Malaysia cần nhập nhiều lao động Việt Nam
Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết, sắp tới nhu cầu của Malaysia đối với lao động Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 2.500 người/tháng
Theo Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, sắp tới nhu cầu của nước này đối với lao động Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 2.500 người/tháng.
Các nhóm ngành may mặc, điện tử và chế biến thủy sản là những lĩnh vực cần nhiều lao động nhất, đặc biệt là lao động nữ. Thu nhập trung bình không dưới 200 USD/tháng
Theo Ngân hàng Quốc gia Malaysia, tốc độ phát triển kinh tế của Malaysia năm 2006 đạt khoảng 6%, cao hơn 2005 khoảng 0,7%, do Chính phủ có kế hoạch tăng ngân sách chi tiêu và mức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt 25 tỷ RM.
Động lực chính cho phát triển kinh tế chung là khu vực tư nhân, hộ gia đình và lĩnh vực sản xuất chế tạo và dịch vụ đóng vai trò lớn cho sự tăng trưởng. Những lĩnh vực kinh tế này sẽ thu hút một lực lượng lớn lao động trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nhu cầu này càng tăng mạnh và đồng thời thiếu hụt nghiêm trọng, khi Malaysia trục xuất hơn 380.000 lao động nước ngoài bất hợp pháp.
Để đối phó với tình hình này, Malaysia đã ra một số chính sách cởi mở hơn nhằm thu hút lao động nước ngoài, như cấp giấy phép tiếp nhận lao động trong ngày cho các chủ lao động thay vì phải chờ ít nhất vài tuần như trước đây.
Để cân đối việc sử dụng lao động nước ngoài và lao động trong nước, Chính phủ Malaysia đã điều chỉnh tăng mức lệ phí tuyển lao động đối với một số lĩnh vực như lâm nghiệp, dịch vụ. Riêng khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng vẫn giữ nguyên mức lệ phí cũ.
Nhưng việc điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến lao động Việt Nam, vì lệ phí tăng ở những lĩnh vực Việt Nam không khuyến khích đưa lao động đi làm việc.
Điểm khó duy nhất trong chính sách của Malaysia đối với lao động nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng là việc bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Malaysia) do cơ quan chức năng của Malaysia phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo và cấp.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hiện họ đã ký được rất nhiều hợp đồng với các đối tác Malaysia, với số lượng không hạn chế, công việc ổn định, thu nhập không dưới 200 USD/người/tháng.
Cả nước đang có trên 100 doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động sang Malaysia. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều thấy khó khăn vì nguồn cung cấp lao động ngày càng thu hẹp lại.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động, nguyên nhân chính là do người lao động và cả chính quyền các cấp ở địa phương chưa có đầy đủ những thông tin cần thiết về chủ trương, chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động, điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động ở nước ngoài.
Vì vậy, người lao động chưa thấy hết quyền và nghĩa vụ của mình khi đi làm ở nước ngoài, lại thêm tâm lý lo ngại về những tiêu cực đã xảy ra tại một số thị trường.
Đến nay đã có khoảng 135.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia, trong số này có một số lượng không nhỏ lao động đã được chủ sử dụng gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc. Lao động Việt Nam làm việc chủ yếu trong các ngành nghề như: dệt may, nhựa, mộc, cơ khí, một số ít làm việc trong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, siêu thị... Trong một số xí nghiệp điện tử, thu nhập của người lao động khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đã triển khai tốt việc giáo dục định hướng cho lao động trước khi đi và khảo sát cụ thể các điều kiện của nơi tiếp nhận lao động, giải quyết các vấn đề ngay từ khi mới phát sinh. Đại bộ phận chủ sử dụng phía Malaysia hài lòng và muốn tiếp nhận thêm lao động Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia xuất khẩu lao động, Malaysia sẽ còn thiếu lao động nhiều năm nữa, với số lượng mỗi năm lên tới 300.000 - 400.000 lao động. Malaysia lại là thị trường khá dễ tính, chỉ cần lao động phổ thông và theo chủ trương của Việt Nam, đây là thị trường tiềm năng, cơ hội đang rộng mở để xóa đói giảm nghèo cho những người lao động nông thôn đang mất việc.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Xuất khẩu lao động, trong việc khai thác hợp đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn nên chú trọng vào các ngành sản xuất chế tạo, bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu thêm các lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp.
Với lĩnh vực xây dựng, một số doanh nghiệp đề nghị thẩm định hợp đồng để đưa lao động đi lĩnh vực này. Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia khuyến cáo chưa nên cung ứng lao động cho ngành này, do tính chất thời vụ của công trình và điều kiện ăn ở tạm bợ của công nhân xây dựng.
