Lời đồn nhiễm xạ, mối lo mới của thế giới
Nhiều quốc gia đang đứng trước vấn nạn tin đồn thực phẩm nhiễm xạ đe dọa khi người dân cuống cuồng thu gom hàng hóa
Ở nhiều quốc gia, hiện đang lan tràn những lời đồn về nguy cơ thực phẩm nhiễm xạ. Những tin tức này đã khiến dân chúng tại nhiều quốc gia cuống cuồng thu gom những loại thực phẩm, gây ra những cảnh hỗn loạn ở các chợ, siêu thị.
Bất chấp chính quyền nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á đã tuyên bố, những tin tức này chỉ là lời đồn nhảm nhí và sẽ trừng trị nghiêm khắc những cá nhân cố tình làm loạn trật tự xã hội bằng cách loan tin thất thiệt, nhưng người dân ở nhiều nơi vẫn đang phản ứng thái quá.
Hôm 16/3, các báo quốc tế đưa đi hình ảnh người dân Hồng Kông đổ xô mua gom sữa bột có xuất xứ từ Nhật Bản, nhưng phải là loại sản xuất trước động đất. Từng hàng dài các ông bố bà mẹ có con nhỏ đứng chờ trước những cửa hàng sữa từ tờ mờ sáng, với hy vọng là mua được hộp sữa Nhật lô hàng cũ. Cảnh sát địa phương đã được huy động để bảo vệ trật tự.
Một số cửa hàng phải phát thẻ thứ tự cho khách hàng, để tránh tình trạng chen lấn xô đẩy. Có nơi ra quy định, mỗi người chỉ được mua tối đa một thùng 8 hộp sữa. Chỉ vài giờ sau khi mở cửa, nhiều cửa hàng sữa đã nhẵn hàng.
Theo các nhà khoa học, nguy cơ nhiễm xạ ở trẻ nhỏ cao hơn rất nhiều so với người trưởng thành. Đặc biệt với trẻ em trong giai đoạn phát triển, phóng xạ có thể gây ra hiện tượng biến đổi nhiễm sắc thể, và gây nên bệnh ung thư. Do vậy, bất chấp lời trấn an của chính quyền, người dân vẫn không bớt quan ngại.
Thêm vào đó, theo các báo nước ngoài, Bộ Y tế Malaysia và Singapore đã tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, để đảm bảo chúng không bị nhiễm phóng xạ từ các vụ nổ lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. "Chúng tôi đang theo dõi sát tình hình", Bộ trưởng Y tế Malaysia Liow Tiong Lai cho biết hôm 14/3.
Tại Trung Quốc, bất chấp việc chính phủ nước này thông báo không có nguy cơ nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản, nhưng người dân vẫn đua nhau đi mua muối i-ốt để phòng ngừa.
Công ty muối của nhà nước đã tăng lượng hàng bán ra mà vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu. Các tư thương nhân dịp này đã đẩy giá muối lên cao. Giá muối đã tăng từ 5 đến 10 lần, mỗi người chỉ được mua tối đa 5 túi muối, nhưng người dân vẫn cứ xếp hàng dài chờ mua. Theo các chuyên gia y tế, chỉ có muối hoặc viên thuốc i-ốt mới có thể giúp ngừa nhiễm xạ gây ung thư tuyến giáp.
Trước thông tin gió chuyển hướng lùa bụi phóng xạ ra Thái Bình Dương, cơn sốt mua thuốc i-ốt cũng lan nhanh đến bờ Tây của Mỹ, từ California đến Arizona. Tình hình cũng tương tự tại miền Viễn Đông Nga khi cư dân thành phố Vladivostok liên tục tìm hiểu thông tin về độ phóng xạ trong không khí cũng như trữ thuốc i-ốt.
Trong khi đó, tờ Le Monde của Pháp hôm 17/3 đưa tin rằng, theo hướng gió hiện tại, các chất phóng xạ thoát ra từ lò hạt nhân Fukushima sẽ bị đẩy về hướng Thái Bình Dương, và có thời gian phân tán trong bầu khí quyển và lòng đại dương. Nhưng như thế thì lợi bất cập hại, bởi đại dương sẽ bị ô nhiễm phóng xạ.
Tờ Le Monde cảnh báo, "nguy cơ nhiễm chất phóng xạ của Thái Bình Dương sẽ đe dọa nguồn hải sản". Nếu lòng biển bị nhiễm xạ, hải sản cũng bị nhiễm theo. Người chịu thiệt nhất chính là người Nhật, bởi họ nằm trong số những người ăn hải sản nhiều nhất thế giới, với từ 70 đến 80 kg/người/năm.
