Logic và những “ẩn số” của tín nhiệm
Chuẩn bị cho cuộc lấy phiếu thứ hai, báo chí lại tiếp tục “căn vặn” rằng sao không chất vấn trước, lấy phiếu sau
Ngay sau nội dung lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh chủ chốt mà dù ít hay nhiều cũng không thể nói là không có chút “căng thẳng” vừa qua, sáng đầu tiên của tuần làm việc mới, Quốc hội lại bắt đầu 3 ngày liền với chất vấn và trả lời chất vấn.
Trước thềm hoạt động đánh giá tín nhiệm lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 5 (giữa năm 2013 của Quốc hội), câu hỏi tại sao không tiến hành chất vấn trước khi lấy phiếu tín nhiệm cũng đã từng được đặt ra, với logic là qua chất vấn sẽ có thêm cơ sở để quyết định mức tín nhiệm.
Câu trả lời khi đó là danh sách gần 50 vị mà chỉ có 4 - 5 vị phải lên “ghế nóng” thì chắc chắn các vị này sẽ bị áp lực, dẫn đến không công bằng, không khách quan trong toàn bộ cuộc lấy phiếu.
Lúc ấy, cũng có một số vị đại biểu cho rằng giải thích này không được logic cho lắm. Bởi một khi anh đã làm tốt công việc của mình, thì chất vấn là cơ hội để anh ghi điểm chứ không phải mất điểm.
Chuẩn bị cho cuộc lấy phiếu thứ hai, báo chí lại tiếp tục “căn vặn” người phát ngôn của Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - rằng sao không chất vấn trước, lấy phiếu sau.
Và câu trả lời vẫn là, lấy phiếu tín nhiệm rồi chất vấn mới công bằng.
Nhìn vào kết quả lấy phiếu của các thành viên Chính phủ vừa được công bố chiều muộn ngày 15/11, một số vị đại biểu cho rằng không thể phủ nhận những cố gắng của các vị bộ trưởng được nhiều phiếu tín nhiệm cao lần này. Nhưng mức độ cảm nhận về chuyển động của từng lĩnh vực có sự cách biệt khá lớn.
Vậy nên, nếu trước khi lấy phiếu, các vị ở những lĩnh vực mà cả cử tri và đại biểu khó cảm nhận hơn về chuyển biến, được đối thoại trực tiếp qua chất vấn thì có lẽ là công bằng hơn.
Một số vị đại biểu phân tích thêm ở góc độ hành xử. Bởi, có vị bộ trưởng đọc được ý kiến của bạn đọc dưới một bài báo đã lập tức tìm hiều thông tin và ra tay tháo gỡ ngay vướng mắc. Nhưng cũng có vị bộ trưởng khác, khi xảy ra sự việc thuộc lĩnh vực vị này phụ trách, đại biểu sốt ruột gọi điện cũng không nghe, và nhắn tin cũng chẳng trả lời.
Kết quả, vị thứ nhất được tín nhiệm cao hơn vị thứ hai cũng là lẽ đương nhiên.
Vẫn nằm trong mối quan hệ giữa chất vấn và tín nhiệm, liên tiếp mấy kỳ họp gần đây, băn khoăn tại sao người đứng đầu ngành y tế không được chọn đăng đàn trực tiếp, trong khi lĩnh vực vị này phụ trách liên tiếp xảy ra nhiều vấn đề khiến người dân bất an, cứ trở đi trở lại với không ít đại biểu.
Một trong số các câu trả lời được đưa ra là vì Bộ trưởng Bộ Y tế đã trả lời cách đây vài tháng tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thế tại sao Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng trả lời ở phiên họp đó, lần này lại được chọn đăng đàn trước Quốc hội. Trong khi từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Hoàng đã đăng đàn hai lần trước Quốc hội, còn Bộ trưởng Tiến mới chỉ có một lần, từ tận kỳ họp thứ hai.
Và sự “logic” này được mỗi đại biểu nhìn nhận theo góc riêng, khó có thể nói là không ảnh hưởng đến “thước đo” tín nhiệm.
Góc nhìn về tín nhiệm rất đa chiều. Song nhận xét rất chung của nhiều vị thay mặt nhân dân giám sát tối cao về công tác cán bộ qua lá phiếu là kết quả khá sát thực với tình hình chung về mọi mặt của đất nước. Vậy nên số phiếu tín nhiệm cao của nhiều vị cao hơn lần trước là phù hợp.
