Lợi nhuận ngân hàng: Tính trước, trả sau
Cổ đông và nhà đầu tư có lý do để thận trọng với lợi nhuận các ngân hàng
Với những thông tin bước đầu công bố, các ngân hàng thương mại dường như đang hướng về mùa báo cáo lợi nhuận nửa đầu năm 2016 khả quan hơn những năm trước. Nhưng chưa hẳn đã là những con số thực.
Dù còn nửa tháng nữa mới chốt lại quý 2 và nửa đầu 2016, nhưng trung tuần tháng 6 vừa qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã sớm công bố kết quả ước tính.
Có lẽ trước tác động thông tin về việc Bộ Tài chính đòi trả cổ tức bằng tiền mặt vừa qua, BIDV chủ động ra tin sớm đến như vậy để trấn an nhà đầu tư (?).
Theo đó, ước tính 6 tháng đầu năm nay, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 3.600 tỷ đồng; tổng tài sản lên tới khoảng 888 nghìn tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 836 nghìn tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng đạt gần 657 nghìn tỷ đồng…
Mới chỉ ước tính, nhưng mức độ trên chưa hẳn là đã thực sự tốt. Bởi nhìn sang một thành viên khác vừa công bố kết quả chính thức, khác biệt về hiệu quả là rất lớn.
Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu 2016 khá chi tiết. Dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 437.580 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với quy mô của BIDV, nhưng lợi nhuận trước thuế đạt tới 4.193 tỷ đồng.
Cùng với hai “ông lớn” trên, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) cũng nhanh chóng công bố kết quả kinh doanh cơ bản sau nửa đầu năm. Với ngân hàng quy mô còn khiêm tốn, vừa trải qua tái cơ cấu, thì con số tuyệt đối đáng để ý hơn là tốc độ tăng trưởng.
“Lợi nhuận lũy kế 6 tháng của ngân hàng đạt 205 tỷ đồng sau khi đã thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro. Nhờ chú trọng công tác quản trị rủi ro nên chất lượng tín dụng của TPBank khá lành mạnh với nợ xấu ở mức 0,56%, còn thấp hơn so với năm trước”, TPBank cho biết.
Hiện những thành viên trên, cũng như cả hệ thống nói chung, chưa công bố báo cáo tài chính chi tiết. Nhưng, có một số điểm được chú ý khi nhìn về lợi nhuận.
Trước hết, như cả ba thành viên nói trên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao là yếu tố đầu tiên tạo nên con số lợi nhuận khả quan.
So với mức tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống nửa đầu năm nay (khoảng 7,2%), cả BIDV, Vietcombank và TPBank đều có tốc độ cao hơn hẳn. BIDV dự kiến có thể đạt 9%, Vietcombank đạt 10,76% (cao nhất trong 4 năm qua) và đặc biệt TPBank tăng tới 18%.
Tuy nhiên, trong khoảng một tháng tới, thị trường sẽ lần lượt đón nhận các thông tin công bố chính thức, và dự kiến sẽ có không ít thành viên tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp.
Ở điểm cần chú ý khác, mức độ “chân thực” của lợi nhuận các ngân hàng còn tùy thuộc rất lớn vào quy mô của nợ xấu, cụ thể hơn là mức độ sát thực của lượng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đây cũng chính là điểm để thận trọng với tình huống lợi nhuận ngân hàng tính trước, trả sau.
Theo quy định và thực tế đã có, lượng lớn nợ xấu đã bán lại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC phát hành mua lại nợ xấu chỉ 20% mỗi năm.
Trong những năm trước, việc trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC có thành viên tự chủ động trích dần qua các quý, hoặc để dồn vào cuối năm mới thực hiện. Nếu để dồn lại trích vào cuối năm, lợi nhuận công bố hàng quý hay nửa đầu năm chỉ là tương đối mà chưa thực sự phản ánh hết các chi phí.
Cho nên, tình huống ngân hàng đều đặn báo lãi các quý đầu năm tốt, nhưng đột ngột hẫng cuối năm cũng không phải là quá bất ngờ.
Và năm nay còn đáng chú ý hơn nữa. Với cơ chế chính sách đã định hình, các ngân hàng được xem xét giãn thời gian trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC từ 5 năm lên 10 năm. Chi phí liên quan theo đó bớt đè nặng lên lợi nhuận, mà được tính sau, theo thời gian dài hơn.
Đó cũng là một trong những lý do chính mà Ngân hàng Nhà nước ngày càng xem xét chặt chẽ hơn con số lợi nhuận của mỗi ngân hàng thương mại, thể hiện qua chính sách xét và giao chỉ tiêu cổ tức hàng năm.
Điều được khẳng định ở chính sách này, các ngân hàng thương mại không được chia hết lợi nhuận qua cổ tức, vì một phần còn “nợ” trích lập dự phòng qua cơ chế được giãn ra nói trên. Thậm chí có những nhà băng vẫn đều đặn báo lãi, nhưng có thể trong vài ba năm, thậm chí tới 5 năm vẫn khó chia được cổ tức.
