Lợi nhuận nhiều, phải mang đi kinh doanh
Tổng giám đốc Petro Vietnam phản hồi các ý kiến xung quanh tình hình đầu tư ra bên ngoài của tập đoàn
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), ông Trần Ngọc Cảnh, phản hồi các ý kiến xung quanh tình hình đầu tư ra bên ngoài của tập đoàn.
>>Nhiều sai lầm trong đầu tư của các tập đoàn
Đầu tư ra ngoài chiếm 4% tổng đầu tư
Đang có nhiều ý kiến phản ánh Petro Vietnam đầu tư vốn ra ngoài ngành, đặc biệt là vào các lĩnh vực kinh doanh tài chính, tiền tệ quá nhiều mà lại không đầu tư vào các ngành sản xuất ra vật chất. Ông nghĩ sao về điều này, thưa ông?
Thực ra, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo kiểm tra việc đầu tư ra ngoài của các tập đoàn Nhà nước, song lại chưa thống nhất được một danh mục đầu tư ra ngoài.
Đây cũng là cái khó cho các tập đoàn, trong đó có Petro Vietnam. Còn tỷ lệ đầu tư ra ngoài của chúng tôi hiện nay chỉ chiếm chưa đầy 4% /tổng đầu tư.
Một số ý kiến phản ánh việc Petro Vietnam đầu tư ra ngoài chưa thật chính xác. Chẳng hạn, lĩnh vực bảo hiểm đúng là không phải mảng của chúng tôi, nhưng Công ty Bảo hiểm Dầu khí của chúng tôi lại tham gia bảo hiểm cho hơn 50% là các đơn vị trong ngành dầu khí.
Hay chẳng hạn, Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) là một đợn vị kinh doanh tài chính nhưng đã được Chính phủ giao cho nhiệm vụ là phối hợp với các đối tác khác để thu xếp vốn cho ngành dầu khí.
Bên cạnh đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng, lợi nhuận mà chúng tôi thu được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh dầu khí là khá lớn, nên buộc chúng tôi phải mang lượng tiền đó đi kinh doanh, để làm cho tiền đẻ ra tiền, chứ không thể để lượng vốn đó ứ đọng một cách lãng phí.
Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển ngành dầu khí đã được Thủ tướng phê duyệt là phải đa dạng hóa nguồn, nên không thể nói việc đầu tư tài chính của Petro Vietnam là đầu tư ra ngoài không đúng mục đích.
Đặc biệt, trong các hoạt động kinh doanh tài chính của Petro Vietnam và các đơn vị trực thuộc thì không có một đơn vị nào bị thua lỗ, và luôn đảm bảo an toàn vốn, dự phòng cho việc thị trường chứng khoán sụt giảm.
Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng xây dựng các công trình không cần thiết để kiềm chế lạm phát, nhưng có phải hiện Petro Vietnam vẫn tiến hành xây dựng nhiều công trình, bất động sản?
Hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo rà soát để đình chỉ hoặc không cấp vốn cho các công trình, các dự án chưa cần thiết như: trụ sở làm việc, các chung cư, khu đô thị, các dự án mua đất đai…
Còn các công trình trọng điểm của ngành dầu khí như xây dựng đội tàu, xây dựng kho, cảng dịch vụ… thì chúng tôi vẫn phải tập trung vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng chứ không thể đình chỉ được.
Chất lượng cao nên giá phải cao hơn
Chính phủ đã chỉ đạo Petro Vietnam phải kiểm soát giá đạm do mình sản xuất, nhưng tại sao giá hiện nay vẫn ở mức cao và ngày một tăng, thưa ông?
Đối với giá đạm hiện nay, Petro Vietnam đã làm đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng. Hiện nay, trên thị trường, thông thường 1 kg đạm có giá xấp xỉ bằng 2 kg lúa, tức là vào khoảng 7,8 - 8 nghìn đồng/kg. Và sau Tết Nguyên đán, chúng tôi đã chỉ đạo tăng nguồn cung nên giá đạm của chúng tôi đã giảm xuống 7,3 nghìn đồng/kg.
Còn chuyện báo chí phản ánh giá đạm của Petro Vietnam cao hơn giá nhiều loại khác trên thị trường là có thực, bởi giá của những loại khác trên thị trường là đạm của Trung Quốc, đạm nhập qua tiểu ngạch hoặc đạm kém chất lượng…, còn đạm của chúng tôi là đạm Phú Mỹ với chất lượng cao hơn nên giá phải cao hơn.
Còn so với các loại đạm sản xuất trong nước và đạm nhập khẩu chính ngạch thì giá đạm của Petro Vietnam luôn thấp hơn giá thị trường từ 10-15%.
Nhưng trên thực tế, giá bán tới tay người nông dân luôn cao hơn nhiều so với giá công khai trên. Tại sao lại có hiện tượng này, thưa ông?
Với vai trò bình ổn thị trường, Công ty Phân đạm hóa chất Dầu khí (PVFCCo) luôn phải đảm bảo bốn chức năng chính là đảm bảo sản xuất, tăng cường nhập khẩu, tham gia bình ổn giá và triển khai hệ thống phân phối.
