Hậu tín nhiệm: Không chỉ là chuyện thấp, cao
Dù cho không có vị nào rơi vào vòng “nguy hiểm” song kết quả lấy phiếu vẫn là những con số biết nói
Gần 18 giờ, sau khi Quốc hội đã hết giờ làm việc chiều 15/11 hơn nửa tiếng, trung tâm báo chí của kỳ họp ở tầng hầm của nhà Quốc hội mới vẫn có khoảng 20 phóng viên đang cặm cụi tác nghiệp.
Người thì soát lại từng con số, người khác tỉ mẩn chọn lọc, so sánh… để có thể mang đến thông tin đầy đủ nhất về một nội dung được cử tri đặc biệt quan tâm: lấy phiếu tín nhiệm 50 lãnh đạo cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Bởi, dù cho không có vị nào rơi vào vòng “nguy hiểm”, tức có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”, song kết quả lấy phiếu vẫn là những con số biết nói.
Cả Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đều có số phiếu tín nhiệm cao hơn lần trước là kết quả, theo một số vị đại biểu, có nguyên nhân từ sự thể hiện trách nhiệm cá nhân trước những vấn đề lớn của đất nước.
Ở các chức danh còn lại, kết quả lần này đã sát hơn so với lần lấy phiếu thứ nhất, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhận xét.
Đại biểu Kim Thúy cũng là người mà trước thềm hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đã khẳng định với VnEconomy rằng, bà đánh giá cao bộ trưởng dám hành động, khi nhận được câu hỏi rằng một bộ trưởng vừa xây dựng thể chế tốt vừa điều hành hiệu quả thì tuyệt vời, nhưng nếu chỉ được một trong hai vế, thì ai sẽ được tín nhiệm cao hơn?
Kết quả tín nhiệm vừa công bố chiều nay cũng cho thấy, một số vị bộ trưởng được nhiều phiếu tín nhiệm cao đều là những bộ trưởng hành động.
Đánh giá tín nhiệm lần này sát hơn, theo đại biểu Kim Thúy, còn là bởi lần lấy phiếu trước mới qua một năm rưỡi của nhiệm kỳ, nên nhiều phát ngôn mạnh mẽ của một số vị chưa đủ thời gian để kiểm chứng trong thực tế.
Thêm một năm rưỡi, đã khá đủ để đại biểu có thể định lượng được khoảng cách giữa nói và làm là rộng hay hẹp.
Cũng không bất ngờ trước kết quả lấy phiếu, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM) nhìn nhận, kết quả phản ánh khá sát thực bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước. Một số vị ở cả khối hành pháp và lập pháp có liên quan đến lĩnh vực kinh tế được đánh giá cao hơn lần trước, theo đại biểu Ngân cũng là phù hợp.
Ông Ngân cũng cho rằng khoảng cách về tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao giữa khối lập pháp và hành pháp cũng đã được rút ngắn.
Bình luận sâu hơn về điều này, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) nói, ngay từ các phiên thảo luận về tình hình của đất nước trong kỳ họp này, nhiều ý kiến đại biểu đã đề cập đến trách nhiệm của Quốc hội như người trong cuộc của các vấn đề lớn của đất nước, cả thành tựu và hạn chế, yếu kém, chứ không chỉ mổ xẻ trách nhiệm của riêng Chính phủ.
Chính vì vậy, sự thể hiện trên từng lá phiếu với cả các vị ở khối lập pháp và hành pháp đã có sự công bằng hơn.
Nếu các vị đại biểu có “khắt khe” hơn với các chức danh chủ chốt ở Quốc hội thì cũng là khắt khe hơn với chính mình, ông Lộc thể hiện góc nhìn riêng.
Về tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao vượt trội so với lần lấy phiếu thứ nhất của một số vị trong khối hành pháp, ông Lộc cho rằng có thể càm nhận rất rõ ý chí muốn tạo đột phá, muốn thay đổi mạnh mẽ cả trong tư duy và hành động của họ. Dù có thể không phải tất cả mọi việc họ làm đều đúng, đều hay, nhưng ít nhất là họ đã dám dấn thân, dám làm, dám chịu. Và tinh thần đó rất cần được khuyến khích.