Vậy nên, các con số lợi nhuận công bố vẫn chỉ là tương đối. Sát thực hơn cả với cổ đông vẫn là tỷ lệ cổ tức mà họ thực nhận được sau đó.
Dù còn nửa tháng nữa mới chốt lại quý 2 và nửa đầu 2016, nhưng trung tuần tháng 6 vừa qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã sớm công bố kết quả ước tính.
Có lẽ trước tác động thông tin về việc Bộ Tài chính đòi trả cổ tức bằng tiền mặt vừa qua, BIDV chủ động ra tin sớm đến như vậy để trấn an nhà đầu tư (?).
Theo đó, ước tính 6 tháng đầu năm nay, BIDV đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 3.600 tỷ đồng; tổng tài sản lên tới khoảng 888 nghìn tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 836 nghìn tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng đạt gần 657 nghìn tỷ đồng…
Mới chỉ ước tính, nhưng mức độ trên chưa hẳn là đã thực sự tốt. Bởi nhìn sang một thành viên khác vừa công bố kết quả chính thức, khác biệt về hiệu quả là rất lớn.
Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu 2016 khá chi tiết. Dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 437.580 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với quy mô của BIDV, nhưng lợi nhuận trước thuế đạt tới 4.193 tỷ đồng.
Cùng với hai “ông lớn” trên, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) cũng nhanh chóng công bố kết quả kinh doanh cơ bản sau nửa đầu năm. Với ngân hàng quy mô còn khiêm tốn, vừa trải qua tái cơ cấu, thì con số tuyệt đối đáng để ý hơn là tốc độ tăng trưởng.
“Lợi nhuận lũy kế 6 tháng của ngân hàng đạt 205 tỷ đồng sau khi đã thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro. Nhờ chú trọng công tác quản trị rủi ro nên chất lượng tín dụng của TPBank khá lành mạnh với nợ xấu ở mức 0,56%, còn thấp hơn so với năm trước”, TPBank cho biết.
Hiện những thành viên trên, cũng như cả hệ thống nói chung, chưa công bố báo cáo tài chính chi tiết. Nhưng, có một số điểm được chú ý khi nhìn về lợi nhuận.
Trước hết, như cả ba thành viên nói trên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao là yếu tố đầu tiên tạo nên con số lợi nhuận khả quan.
So với mức tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống nửa đầu năm nay (khoảng 7,2%), cả BIDV, Vietcombank và TPBank đều có tốc độ cao hơn hẳn. BIDV dự kiến có thể đạt 9%, Vietcombank đạt 10,76% (cao nhất trong 4 năm qua) và đặc biệt TPBank tăng tới 18%.
Tuy nhiên, trong khoảng một tháng tới, thị trường sẽ lần lượt đón nhận các thông tin công bố chính thức, và dự kiến sẽ có không ít thành viên tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp.
Ở điểm cần chú ý khác, mức độ “chân thực” của lợi nhuận các ngân hàng còn tùy thuộc rất lớn vào quy mô của nợ xấu, cụ thể hơn là mức độ sát thực của lượng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đây cũng chính là điểm để thận trọng với tình huống lợi nhuận ngân hàng tính trước, trả sau.
Theo quy định và thực tế đã có, lượng lớn nợ xấu đã bán lại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC phát hành mua lại nợ xấu chỉ 20% mỗi năm.
Trong những năm trước, việc trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC có thành viên tự chủ động trích dần qua các quý, hoặc để dồn vào cuối năm mới thực hiện. Nếu để dồn lại trích vào cuối năm, lợi nhuận công bố hàng quý hay nửa đầu năm chỉ là tương đối mà chưa thực sự phản ánh hết các chi phí.
Cho nên, tình huống ngân hàng đều đặn báo lãi các quý đầu năm tốt, nhưng đột ngột hẫng cuối năm cũng không phải là quá bất ngờ.
Và năm nay còn đáng chú ý hơn nữa. Với cơ chế chính sách đã định hình, các ngân hàng được xem xét giãn thời gian trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC từ 5 năm lên 10 năm. Chi phí liên quan theo đó bớt đè nặng lên lợi nhuận, mà được tính sau, theo thời gian dài hơn.
Đó cũng là một trong những lý do chính mà Ngân hàng Nhà nước ngày càng xem xét chặt chẽ hơn con số lợi nhuận của mỗi ngân hàng thương mại, thể hiện qua chính sách xét và giao chỉ tiêu cổ tức hàng năm.
Điều được khẳng định ở chính sách này, các ngân hàng thương mại không được chia hết lợi nhuận qua cổ tức, vì một phần còn “nợ” trích lập dự phòng qua cơ chế được giãn ra nói trên. Thậm chí có những nhà băng vẫn đều đặn báo lãi, nhưng có thể trong vài ba năm, thậm chí tới 5 năm vẫn khó chia được cổ tức.
Vậy nên, các con số lợi nhuận công bố vẫn chỉ là tương đối. Sát thực hơn cả với cổ đông vẫn là tỷ lệ cổ tức mà họ thực nhận được sau đó.