Các nhóm ngành may mặc, điện tử và chế biến thủy sản là những lĩnh vực cần nhiều lao động nhất, đặc biệt là lao động nữ. Thu nhập trung bình không dưới 200 USD/tháng
Theo Ngân hàng Quốc gia Malaysia, tốc độ phát triển kinh tế của Malaysia năm 2006 đạt khoảng 6%, cao hơn 2005 khoảng 0,7%, do Chính phủ có kế hoạch tăng ngân sách chi tiêu và mức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt 25 tỷ RM.
Động lực chính cho phát triển kinh tế chung là khu vực tư nhân, hộ gia đình và lĩnh vực sản xuất chế tạo và dịch vụ đóng vai trò lớn cho sự tăng trưởng. Những lĩnh vực kinh tế này sẽ thu hút một lực lượng lớn lao động trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nhu cầu này càng tăng mạnh và đồng thời thiếu hụt nghiêm trọng, khi Malaysia trục xuất hơn 380.000 lao động nước ngoài bất hợp pháp.
Để đối phó với tình hình này, Malaysia đã ra một số chính sách cởi mở hơn nhằm thu hút lao động nước ngoài, như cấp giấy phép tiếp nhận lao động trong ngày cho các chủ lao động thay vì phải chờ ít nhất vài tuần như trước đây.
Để cân đối việc sử dụng lao động nước ngoài và lao động trong nước, Chính phủ Malaysia đã điều chỉnh tăng mức lệ phí tuyển lao động đối với một số lĩnh vực như lâm nghiệp, dịch vụ. Riêng khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng vẫn giữ nguyên mức lệ phí cũ.
Nhưng việc điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến lao động Việt Nam, vì lệ phí tăng ở những lĩnh vực Việt Nam không khuyến khích đưa lao động đi làm việc.
Điểm khó duy nhất trong chính sách của Malaysia đối với lao động nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng là việc bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Malaysia) do cơ quan chức năng của Malaysia phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo và cấp.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hiện họ đã ký được rất nhiều hợp đồng với các đối tác Malaysia, với số lượng không hạn chế, công việc ổn định, thu nhập không dưới 200 USD/người/tháng.
Cả nước đang có trên 100 doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động sang Malaysia. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều thấy khó khăn vì nguồn cung cấp lao động ngày càng thu hẹp lại.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động, nguyên nhân chính là do người lao động và cả chính quyền các cấp ở địa phương chưa có đầy đủ những thông tin cần thiết về chủ trương, chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động, điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động ở nước ngoài.
Vì vậy, người lao động chưa thấy hết quyền và nghĩa vụ của mình khi đi làm ở nước ngoài, lại thêm tâm lý lo ngại về những tiêu cực đã xảy ra tại một số thị trường.
Đến nay đã có khoảng 135.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia, trong số này có một số lượng không nhỏ lao động đã được chủ sử dụng gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc. Lao động Việt Nam làm việc chủ yếu trong các ngành nghề như: dệt may, nhựa, mộc, cơ khí, một số ít làm việc trong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, siêu thị... Trong một số xí nghiệp điện tử, thu nhập của người lao động khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đã triển khai tốt việc giáo dục định hướng cho lao động trước khi đi và khảo sát cụ thể các điều kiện của nơi tiếp nhận lao động, giải quyết các vấn đề ngay từ khi mới phát sinh. Đại bộ phận chủ sử dụng phía Malaysia hài lòng và muốn tiếp nhận thêm lao động Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia xuất khẩu lao động, Malaysia sẽ còn thiếu lao động nhiều năm nữa, với số lượng mỗi năm lên tới 300.000 - 400.000 lao động. Malaysia lại là thị trường khá dễ tính, chỉ cần lao động phổ thông và theo chủ trương của Việt Nam, đây là thị trường tiềm năng, cơ hội đang rộng mở để xóa đói giảm nghèo cho những người lao động nông thôn đang mất việc.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Xuất khẩu lao động, trong việc khai thác hợp đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn nên chú trọng vào các ngành sản xuất chế tạo, bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu thêm các lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp.
Với lĩnh vực xây dựng, một số doanh nghiệp đề nghị thẩm định hợp đồng để đưa lao động đi lĩnh vực này. Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia khuyến cáo chưa nên cung ứng lao động cho ngành này, do tính chất thời vụ của công trình và điều kiện ăn ở tạm bợ của công nhân xây dựng.