Tuy nhiên, theo vị Chủ tịch VCCI, cũng cần nhìn nhận công bằng là với một số lĩnh vực thì sự thay đổi dễ cảm nhận hơn một số lĩnh vực khác.
“Bảng tổng sắp” tỷ lệ phiếu tín nhiệm cũng cho thấy một điều, không vị nào chỉ nhận được đánh giá "tín nhiệm cao" và "tín nhiệm", mà ít nhiều đều có phiếu "tín nhiệm thấp". Thậm chí có vị phiếu cao nhiều nhưng phiếu thấp cũng không ít.
Có số phiếu "tín nhiệm thấp" cao nhất với 192 phiếu là Bộ trưởng Bộ Y tế, thấp nhất là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với 9 phiếu. Chủ tịch Quốc hội nhận 52 phiếu "tín nhiệm thấp", Thủ tướng nhận 68 phiếu còn Chủ tịch nước là 20 phiếu.
Góc nhìn khác nhau, yêu cầu khác nhau, thì đánh giá mức độ tín nhiệm khác nhau, không có gì là tuyệt đối, một số vị đại biều nhìn nhận.
Nhưng, cũng có lý do là “có vị đại biểu đến hội trường hai tay hai điện thoại, không tài liệu không máy tính, một số vị thì gần hết kỳ họp nhưng đa số tài liệu còn mới tinh, thì làm sao có đủ thông tin để đánh giá”, theo nhận xét của một vị đại biểu chuyên trách.
Quốc hội đã thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm, các vị đại biểu đã hoàn thành trách nhiệm cao cả của mình, là nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi kết quả lấy phiếu đã được công bố.
Nhưng, theo một số vị đại biểu Quốc hội thì nếu lần lấy phiếu tiếp theo vẫn “đổi mới như cũ”, tức là vẫn đánh giá tín nhiệm theo ba mức, thì có thể cử tri sẽ ngần ngại khi dành phiếu “tín nhiệm cao” cho Quốc hội.
Người thì soát lại từng con số, người khác tỉ mẩn chọn lọc, so sánh… để có thể mang đến thông tin đầy đủ nhất về một nội dung được cử tri đặc biệt quan tâm: lấy phiếu tín nhiệm 50 lãnh đạo cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Bởi, dù cho không có vị nào rơi vào vòng “nguy hiểm”, tức có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”, song kết quả lấy phiếu vẫn là những con số biết nói.
Cả Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đều có số phiếu tín nhiệm cao hơn lần trước là kết quả, theo một số vị đại biểu, có nguyên nhân từ sự thể hiện trách nhiệm cá nhân trước những vấn đề lớn của đất nước.
Ở các chức danh còn lại, kết quả lần này đã sát hơn so với lần lấy phiếu thứ nhất, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhận xét.
Đại biểu Kim Thúy cũng là người mà trước thềm hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đã khẳng định với VnEconomy rằng, bà đánh giá cao bộ trưởng dám hành động, khi nhận được câu hỏi rằng một bộ trưởng vừa xây dựng thể chế tốt vừa điều hành hiệu quả thì tuyệt vời, nhưng nếu chỉ được một trong hai vế, thì ai sẽ được tín nhiệm cao hơn?
Kết quả tín nhiệm vừa công bố chiều nay cũng cho thấy, một số vị bộ trưởng được nhiều phiếu tín nhiệm cao đều là những bộ trưởng hành động.
Đánh giá tín nhiệm lần này sát hơn, theo đại biểu Kim Thúy, còn là bởi lần lấy phiếu trước mới qua một năm rưỡi của nhiệm kỳ, nên nhiều phát ngôn mạnh mẽ của một số vị chưa đủ thời gian để kiểm chứng trong thực tế.