Đó là nói chung, còn ở góc nhìn riêng, ngay từ phiên thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế - xã hội sáng 30/10, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đã phát biểu “khi nói kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích cực trên hầu hết các ngành, các lĩnh vực như báo cáo của Chính phủ thì cần cân nhắc, thận trọng để tránh sự chủ quan”.
Bởi trên thực tế một số lĩnh vực còn có khoảng cách rất lớn so với báo cáo. 13/14 chỉ tiêu của năm 2014 hoàn thành thì tại sao đất nước còn nhiều khó khăn, tại sao văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp đáng lo ngại như vậy, đại biểu Quyết Tâm trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội.
Một logic tín nhiệm khác cũng được đại biểu chia sẻ là lĩnh vực nào có chuyển biến tích cực thì tư lệnh ngành được tín nhiệm cao.
Theo logic này thì việc Thống đốc Nguyễn Văn Bình từ vị trí cao nhất của số phiếu tín nhiệm thấp đã vươn lên top 10 của phiếu tín nhiệm cao nhất và số phiếu tín nhiệm thấp từ 209 đã tụt xuống chỉ còn 41 phiếu là không khó lý giải.
Theo trao đổi của đại biểu Dương Trung Quốc với báo chí ngay sau khi kết quả này được công bố, thì: “Đây là một ẩn số. Chúng tôi căn cứ vào các số liệu được công bố, hiệu ứng của đời sống xã hội, nó có chuyển biến căn bản thì đánh giá như vậy. Nhưng còn cụ thể thế nào thì phải để các nhà chuyên môn phân tích”.
Vậy nên, rất có thể trong những điều tưởng như rất logic lại chứa đựng những điều phi logic. Nhưng dù sao, chẳng có cái gì là tuyệt đối, như nhận xét của một số vị đại biểu.
Có chăng, để những tranh luận bất tận về đánh giá tín nhiệm có thể đi đến hồi kết nhanh hơn thì khi sửa Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội hãy thuyết phục cử tri rằng, dù lấy phiếu tín nhiệm là việc chỉ xảy ra ở Việt Nam thì vẫn được tiến hành theo logic mà đại đa số cử tri thấy là hợp lý, hợp tình.
Trước thềm hoạt động đánh giá tín nhiệm lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 5 (giữa năm 2013 của Quốc hội), câu hỏi tại sao không tiến hành chất vấn trước khi lấy phiếu tín nhiệm cũng đã từng được đặt ra, với logic là qua chất vấn sẽ có thêm cơ sở để quyết định mức tín nhiệm.
Câu trả lời khi đó là danh sách gần 50 vị mà chỉ có 4 - 5 vị phải lên “ghế nóng” thì chắc chắn các vị này sẽ bị áp lực, dẫn đến không công bằng, không khách quan trong toàn bộ cuộc lấy phiếu.
Lúc ấy, cũng có một số vị đại biểu cho rằng giải thích này không được logic cho lắm. Bởi một khi anh đã làm tốt công việc của mình, thì chất vấn là cơ hội để anh ghi điểm chứ không phải mất điểm.
Chuẩn bị cho cuộc lấy phiếu thứ hai, báo chí lại tiếp tục “căn vặn” người phát ngôn của Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - rằng sao không chất vấn trước, lấy phiếu sau.
Và câu trả lời vẫn là, lấy phiếu tín nhiệm rồi chất vấn mới công bằng.
Nhìn vào kết quả lấy phiếu của các thành viên Chính phủ vừa được công bố chiều muộn ngày 15/11, một số vị đại biểu cho rằng không thể phủ nhận những cố gắng của các vị bộ trưởng được nhiều phiếu tín nhiệm cao lần này. Nhưng mức độ cảm nhận về chuyển động của từng lĩnh vực có sự cách biệt khá lớn.
Vậy nên, nếu trước khi lấy phiếu, các vị ở những lĩnh vực mà cả cử tri và đại biểu khó cảm nhận hơn về chuyển biến, được đối thoại trực tiếp qua chất vấn thì có lẽ là công bằng hơn.