Tờ báo nhắc lại, vụ nổ hạt nhân Chernobyl vào năm 1986 đã ảnh hưởng phần nào đến biển cả, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là biển Baltique và Biển Đen. Theo Le Monde, nguồn nhiễm phóng xạ cho biển cả chủ yếu đến từ các vụ thử tên vũ khí hạt nhân được tiến hành trong những năm 1960, và đến từ các nhà máy xử lý chất đốt La Hague của Pháp và Sellafield của Anh.
Hiện tại, nước biển sử dụng làm nguội các lò phản ứng ở Fukushima sẽ bốc hơi, và trên lý thuyết thì nước này sẽ không bị thải vào môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, qua đường không khí, các phân tử phóng xạ có thể gây ô nhiễm cho môi trường nước. Một chuyên gia nhận định, ''nếu có mưa thì những đám mây bụi chứa phóng xạ sẽ đến với đại dương dễ dàng hơn''.
Theo kinh nghiệm từ vụ Chernobyl, các phân tử phóng xạ có thể bị cuốn rất nhanh xuống lòng đại dương thông qua những động thực vật nổi. Đáng chú ý là, những sinh vật nổi lại là tầng đầu tiên trong chuỗi thực phẩm trong đại dương.
Các phân tử phóng xạ như vậy sẽ có thể gây nhiễm cho tất các các sinh vật biển, vì thế, cũng sẽ gây hại cho con người. Người Nhật ăn rất nhiều rong biển, mà rong biển thì lại chứa rất nhiều chất phóng xạ i-ốt. Chất này có trong tự nhiên hoặc được thải ra từ các lò hạt nhân.
Theo Le Monde, hiện chưa có lệnh cấm dùng hải sản nào được đưa ra. Ấn Độ, Singapore, Ski Lanka, Đài Loan, Philippines và Malaysia đã thông báo vào hôm 14/3 là có ý định tiến hành kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhất là thực phẩm tươi sống.
Dưới đây là một vài hình ảnh về người dân Trung Quốc đổ xô mua muối hôm 17/3:
Một cảnh sát cố gắng duy trì trật tự tại một cửa hàng muối ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters.
Xô đẩy, chen lấn giành mua muối trong một siêu thị ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc - Ảnh: AP.
Vui mừng vì mua được muối, cảnh tại một siêu thị ở Bắc Kinh - Ảnh: AP.
Khách hàng tại một siêu thị ở Bắc Kinh ngỡ ngàng thấy các kệ bán muối hết nhẵn - Ảnh: AP.
Một phụ nữ cố với lấy chai nước tương ở trên giá cao, khi muối đã bán hết - Ảnh: Getty.
Cảnh mua tương thay muối cũng diễn ra ở một siêu thị tại Hàng Châu - Ảnh: AP.
Những người mua được muối hớn hở xách hàng về nhà - Ảnh: Reuters.
Bất chấp chính quyền nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á đã tuyên bố, những tin tức này chỉ là lời đồn nhảm nhí và sẽ trừng trị nghiêm khắc những cá nhân cố tình làm loạn trật tự xã hội bằng cách loan tin thất thiệt, nhưng người dân ở nhiều nơi vẫn đang phản ứng thái quá.
Hôm 16/3, các báo quốc tế đưa đi hình ảnh người dân Hồng Kông đổ xô mua gom sữa bột có xuất xứ từ Nhật Bản, nhưng phải là loại sản xuất trước động đất. Từng hàng dài các ông bố bà mẹ có con nhỏ đứng chờ trước những cửa hàng sữa từ tờ mờ sáng, với hy vọng là mua được hộp sữa Nhật lô hàng cũ. Cảnh sát địa phương đã được huy động để bảo vệ trật tự.
Một số cửa hàng phải phát thẻ thứ tự cho khách hàng, để tránh tình trạng chen lấn xô đẩy. Có nơi ra quy định, mỗi người chỉ được mua tối đa một thùng 8 hộp sữa. Chỉ vài giờ sau khi mở cửa, nhiều cửa hàng sữa đã nhẵn hàng.
Theo các nhà khoa học, nguy cơ nhiễm xạ ở trẻ nhỏ cao hơn rất nhiều so với người trưởng thành. Đặc biệt với trẻ em trong giai đoạn phát triển, phóng xạ có thể gây ra hiện tượng biến đổi nhiễm sắc thể, và gây nên bệnh ung thư. Do vậy, bất chấp lời trấn an của chính quyền, người dân vẫn không bớt quan ngại.
Thêm vào đó, theo các báo nước ngoài, Bộ Y tế Malaysia và Singapore đã tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, để đảm bảo chúng không bị nhiễm phóng xạ từ các vụ nổ lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. "Chúng tôi đang theo dõi sát tình hình", Bộ trưởng Y tế Malaysia Liow Tiong Lai cho biết hôm 14/3.
Tại Trung Quốc, bất chấp việc chính phủ nước này thông báo không có nguy cơ nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản, nhưng người dân vẫn đua nhau đi mua muối i-ốt để phòng ngừa.