Tính tới hết tháng 4, Đạm Phú Mỹ đã sản xuất được hơn 200 nghìn tấn phân bón, cung ứng ra thị trường 170 nghìn tấn, cộng thêm 150 nghìn tấn nhập khẩu đã đáp ứng được 70% nhu cầu phân bón vụ hè - thu năm 2008.
Như vậy, tôi xin khẳng định nguồn cung là không hề thiếu. Nếu giá bán lẻ có cao thì chỉ là do khâu phân phối và bán lẻ.
Vì vậy, trong thời gian tới PVFCCo sẽ xây dựng và tổ chức lại hệ thống, mạng lưới phân phối một cách hiệu quả. Đảm bảo phân bón đến tận tay người tiêu dùng, tránh việc mua bán lòng vòng, trao tay, tăng giá đầu cơ kiếm lời.
Cụ thể, chúng tôi sẽ chỉ đạo các đại lý cấp 1 phải bán tận tay người nông dân (thông qua các nhà phân phối tận tay). Hiện tại, PVFCCo có bốn đơn vị và 37 đại lý cấp 1 với hơn 1.200 cửa hàng bán tận tay người nông dân. Nếu làm như vậy thì sẽ khiến nhiều đại gia kinh doanh phân đạm không tham gia được thị trường..
Tại sao đã có chương trình kiểm soát giá các sản phẩm của mình, nhưng giá gas của Petro Vietnam vẫn tăng, thưa ông?
Đối với gas, hiện nay Petro Vietnam cung cấp ra thị trường 2 loại sản phẩm, đó là khí khô và khí hóa lỏng (LPG).
Hiện Petro Vietnam đang cung cấp cho thị trường chủ yếu là khí khô (2,2 tỷ m3 trong 4 tháng 2008). Còn LPG thì chỉ sản xuất khoảng 200 ngàn tấn/năm, chiếm khoảng 25% thị phần trong nước.
Đối với các sản phẩm này, luôn có hai mức giá khác nhau, đó là giá bán buôn và giá bán lẻ trên thị trường. Đối với giá bán buôn, giá các sản phẩm của Petro Vietnam luôn thấp hơn giá của các hãng khác.
Còn giá bán lẻ, đặc biệt là giá của LPG (người tiêu dùng gọi là gas) thì phải tùy thuộc vào hệ thống phân phối, công nghệ sang chiết gas.
Thực tế là trên thị trường hiện nay có hơn 100 đại lý nên nhiều khi Petro Vietnam cũng khó có thể kiểm soát giá bán lẻ LPG. Nhưng theo thông tin mà chúng tôi có được thì giá gas của Petro Vietnam luôn luôn là giá cạnh tranh với các hãng khác.
>>Nhiều sai lầm trong đầu tư của các tập đoàn
Đầu tư ra ngoài chiếm 4% tổng đầu tư
Đang có nhiều ý kiến phản ánh Petro Vietnam đầu tư vốn ra ngoài ngành, đặc biệt là vào các lĩnh vực kinh doanh tài chính, tiền tệ quá nhiều mà lại không đầu tư vào các ngành sản xuất ra vật chất. Ông nghĩ sao về điều này, thưa ông?
Thực ra, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo kiểm tra việc đầu tư ra ngoài của các tập đoàn Nhà nước, song lại chưa thống nhất được một danh mục đầu tư ra ngoài.
Đây cũng là cái khó cho các tập đoàn, trong đó có Petro Vietnam. Còn tỷ lệ đầu tư ra ngoài của chúng tôi hiện nay chỉ chiếm chưa đầy 4% /tổng đầu tư.
Một số ý kiến phản ánh việc Petro Vietnam đầu tư ra ngoài chưa thật chính xác. Chẳng hạn, lĩnh vực bảo hiểm đúng là không phải mảng của chúng tôi, nhưng Công ty Bảo hiểm Dầu khí của chúng tôi lại tham gia bảo hiểm cho hơn 50% là các đơn vị trong ngành dầu khí.
Hay chẳng hạn, Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) là một đợn vị kinh doanh tài chính nhưng đã được Chính phủ giao cho nhiệm vụ là phối hợp với các đối tác khác để thu xếp vốn cho ngành dầu khí.
Bên cạnh đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng, lợi nhuận mà chúng tôi thu được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh dầu khí là khá lớn, nên buộc chúng tôi phải mang lượng tiền đó đi kinh doanh, để làm cho tiền đẻ ra tiền, chứ không thể để lượng vốn đó ứ đọng một cách lãng phí.
Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển ngành dầu khí đã được Thủ tướng phê duyệt là phải đa dạng hóa nguồn, nên không thể nói việc đầu tư tài chính của Petro Vietnam là đầu tư ra ngoài không đúng mục đích.
Đặc biệt, trong các hoạt động kinh doanh tài chính của Petro Vietnam và các đơn vị trực thuộc thì không có một đơn vị nào bị thua lỗ, và luôn đảm bảo an toàn vốn, dự phòng cho việc thị trường chứng khoán sụt giảm.
Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng xây dựng các công trình không cần thiết để kiềm chế lạm phát, nhưng có phải hiện Petro Vietnam vẫn tiến hành xây dựng nhiều công trình, bất động sản?
Hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo rà soát để đình chỉ hoặc không cấp vốn cho các công trình, các dự án chưa cần thiết như: trụ sở làm việc, các chung cư, khu đô thị, các dự án mua đất đai…
Còn các công trình trọng điểm của ngành dầu khí như xây dựng đội tàu, xây dựng kho, cảng dịch vụ… thì chúng tôi vẫn phải tập trung vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng chứ không thể đình chỉ được.
Chất lượng cao nên giá phải cao hơn
Chính phủ đã chỉ đạo Petro Vietnam phải kiểm soát giá đạm do mình sản xuất, nhưng tại sao giá hiện nay vẫn ở mức cao và ngày một tăng, thưa ông?
Đối với giá đạm hiện nay, Petro Vietnam đã làm đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng. Hiện nay, trên thị trường, thông thường 1 kg đạm có giá xấp xỉ bằng 2 kg lúa, tức là vào khoảng 7,8 - 8 nghìn đồng/kg. Và sau Tết Nguyên đán, chúng tôi đã chỉ đạo tăng nguồn cung nên giá đạm của chúng tôi đã giảm xuống 7,3 nghìn đồng/kg.
Còn chuyện báo chí phản ánh giá đạm của Petro Vietnam cao hơn giá nhiều loại khác trên thị trường là có thực, bởi giá của những loại khác trên thị trường là đạm của Trung Quốc, đạm nhập qua tiểu ngạch hoặc đạm kém chất lượng…, còn đạm của chúng tôi là đạm Phú Mỹ với chất lượng cao hơn nên giá phải cao hơn.
Còn so với các loại đạm sản xuất trong nước và đạm nhập khẩu chính ngạch thì giá đạm của Petro Vietnam luôn thấp hơn giá thị trường từ 10-15%.
Nhưng trên thực tế, giá bán tới tay người nông dân luôn cao hơn nhiều so với giá công khai trên. Tại sao lại có hiện tượng này, thưa ông?
Với vai trò bình ổn thị trường, Công ty Phân đạm hóa chất Dầu khí (PVFCCo) luôn phải đảm bảo bốn chức năng chính là đảm bảo sản xuất, tăng cường nhập khẩu, tham gia bình ổn giá và triển khai hệ thống phân phối.
Tính tới hết tháng 4, Đạm Phú Mỹ đã sản xuất được hơn 200 nghìn tấn phân bón, cung ứng ra thị trường 170 nghìn tấn, cộng thêm 150 nghìn tấn nhập khẩu đã đáp ứng được 70% nhu cầu phân bón vụ hè - thu năm 2008.
Như vậy, tôi xin khẳng định nguồn cung là không hề thiếu. Nếu giá bán lẻ có cao thì chỉ là do khâu phân phối và bán lẻ.
Vì vậy, trong thời gian tới PVFCCo sẽ xây dựng và tổ chức lại hệ thống, mạng lưới phân phối một cách hiệu quả. Đảm bảo phân bón đến tận tay người tiêu dùng, tránh việc mua bán lòng vòng, trao tay, tăng giá đầu cơ kiếm lời.
Cụ thể, chúng tôi sẽ chỉ đạo các đại lý cấp 1 phải bán tận tay người nông dân (thông qua các nhà phân phối tận tay). Hiện tại, PVFCCo có bốn đơn vị và 37 đại lý cấp 1 với hơn 1.200 cửa hàng bán tận tay người nông dân. Nếu làm như vậy thì sẽ khiến nhiều đại gia kinh doanh phân đạm không tham gia được thị trường..
Tại sao đã có chương trình kiểm soát giá các sản phẩm của mình, nhưng giá gas của Petro Vietnam vẫn tăng, thưa ông?
Đối với gas, hiện nay Petro Vietnam cung cấp ra thị trường 2 loại sản phẩm, đó là khí khô và khí hóa lỏng (LPG).
Hiện Petro Vietnam đang cung cấp cho thị trường chủ yếu là khí khô (2,2 tỷ m3 trong 4 tháng 2008). Còn LPG thì chỉ sản xuất khoảng 200 ngàn tấn/năm, chiếm khoảng 25% thị phần trong nước.
Đối với các sản phẩm này, luôn có hai mức giá khác nhau, đó là giá bán buôn và giá bán lẻ trên thị trường. Đối với giá bán buôn, giá các sản phẩm của Petro Vietnam luôn thấp hơn giá của các hãng khác.
Còn giá bán lẻ, đặc biệt là giá của LPG (người tiêu dùng gọi là gas) thì phải tùy thuộc vào hệ thống phân phối, công nghệ sang chiết gas.
Thực tế là trên thị trường hiện nay có hơn 100 đại lý nên nhiều khi Petro Vietnam cũng khó có thể kiểm soát giá bán lẻ LPG. Nhưng theo thông tin mà chúng tôi có được thì giá gas của Petro Vietnam luôn luôn là giá cạnh tranh với các hãng khác.