Một số vị đại biểu phân tích thêm ở góc độ hành xử. Bởi, có vị bộ trưởng đọc được ý kiến của bạn đọc dưới một bài báo đã lập tức tìm hiều thông tin và ra tay tháo gỡ ngay vướng mắc. Nhưng cũng có vị bộ trưởng khác, khi xảy ra sự việc thuộc lĩnh vực vị này phụ trách, đại biểu sốt ruột gọi điện cũng không nghe, và nhắn tin cũng chẳng trả lời.
Kết quả, vị thứ nhất được tín nhiệm cao hơn vị thứ hai cũng là lẽ đương nhiên.
Vẫn nằm trong mối quan hệ giữa chất vấn và tín nhiệm, liên tiếp mấy kỳ họp gần đây, băn khoăn tại sao người đứng đầu ngành y tế không được chọn đăng đàn trực tiếp, trong khi lĩnh vực vị này phụ trách liên tiếp xảy ra nhiều vấn đề khiến người dân bất an, cứ trở đi trở lại với không ít đại biểu.
Một trong số các câu trả lời được đưa ra là vì Bộ trưởng Bộ Y tế đã trả lời cách đây vài tháng tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thế tại sao Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng trả lời ở phiên họp đó, lần này lại được chọn đăng đàn trước Quốc hội. Trong khi từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Hoàng đã đăng đàn hai lần trước Quốc hội, còn Bộ trưởng Tiến mới chỉ có một lần, từ tận kỳ họp thứ hai.
Và sự “logic” này được mỗi đại biểu nhìn nhận theo góc riêng, khó có thể nói là không ảnh hưởng đến “thước đo” tín nhiệm.
Góc nhìn về tín nhiệm rất đa chiều. Song nhận xét rất chung của nhiều vị thay mặt nhân dân giám sát tối cao về công tác cán bộ qua lá phiếu là kết quả khá sát thực với tình hình chung về mọi mặt của đất nước. Vậy nên số phiếu tín nhiệm cao của nhiều vị cao hơn lần trước là phù hợp.
Đó là nói chung, còn ở góc nhìn riêng, ngay từ phiên thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế - xã hội sáng 30/10, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đã phát biểu “khi nói kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích cực trên hầu hết các ngành, các lĩnh vực như báo cáo của Chính phủ thì cần cân nhắc, thận trọng để tránh sự chủ quan”.
Bởi trên thực tế một số lĩnh vực còn có khoảng cách rất lớn so với báo cáo. 13/14 chỉ tiêu của năm 2014 hoàn thành thì tại sao đất nước còn nhiều khó khăn, tại sao văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp đáng lo ngại như vậy, đại biểu Quyết Tâm trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội.
Một logic tín nhiệm khác cũng được đại biểu chia sẻ là lĩnh vực nào có chuyển biến tích cực thì tư lệnh ngành được tín nhiệm cao.
Theo logic này thì việc Thống đốc Nguyễn Văn Bình từ vị trí cao nhất của số phiếu tín nhiệm thấp đã vươn lên top 10 của phiếu tín nhiệm cao nhất và số phiếu tín nhiệm thấp từ 209 đã tụt xuống chỉ còn 41 phiếu là không khó lý giải.
Theo trao đổi của đại biểu Dương Trung Quốc với báo chí ngay sau khi kết quả này được công bố, thì: “Đây là một ẩn số. Chúng tôi căn cứ vào các số liệu được công bố, hiệu ứng của đời sống xã hội, nó có chuyển biến căn bản thì đánh giá như vậy. Nhưng còn cụ thể thế nào thì phải để các nhà chuyên môn phân tích”.
Vậy nên, rất có thể trong những điều tưởng như rất logic lại chứa đựng những điều phi logic. Nhưng dù sao, chẳng có cái gì là tuyệt đối, như nhận xét của một số vị đại biểu.
Có chăng, để những tranh luận bất tận về đánh giá tín nhiệm có thể đi đến hồi kết nhanh hơn thì khi sửa Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội hãy thuyết phục cử tri rằng, dù lấy phiếu tín nhiệm là việc chỉ xảy ra ở Việt Nam thì vẫn được tiến hành theo logic mà đại đa số cử tri thấy là hợp lý, hợp tình.