Thêm một năm rưỡi, đã khá đủ để đại biểu có thể định lượng được khoảng cách giữa nói và làm là rộng hay hẹp.
Cũng không bất ngờ trước kết quả lấy phiếu, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Tp.HCM) nhìn nhận, kết quả phản ánh khá sát thực bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước. Một số vị ở cả khối hành pháp và lập pháp có liên quan đến lĩnh vực kinh tế được đánh giá cao hơn lần trước, theo đại biểu Ngân cũng là phù hợp.
Ông Ngân cũng cho rằng khoảng cách về tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao giữa khối lập pháp và hành pháp cũng đã được rút ngắn.
Bình luận sâu hơn về điều này, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) nói, ngay từ các phiên thảo luận về tình hình của đất nước trong kỳ họp này, nhiều ý kiến đại biểu đã đề cập đến trách nhiệm của Quốc hội như người trong cuộc của các vấn đề lớn của đất nước, cả thành tựu và hạn chế, yếu kém, chứ không chỉ mổ xẻ trách nhiệm của riêng Chính phủ.
Chính vì vậy, sự thể hiện trên từng lá phiếu với cả các vị ở khối lập pháp và hành pháp đã có sự công bằng hơn.
Nếu các vị đại biểu có “khắt khe” hơn với các chức danh chủ chốt ở Quốc hội thì cũng là khắt khe hơn với chính mình, ông Lộc thể hiện góc nhìn riêng.
Về tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao vượt trội so với lần lấy phiếu thứ nhất của một số vị trong khối hành pháp, ông Lộc cho rằng có thể càm nhận rất rõ ý chí muốn tạo đột phá, muốn thay đổi mạnh mẽ cả trong tư duy và hành động của họ. Dù có thể không phải tất cả mọi việc họ làm đều đúng, đều hay, nhưng ít nhất là họ đã dám dấn thân, dám làm, dám chịu. Và tinh thần đó rất cần được khuyến khích.
Tuy nhiên, theo vị Chủ tịch VCCI, cũng cần nhìn nhận công bằng là với một số lĩnh vực thì sự thay đổi dễ cảm nhận hơn một số lĩnh vực khác.
“Bảng tổng sắp” tỷ lệ phiếu tín nhiệm cũng cho thấy một điều, không vị nào chỉ nhận được đánh giá "tín nhiệm cao" và "tín nhiệm", mà ít nhiều đều có phiếu "tín nhiệm thấp". Thậm chí có vị phiếu cao nhiều nhưng phiếu thấp cũng không ít.
Có số phiếu "tín nhiệm thấp" cao nhất với 192 phiếu là Bộ trưởng Bộ Y tế, thấp nhất là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với 9 phiếu. Chủ tịch Quốc hội nhận 52 phiếu "tín nhiệm thấp", Thủ tướng nhận 68 phiếu còn Chủ tịch nước là 20 phiếu.
Góc nhìn khác nhau, yêu cầu khác nhau, thì đánh giá mức độ tín nhiệm khác nhau, không có gì là tuyệt đối, một số vị đại biều nhìn nhận.
Nhưng, cũng có lý do là “có vị đại biểu đến hội trường hai tay hai điện thoại, không tài liệu không máy tính, một số vị thì gần hết kỳ họp nhưng đa số tài liệu còn mới tinh, thì làm sao có đủ thông tin để đánh giá”, theo nhận xét của một vị đại biểu chuyên trách.
Quốc hội đã thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm, các vị đại biểu đã hoàn thành trách nhiệm cao cả của mình, là nhận xét của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi kết quả lấy phiếu đã được công bố.
Nhưng, theo một số vị đại biểu Quốc hội thì nếu lần lấy phiếu tiếp theo vẫn “đổi mới như cũ”, tức là vẫn đánh giá tín nhiệm theo ba mức, thì có thể cử tri sẽ ngần ngại khi dành phiếu “tín nhiệm cao” cho Quốc hội.