Công ty muối của nhà nước đã tăng lượng hàng bán ra mà vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu. Các tư thương nhân dịp này đã đẩy giá muối lên cao. Giá muối đã tăng từ 5 đến 10 lần, mỗi người chỉ được mua tối đa 5 túi muối, nhưng người dân vẫn cứ xếp hàng dài chờ mua. Theo các chuyên gia y tế, chỉ có muối hoặc viên thuốc i-ốt mới có thể giúp ngừa nhiễm xạ gây ung thư tuyến giáp.
Trước thông tin gió chuyển hướng lùa bụi phóng xạ ra Thái Bình Dương, cơn sốt mua thuốc i-ốt cũng lan nhanh đến bờ Tây của Mỹ, từ California đến Arizona. Tình hình cũng tương tự tại miền Viễn Đông Nga khi cư dân thành phố Vladivostok liên tục tìm hiểu thông tin về độ phóng xạ trong không khí cũng như trữ thuốc i-ốt.
Trong khi đó, tờ Le Monde của Pháp hôm 17/3 đưa tin rằng, theo hướng gió hiện tại, các chất phóng xạ thoát ra từ lò hạt nhân Fukushima sẽ bị đẩy về hướng Thái Bình Dương, và có thời gian phân tán trong bầu khí quyển và lòng đại dương. Nhưng như thế thì lợi bất cập hại, bởi đại dương sẽ bị ô nhiễm phóng xạ.
Tờ Le Monde cảnh báo, "nguy cơ nhiễm chất phóng xạ của Thái Bình Dương sẽ đe dọa nguồn hải sản". Nếu lòng biển bị nhiễm xạ, hải sản cũng bị nhiễm theo. Người chịu thiệt nhất chính là người Nhật, bởi họ nằm trong số những người ăn hải sản nhiều nhất thế giới, với từ 70 đến 80 kg/người/năm.
Tờ báo nhắc lại, vụ nổ hạt nhân Chernobyl vào năm 1986 đã ảnh hưởng phần nào đến biển cả, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là biển Baltique và Biển Đen. Theo Le Monde, nguồn nhiễm phóng xạ cho biển cả chủ yếu đến từ các vụ thử tên vũ khí hạt nhân được tiến hành trong những năm 1960, và đến từ các nhà máy xử lý chất đốt La Hague của Pháp và Sellafield của Anh.
Hiện tại, nước biển sử dụng làm nguội các lò phản ứng ở Fukushima sẽ bốc hơi, và trên lý thuyết thì nước này sẽ không bị thải vào môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, qua đường không khí, các phân tử phóng xạ có thể gây ô nhiễm cho môi trường nước. Một chuyên gia nhận định, ''nếu có mưa thì những đám mây bụi chứa phóng xạ sẽ đến với đại dương dễ dàng hơn''.
Theo kinh nghiệm từ vụ Chernobyl, các phân tử phóng xạ có thể bị cuốn rất nhanh xuống lòng đại dương thông qua những động thực vật nổi. Đáng chú ý là, những sinh vật nổi lại là tầng đầu tiên trong chuỗi thực phẩm trong đại dương.
Các phân tử phóng xạ như vậy sẽ có thể gây nhiễm cho tất các các sinh vật biển, vì thế, cũng sẽ gây hại cho con người. Người Nhật ăn rất nhiều rong biển, mà rong biển thì lại chứa rất nhiều chất phóng xạ i-ốt. Chất này có trong tự nhiên hoặc được thải ra từ các lò hạt nhân.
Theo Le Monde, hiện chưa có lệnh cấm dùng hải sản nào được đưa ra. Ấn Độ, Singapore, Ski Lanka, Đài Loan, Philippines và Malaysia đã thông báo vào hôm 14/3 là có ý định tiến hành kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhất là thực phẩm tươi sống.
Dưới đây là một vài hình ảnh về người dân Trung Quốc đổ xô mua muối hôm 17/3:
Một cảnh sát cố gắng duy trì trật tự tại một cửa hàng muối ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters.
Xô đẩy, chen lấn giành mua muối trong một siêu thị ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc - Ảnh: AP.
Vui mừng vì mua được muối, cảnh tại một siêu thị ở Bắc Kinh - Ảnh: AP.
Khách hàng tại một siêu thị ở Bắc Kinh ngỡ ngàng thấy các kệ bán muối hết nhẵn - Ảnh: AP.
Một phụ nữ cố với lấy chai nước tương ở trên giá cao, khi muối đã bán hết - Ảnh: Getty.
Cảnh mua tương thay muối cũng diễn ra ở một siêu thị tại Hàng Châu - Ảnh: AP.
Những người mua được muối hớn hở xách hàng về nhà - Ảnh: Reuters.