhiều đại biểu chất vấn vấn đề bổ nhiệm nhân sự gây tai tiếng, dư luận xấu thời gian qua.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) về công tác bổ nhiệm cán bộ, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết thời gian qua báo chí đã phản ánh lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào những vị trí do đơn vị mình phụ trách, gây nên những phản ứng trong dư luận.
“Với quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển hành động phục vụ người dân, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung làm tốt công tác, chức năng, nhiệm vụ được giao trên tinh thần phục vụ và giao cho Bộ Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra các vụ việc báo chí đã phản ánh và tiến hành thanh tra công vụ.
Bộ Nội vụ cũng đã khẩn trương thực hiện kiểm tra, rà soát tại 11 địa phương. Qua đó cũng đã phát hiện một số sai phạm trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức”, Phó thủ tướng nói.
Đối với vấn đề này Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm yêu cầu thu hồi những quyết định trái pháp luật, xem xét miễn nhiệm chức vụ hoặc chấm dứt hợp đồng đối với những trường hợp qua kiểm tra phát hiện đã có sai phạm. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm theo quy định của pháp luật.
Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là yêu cầu các bộ, ngành, các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ, trước mắt tập trung vào việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý và thanh tra, kiểm tra tối thiểu là 30% các đơn vị trực thuộc trong năm 2017. Trên tinh thần Chính phủ có những chỉ đạo hết sức quyết liệt, kiên quyết như thế.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) về giải pháp nào xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ giữa các ngành, các cấp, Phó thủ tướng cho rằng, trách nhiệm của người cán bộ cách mạng là phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, phải hành động theo lương tâm, trách nhiệm của mình và thực hiện đúng chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.
“Nên cán bộ nào có tư duy nhiệm kỳ là cán bộ đó không xứng đáng”, Phó thủ tướng nói.
Cũng theo Phó thủ tướng, Chính phủ chủ trương là một Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ Nhân dân. Cho nên, đối với bộ máy công quyền hành chính nhà nước cũng đòi hỏi những công chức, cán bộ, viên chức, người lãnh đạo các ngành, các cấp phải trên tinh thần đó.
Phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ chính trị, thực thi công vụ mà không thực hiện đúng theo nghị quyết, chương trình, kế hoạch và tư duy nhiệm kỳ nói thì rất tinh vi, có thể vì lợi ích nhóm, có thể vì muốn thể hiện mình để được phiếu cho kỳ tới, ông nói.
“Cũng có thể thấy mình đã hết nhiệm kỳ rồi thì thôi, không quyết tâm nỗ lực nữa. Tất cả những biểu hiện này đòi hỏi pháp luật, quy chế, phải tăng cường xây dựng thể chế, quy chế tăng cường kiểm tra và kịp thời phát hiện xử lý vi phạm. Đấy chính là những giải pháp, tôi muốn trình bày tóm tắt với các đại biểu”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay.