Lợi nhuận công ty chứng khoán: Bất ngờ... hợp lý
Nắm cơ hội để cải thiện nhanh kết quả kinh doanh, nhưng cũng có những cỗ máy chưa trở lại với con đường sinh lãi
Nắm cơ hội để cải thiện nhanh kết quả kinh doanh, nhưng cũng có những cỗ máy chưa trở lại với con đường sinh lãi.
Chỉ trong quý 2/2009, chỉ số VN-Index tăng tới 59,7% so với kết thúc quý 1; tương tự, chỉ số HASTC-Index (hiện là HNX-Index) cũng tăng tới 53%. Trong thời điểm đó, 100% mã trên sàn niêm yết đã tăng giá trở lại, hầu hết đều tăng mạnh. Trong tháng 5 và 6, thị trường liên tiếp đón những phiên có quy mô giao dịch quanh mốc 5.000 tỷ đồng trên cả hai sàn…
Phía sau những chuyển động này là lợi nhuận tăng nhanh của nhiều công ty chứng khoán.
Vượt cả dự tính!
Đến thời điểm này nhiều công ty chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009. Trong đó, có những con số vượt cả dự tính, nhưng không gây ngạc nhiên, khi đặt trong những chuyển biến tích cực trên của thị trường. Mặt khác, sau khi trải qua năm 2008 đầy khó khăn, cũng như trong quý 1/2009, hầu hết các thành viên đều rất thận trọng khi dự tính các mục tiêu trong năm này.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) là một trong số ít thành viên có lãi năm 2008 (23,5 tỷ đồng). Năm 2009, HSC đặt mục tiêu thu lợi nhuận trước thuế khoảng 123 tỷ đồng; sau 6 tháng đầu năm, kết quả đã vượt mục tiêu với hơn 144,5 tỷ đồng.
Tương tự, ngày 3/8, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt (TVS) thông báo đã đạt tới 150% kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng đầu năm. Báo cáo cho thấy lũy kế 6 tháng đầu năm của công ty này đạt hơn 29,5 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán; trong khi mục tiêu đưa ra đầu năm cho cả năm là 20 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2008.
Với Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), con số lợi nhuận sau 6 tháng cũng đã vượt kế hoạch cả năm đặt ra tại Đại hội cổ đông cuối tháng 4/2009: tổng lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt hơn 282,2 tỷ đồng, kế hoạch cả năm là 261,2 tỷ đồng.
Nếu HSC, TVS, SSI là những thành viên có lãi nối tiếp từ năm 2008, thì một số công ty khác là những cú “lội ngược dòng” để bắt đầu có lãi trở lại.
Điển hình như Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). 19,5 tỷ đồng là kế hoạch lợi nhuận năm nay của BVSC, đưa ra hồi đầu năm. Đó là kế hoạch thận trọng xác định trong bối cảnh thị trường khó khăn như quý 1/2009, và được đặt ra sau một năm có mức lỗ khá lớn (năm 2008, BVSC lỗ hơn 296 tỷ đồng). Nhưng sau 6 tháng công ty này đã thu về hơn 95 tỷ đồng lợi nhuận. Hay tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS), kết thúc quý 1/2009 vẫn còn là một khoản lỗ nhỏ (3,5 tỷ đồng) nối tiếp năm 2008; nhưng kết thúc quý 2/2009, công ty này cũng đã thu về 84,4 tỷ đồng lợi nhuận…
Nhưng không phải tất cả các công ty chứng khoán đều có được những kết quả khả quan như trên. Đa số các thành viên hiện chưa công bố các dữ liệu cụ thể, nhưng một số trường hợp cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn hoặc chưa tìm lại được khả năng sinh lãi.
Ngày 31/7, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (HASECO) công bố kết quả kinh doanh với mức lỗ 15,79 tỷ đồng trong quý 2/2009 và 6 tháng đầu năm lỗ 31,41 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ được giải thích là do công ty trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Tại Công ty Chứng khoán VPBank, hiện chưa có tổng kết 6 tháng, nhưng trong 5 tháng đầu năm, tổng thu nhập thuần là 16,6 tỷ đồng trong khi tổng chi phí hoạt động là 18,4 tỷ đồng…
Bắt sóng và lỡ sóng
Bắt sóng phục hồi của thị trường, lợi nhuận của các công ty nhanh chóng trở lại. Có thể thấy trong báo cáo của hầu hết các thành viên đã công bố, nguồn thu chủ yếu có được trong quý 2, thời điểm thị trường chứng khoán đi lên mạnh mẽ.
Trước hết, nguồn tiền bùng nổ với mức độ chưa từng có trong lịch sử, diễn ra trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6 đã thúc đẩy doanh thu từ phí môi giới của các công ty chứng khoán tăng đột biến. Tại KLS, nếu trong quý 1 doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán chỉ khoảng 1,8 tỷ đồng, thì kết thúc quý 2 đã vọt lên hơn 9,8 tỷ đồng. Tại HSC, những con số tương ứng là từ khoảng 4,7 tỷ đồng lên hơn 30,2 tỷ đồng. Hay ở BVSC, nguồn thu từ phí giao dịch lên tới 24 tỷ đồng, tăng tới 300% so với quý 1/2009…
Đó là những thuận lợi từ sự sôi động của thị trường, phân bổ cho các thành viên theo thị phần môi giới. Nhưng đó chỉ là phần nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận. Phần lớn hơn có từ hoạt động tự doanh cùng với những khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán trước đó. Có thể thấy tại những công ty lớn, khoản hoàn nhập dự phòng nói trên trong 6 tháng đầu năm tương đối lớn, như SSI là gần 151 tỷ đồng, KLS gần 44 tỷ đồng, BVSC hơn 200 tỷ đồng…
Trong thuyết minh báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc vào ngày 30/6/2009 của HSC, kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2/2009 cũng được giải thích ở hai nguyên nhân chính: Thị trường sôi động, giá trị giao dịch tăng đột biến thúc đẩy doanh thu môi giới; việc hiện thực hóa một phần các khoản tự doanh với giá cao hơn mức trích lập dự phòng giảm giá cuối năm 2008 dẫn tới việc hoàn nhập dự phòng thuận lợi, góp phần tích cực cho kết quả chung.
Đó cũng là những nguyên nhân chính có trong giải trình mới đây của BVSC. Và trong quý 2, hoạt động tự doanh của BVSC đã thu về 36 tỷ đồng doanh thu, tăng 200% so với quý 1, “nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Ban giám đốc Công ty về chiến lược đầu tư”.
Tuy nhiên, không hẳn tất cả các công ty chứng khoán đều có chiến lược đầu tư quyết đoán để “bắt sóng” phục hồi trong thời điểm trên. Trong thông tin tới cổ đông, một công ty chứng khoán giải thích rằng, thị trường đã phục hồi mạnh nhưng chỉ đạo của lãnh đạo công ty là không tham gia đầu tư mà tập trung vào phân tích, nhận định thị trường để chuẩn bị cho các bước đi thích hợp về sau. Điều này đồng nghĩa với việc bỏ qua cơ hội để có thể cải thiện tình thế vẫn lỗ trong bối cảnh hồi phục chung. Từ đây, nhiều nhà đầu tư hoài nghi có tình huống một số công ty chứng khoán lỡ đợt sóng quý 2 cùng đưa ra những nhận định bi quan để “đánh xuống” thời gian gần đây (?).
Trong khi đó, theo bà Đinh Thị Hoa, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS), sự hồi phục mạnh của thị trường là cơ hội lớn, nhưng chiến lược đầu tư vẫn phải luôn thận trọng.
“Trong tình hình kinh tế toàn cầu không mấy khả quan nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, chúng tôi xác định nguyên tắc đầu tiên trong đầu tư thời điểm này là sự cẩn trọng. Nhưng đi cùng với đó là yêu cầu phân tích kỹ lưỡng, dự đoán trước hướng đi của thị trường và quyết đoán để nắm bắt cơ hội, từ đó để tạo kết quả kinh doanh bền vững”, bà Hoa nói.
Chỉ trong quý 2/2009, chỉ số VN-Index tăng tới 59,7% so với kết thúc quý 1; tương tự, chỉ số HASTC-Index (hiện là HNX-Index) cũng tăng tới 53%. Trong thời điểm đó, 100% mã trên sàn niêm yết đã tăng giá trở lại, hầu hết đều tăng mạnh. Trong tháng 5 và 6, thị trường liên tiếp đón những phiên có quy mô giao dịch quanh mốc 5.000 tỷ đồng trên cả hai sàn…
Phía sau những chuyển động này là lợi nhuận tăng nhanh của nhiều công ty chứng khoán.
Vượt cả dự tính!
Đến thời điểm này nhiều công ty chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009. Trong đó, có những con số vượt cả dự tính, nhưng không gây ngạc nhiên, khi đặt trong những chuyển biến tích cực trên của thị trường. Mặt khác, sau khi trải qua năm 2008 đầy khó khăn, cũng như trong quý 1/2009, hầu hết các thành viên đều rất thận trọng khi dự tính các mục tiêu trong năm này.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) là một trong số ít thành viên có lãi năm 2008 (23,5 tỷ đồng). Năm 2009, HSC đặt mục tiêu thu lợi nhuận trước thuế khoảng 123 tỷ đồng; sau 6 tháng đầu năm, kết quả đã vượt mục tiêu với hơn 144,5 tỷ đồng.
Tương tự, ngày 3/8, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt (TVS) thông báo đã đạt tới 150% kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng đầu năm. Báo cáo cho thấy lũy kế 6 tháng đầu năm của công ty này đạt hơn 29,5 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán; trong khi mục tiêu đưa ra đầu năm cho cả năm là 20 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2008.
Với Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), con số lợi nhuận sau 6 tháng cũng đã vượt kế hoạch cả năm đặt ra tại Đại hội cổ đông cuối tháng 4/2009: tổng lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt hơn 282,2 tỷ đồng, kế hoạch cả năm là 261,2 tỷ đồng.
Nếu HSC, TVS, SSI là những thành viên có lãi nối tiếp từ năm 2008, thì một số công ty khác là những cú “lội ngược dòng” để bắt đầu có lãi trở lại.
Điển hình như Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). 19,5 tỷ đồng là kế hoạch lợi nhuận năm nay của BVSC, đưa ra hồi đầu năm. Đó là kế hoạch thận trọng xác định trong bối cảnh thị trường khó khăn như quý 1/2009, và được đặt ra sau một năm có mức lỗ khá lớn (năm 2008, BVSC lỗ hơn 296 tỷ đồng). Nhưng sau 6 tháng công ty này đã thu về hơn 95 tỷ đồng lợi nhuận. Hay tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS), kết thúc quý 1/2009 vẫn còn là một khoản lỗ nhỏ (3,5 tỷ đồng) nối tiếp năm 2008; nhưng kết thúc quý 2/2009, công ty này cũng đã thu về 84,4 tỷ đồng lợi nhuận…
Nhưng không phải tất cả các công ty chứng khoán đều có được những kết quả khả quan như trên. Đa số các thành viên hiện chưa công bố các dữ liệu cụ thể, nhưng một số trường hợp cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn hoặc chưa tìm lại được khả năng sinh lãi.
Ngày 31/7, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (HASECO) công bố kết quả kinh doanh với mức lỗ 15,79 tỷ đồng trong quý 2/2009 và 6 tháng đầu năm lỗ 31,41 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ được giải thích là do công ty trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Tại Công ty Chứng khoán VPBank, hiện chưa có tổng kết 6 tháng, nhưng trong 5 tháng đầu năm, tổng thu nhập thuần là 16,6 tỷ đồng trong khi tổng chi phí hoạt động là 18,4 tỷ đồng…
Bắt sóng và lỡ sóng
Bắt sóng phục hồi của thị trường, lợi nhuận của các công ty nhanh chóng trở lại. Có thể thấy trong báo cáo của hầu hết các thành viên đã công bố, nguồn thu chủ yếu có được trong quý 2, thời điểm thị trường chứng khoán đi lên mạnh mẽ.
Trước hết, nguồn tiền bùng nổ với mức độ chưa từng có trong lịch sử, diễn ra trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6 đã thúc đẩy doanh thu từ phí môi giới của các công ty chứng khoán tăng đột biến. Tại KLS, nếu trong quý 1 doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán chỉ khoảng 1,8 tỷ đồng, thì kết thúc quý 2 đã vọt lên hơn 9,8 tỷ đồng. Tại HSC, những con số tương ứng là từ khoảng 4,7 tỷ đồng lên hơn 30,2 tỷ đồng. Hay ở BVSC, nguồn thu từ phí giao dịch lên tới 24 tỷ đồng, tăng tới 300% so với quý 1/2009…
Đó là những thuận lợi từ sự sôi động của thị trường, phân bổ cho các thành viên theo thị phần môi giới. Nhưng đó chỉ là phần nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận. Phần lớn hơn có từ hoạt động tự doanh cùng với những khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán trước đó. Có thể thấy tại những công ty lớn, khoản hoàn nhập dự phòng nói trên trong 6 tháng đầu năm tương đối lớn, như SSI là gần 151 tỷ đồng, KLS gần 44 tỷ đồng, BVSC hơn 200 tỷ đồng…
Trong thuyết minh báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc vào ngày 30/6/2009 của HSC, kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2/2009 cũng được giải thích ở hai nguyên nhân chính: Thị trường sôi động, giá trị giao dịch tăng đột biến thúc đẩy doanh thu môi giới; việc hiện thực hóa một phần các khoản tự doanh với giá cao hơn mức trích lập dự phòng giảm giá cuối năm 2008 dẫn tới việc hoàn nhập dự phòng thuận lợi, góp phần tích cực cho kết quả chung.
Đó cũng là những nguyên nhân chính có trong giải trình mới đây của BVSC. Và trong quý 2, hoạt động tự doanh của BVSC đã thu về 36 tỷ đồng doanh thu, tăng 200% so với quý 1, “nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Ban giám đốc Công ty về chiến lược đầu tư”.
Tuy nhiên, không hẳn tất cả các công ty chứng khoán đều có chiến lược đầu tư quyết đoán để “bắt sóng” phục hồi trong thời điểm trên. Trong thông tin tới cổ đông, một công ty chứng khoán giải thích rằng, thị trường đã phục hồi mạnh nhưng chỉ đạo của lãnh đạo công ty là không tham gia đầu tư mà tập trung vào phân tích, nhận định thị trường để chuẩn bị cho các bước đi thích hợp về sau. Điều này đồng nghĩa với việc bỏ qua cơ hội để có thể cải thiện tình thế vẫn lỗ trong bối cảnh hồi phục chung. Từ đây, nhiều nhà đầu tư hoài nghi có tình huống một số công ty chứng khoán lỡ đợt sóng quý 2 cùng đưa ra những nhận định bi quan để “đánh xuống” thời gian gần đây (?).
Trong khi đó, theo bà Đinh Thị Hoa, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS), sự hồi phục mạnh của thị trường là cơ hội lớn, nhưng chiến lược đầu tư vẫn phải luôn thận trọng.
“Trong tình hình kinh tế toàn cầu không mấy khả quan nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, chúng tôi xác định nguyên tắc đầu tiên trong đầu tư thời điểm này là sự cẩn trọng. Nhưng đi cùng với đó là yêu cầu phân tích kỹ lưỡng, dự đoán trước hướng đi của thị trường và quyết đoán để nắm bắt cơ hội, từ đó để tạo kết quả kinh doanh bền vững”, bà Hoa nói.