Lợi ích kinh tế thúc đẩy hợp tác liên Triều
Trong cuộc gặp 3 ngày, các Thủ tướng của hai miền Triều Tiên đã bàn thảo một loạt dự án hợp tác kinh tế lớn
Trong cuộc gặp 3 ngày, các Thủ tướng của hai miền Triều Tiên đã bàn thảo một loạt dự án hợp tác kinh tế lớn. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đang tiến triển và quan hệ kinh tế song phương đạt những thành tựu khả quan.
Thủ tướng CHDCND Triều Tiên Kim Yong Il đã tới Hàn Quốc hôm 14/11 để tham gia các cuộc hội đàm 3 ngày, ở cấp thủ tướng. Các vấn đề kinh tế là trọng tâm của cuộc gặp này.
Thêm một cuộc gặp lịch sử
Hội đàm Thủ tướng liên Triều hai ngày qua đã tập trung vào các thỏa thuận đã đạt được tại hội đàm thượng đỉnh vừa qua giữa Tổng thống Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il. Các đại biểu tham dự hội đàm lần này bao gồm các quan chức kinh tế và tài chính phụ trách hợp tác kinh tế liên Triều. Đoàn đại biểu Hàn Quốc sẽ gồm 7 người do Thủ tướng Han Duk-soo dẫn đầu và trưởng đoàn Bắc Triều Tiên sẽ là Thủ tướng nội các Kim Yong-il.
Theo Bộ trưởng Thống nhất Lee Jae-joung, các cuộc thảo luận được tiến hành riêng rẽ giữa các vấn đề trước mắt và lâu dài. Các vấn đề trước mắt bao gồm việc thành lập đặc khu hòa bình và hợp tác trên biển Tây, xây dựng nhà máy đóng tàu ở Bắc Triều Tiên, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường bộ và đường sắt, phát triển khu công nghiệp Gaesung, bảo vệ môi trường và hợp tác trong nông nghiệp và y tế.
Du lịch sẽ là lĩnh vực đầu tiên được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác liên Triều do công ty Hyundai-Asan của Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận với Bắc Triều Tiên về chương trình du lịch tới núi Baekdu và khu vực Gaesung.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng 2 miền gặp nhau trong 15 năm qua và cũng là cuộc hội đàm liên Triều đầu tiên kể từ sau hội đàm thượng đỉnh lần thứ 2. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc hội đàm lần này. Các chuyên gia tư vấn tư nhân cũng đã được mời tham gia thảo luận về các vấn đề như hòa bình trên biển Tây, giao lưu kinh tế, xã hội và văn hóa, nhân đạo, quốc phòng và cơ chế hòa bình...
Với chính sách “Ánh dương” thúc đẩy hợp tác hơn là đối đầu, thời gian qua quan hệ hai miền Triều Tiên đang tiến gần đến mức bình thường với việc mở một khu vực mới ở miền Bắc cho các công ty miền Nam đầu tư.
Hợp tác liên Triều giúp kinh tế miền Bắc phục hồi
Hàng loạt dự án giữa hai miền Triều Tiên cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Triều Tiên. Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch buôn bán giữa hai miền Triều Triều đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,44 tỷ USD.
Các thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần hai đang góp phần đưa hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau hơn, thông qua các dự án lớn, như mở rộng tuyến đường sắt xuyên qua khu phi quân sự, xây dựng cảng ở thành phố He-chu (Haeju) ở miền Bắc, triển khai các dự án đóng tàu và mở đường bay trực tiếp giữa hai miền.
Năm 2005, hai bên mở Khu công nghiệp Gaesung ở miền Bắc, số công ty của miền Nam đầu tư vào đây đã lên đến 30, sử dụng 1.500 lao động và tạo ra giá trị hàng xuất khẩu 150 triệu USD trong năm nay. Hàn Quốc hy vọng sẽ thu hút hàng trăm công ty đầu tư vào khu công nghiệp này và tuyển 500 nghìn lao động của Bắc Triều Tiên vào năm 2010. Việc xây dựng lại cảng Haeju sẽ mở ra tuyến đường vận tải biển từ miền Bắc tới miền Nam, tạo điều kiện cho việc hình thành khu công nghiệp chính của thành phố này.
Trong bối cảnh cuộc đối thoại đa phương giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đạt được những bước tiến triển rõ rệt, Bình Nhưỡng đã bày tỏ tin tưởng nền kinh tế, vốn bị trì trệ nhiều năm qua do cấm vận kinh tế và thiên tai sẽ từng bước được phục hồi. Theo tinh thần thoả thuận tại vòng đàm phán sáu bên, Triều Tiên sẽ công khai và vô hiệu hoá các cơ sở hạt nhân của mình vào cuối năm nay, đổi lại sẽ nhận được 450.000 tấn dầu và số hàng hoá thiết bị viện trợ tương đương 500.000 tấn dầu từ các nước Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga. Trước đó, Bình Nhưỡng đã nhận 100.000 tấn dầu nặng của Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ngày 13/11, tờ "Rodong Sinmun" (Báo Lao động), cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, khẳng định uy tín của Triều Tiên trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao trong khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Triều Tiên cũng bày tỏ lạc quan về việc Mỹ sẽ đưa nước này khỏi danh sách "những nước tài trợ khủng bố" và xóa bỏ cấm vận thương mại với Triều Tiên.
Thủ tướng CHDCND Triều Tiên Kim Yong Il đã tới Hàn Quốc hôm 14/11 để tham gia các cuộc hội đàm 3 ngày, ở cấp thủ tướng. Các vấn đề kinh tế là trọng tâm của cuộc gặp này.
Thêm một cuộc gặp lịch sử
Hội đàm Thủ tướng liên Triều hai ngày qua đã tập trung vào các thỏa thuận đã đạt được tại hội đàm thượng đỉnh vừa qua giữa Tổng thống Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il. Các đại biểu tham dự hội đàm lần này bao gồm các quan chức kinh tế và tài chính phụ trách hợp tác kinh tế liên Triều. Đoàn đại biểu Hàn Quốc sẽ gồm 7 người do Thủ tướng Han Duk-soo dẫn đầu và trưởng đoàn Bắc Triều Tiên sẽ là Thủ tướng nội các Kim Yong-il.
Theo Bộ trưởng Thống nhất Lee Jae-joung, các cuộc thảo luận được tiến hành riêng rẽ giữa các vấn đề trước mắt và lâu dài. Các vấn đề trước mắt bao gồm việc thành lập đặc khu hòa bình và hợp tác trên biển Tây, xây dựng nhà máy đóng tàu ở Bắc Triều Tiên, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường bộ và đường sắt, phát triển khu công nghiệp Gaesung, bảo vệ môi trường và hợp tác trong nông nghiệp và y tế.
Du lịch sẽ là lĩnh vực đầu tiên được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác liên Triều do công ty Hyundai-Asan của Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận với Bắc Triều Tiên về chương trình du lịch tới núi Baekdu và khu vực Gaesung.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng 2 miền gặp nhau trong 15 năm qua và cũng là cuộc hội đàm liên Triều đầu tiên kể từ sau hội đàm thượng đỉnh lần thứ 2. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc hội đàm lần này. Các chuyên gia tư vấn tư nhân cũng đã được mời tham gia thảo luận về các vấn đề như hòa bình trên biển Tây, giao lưu kinh tế, xã hội và văn hóa, nhân đạo, quốc phòng và cơ chế hòa bình...
Với chính sách “Ánh dương” thúc đẩy hợp tác hơn là đối đầu, thời gian qua quan hệ hai miền Triều Tiên đang tiến gần đến mức bình thường với việc mở một khu vực mới ở miền Bắc cho các công ty miền Nam đầu tư.
Hợp tác liên Triều giúp kinh tế miền Bắc phục hồi
Hàng loạt dự án giữa hai miền Triều Tiên cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Triều Tiên. Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch buôn bán giữa hai miền Triều Triều đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,44 tỷ USD.
Các thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần hai đang góp phần đưa hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau hơn, thông qua các dự án lớn, như mở rộng tuyến đường sắt xuyên qua khu phi quân sự, xây dựng cảng ở thành phố He-chu (Haeju) ở miền Bắc, triển khai các dự án đóng tàu và mở đường bay trực tiếp giữa hai miền.
Năm 2005, hai bên mở Khu công nghiệp Gaesung ở miền Bắc, số công ty của miền Nam đầu tư vào đây đã lên đến 30, sử dụng 1.500 lao động và tạo ra giá trị hàng xuất khẩu 150 triệu USD trong năm nay. Hàn Quốc hy vọng sẽ thu hút hàng trăm công ty đầu tư vào khu công nghiệp này và tuyển 500 nghìn lao động của Bắc Triều Tiên vào năm 2010. Việc xây dựng lại cảng Haeju sẽ mở ra tuyến đường vận tải biển từ miền Bắc tới miền Nam, tạo điều kiện cho việc hình thành khu công nghiệp chính của thành phố này.
Trong bối cảnh cuộc đối thoại đa phương giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đạt được những bước tiến triển rõ rệt, Bình Nhưỡng đã bày tỏ tin tưởng nền kinh tế, vốn bị trì trệ nhiều năm qua do cấm vận kinh tế và thiên tai sẽ từng bước được phục hồi. Theo tinh thần thoả thuận tại vòng đàm phán sáu bên, Triều Tiên sẽ công khai và vô hiệu hoá các cơ sở hạt nhân của mình vào cuối năm nay, đổi lại sẽ nhận được 450.000 tấn dầu và số hàng hoá thiết bị viện trợ tương đương 500.000 tấn dầu từ các nước Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga. Trước đó, Bình Nhưỡng đã nhận 100.000 tấn dầu nặng của Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ngày 13/11, tờ "Rodong Sinmun" (Báo Lao động), cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, khẳng định uy tín của Triều Tiên trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao trong khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Triều Tiên cũng bày tỏ lạc quan về việc Mỹ sẽ đưa nước này khỏi danh sách "những nước tài trợ khủng bố" và xóa bỏ cấm vận thương mại với Triều Tiên.