Malaysia xây đô thị dịch vụ khổng lồ ngay sát Singapore
Khi được hoàn tất vào năm 2027, đô thị Iskandar Malaysia sẽ có diện tích lớn gấp gần 3 lần Singapore
Ở vùng cực Nam của Malaysia, một đô thị mới đang hình thành. Khi được hoàn tất vào năm 2027, đô thị mang tên Iskandar Malaysia này sẽ trải rộng trên diện tích 2.217 km2, gấp gần 3 lần Singapore - quốc đảo chỉ cách đó có một eo biển hẹp.
Theo báo New York Times, hiện nay, Chính phủ Malaysia đang tập trung các nỗ lực vào khu vực Nusajaya rộng hơn 97 km2, nơi trước đây vốn là các đồn điền trồng cọ lấy dầu và canh tác các loại cây nông nghiệp khác.
Là một trong năm khu phát triển chính được quy hoạch của Iskandar Malaysia, khu Nusajaya sẽ có một quận tài chính với mục tiêu trở thành trung tâm quốc tế cho các hoạt động tài chính Hồi giáo.
Khu này cũng sẽ bao gồm một công viên chủ đề mang tên Legoland với vốn đầu tư 214 triệu USD, một đô thị đại học EduCity với học xá của nhiều trường đại học đẳng cấp quốc tế, một khu nghỉ dưỡng quốc tế với sân golf, khách sạn hạng sang…
Chính phủ Malaysia khởi công dự án Iskandar vào tháng 11/2006 với mục tiêu thu hút hơn 100 tỷ USD vốn đầu tư trong vòng hai thập kỷ. “Đây là một dự án với tầm nhìn dài hạn. Khu vực này vốn dĩ đã rất mạnh về phương diện sản xuất, nhưng chúng tôi muốn phát triển nơi đây thành một khu vực dịch vụ”, bà Arlida Ariff, Giám đốc điều hành của Iskandar Investment, công ty quản lý dự án này, cho biết.
Tới thời điểm này, đã có khoảng 20 tỷ vốn đầu tư cam kết đổ vào dự án, trong đó có khoảng 10% là từ Chính phủ Malaysia, còn lại là từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào dự án này hiện là Acerinox đến từ Tây Ban Nha.
Acerinox dự định sẽ xây một nhà máy thép trị giá xấp xỉ 1,3 tỷ USD ở đây. Các nhà đầu tư đến từ Singapore và Nhật Bản cũng đã cam kết đầu tư số tiền tương ứng lần lượt là 926 triệu USD và 911 triệu USD.
Cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã khiến Iskandar Investment chuyển hướng chiến lược cho dự án đô thị khổng lồ mà họ quản lý.
“Ban đầu, chúng tôi coi quận tài chính là trọng tâm chính của dự án. Nhưng nay, chúng tôi không còn tập trung vào xây dựng một quận tài chính lớn nữa, mà thay vào đó, hướng tới những ngành công nghiệp giàu tính sáng tạo”, bà Ariff nói.
Lúc đầu, Iskandar Investment nỗ lực thu hút các nhà đầu tư đến từ Trung Đông, đặc biệt là cho quận tài chính của dự án.
Tuy nhiên, sau khi khủng hoảng tài chính đe dọa nổ ra ở Dubai và một số nhà đầu tư từ tiểu vương quốc này rút khỏi dự án, Iskandar đã chuyển sang thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư ở Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore.
Ngoài ra, các nhà đầu tư Trung Quốc và Ấn Độ cũng là mục tiêu mà Iskandar để ý, một phần do cộng đồng người gốc Ấn và Hoa sống ở Malaysia khá lớn.
Theo bà Ariff, các nhà đầu tư người Trung Quốc mà Iskandar nhằm vào chủ yếu là những cá nhân giàu có và muốn mua bất động sản trong dự án. Trong khi đó, thế mạnh mà Iskandar muốn khai thác của các nhà đầu tư Ấn Độ lại là ưu thế trong lĩnh vực kỹ thuật số và truyền thông đa phương tiện.
Để khuyến khích các nhà đầu tư rót vốn sớm, Chính phủ Malaysia đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, bao gồm miễn thuế 10 năm đối với các doanh nghiệp, hoãn vô thời hạn thuế giá trị bất động sản gia tăng…
Nhiều nhà đầu tư đã bị hấp dẫn bởi các chương trình ưu đãi này. Trong số đó có trường Đại học Newcastle của Anh. Trường này đang xây dựng một học xá chuyên ngành y khoa tại Iskandar với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2011.
Theo báo New York Times, hiện nay, Chính phủ Malaysia đang tập trung các nỗ lực vào khu vực Nusajaya rộng hơn 97 km2, nơi trước đây vốn là các đồn điền trồng cọ lấy dầu và canh tác các loại cây nông nghiệp khác.
Là một trong năm khu phát triển chính được quy hoạch của Iskandar Malaysia, khu Nusajaya sẽ có một quận tài chính với mục tiêu trở thành trung tâm quốc tế cho các hoạt động tài chính Hồi giáo.
Khu này cũng sẽ bao gồm một công viên chủ đề mang tên Legoland với vốn đầu tư 214 triệu USD, một đô thị đại học EduCity với học xá của nhiều trường đại học đẳng cấp quốc tế, một khu nghỉ dưỡng quốc tế với sân golf, khách sạn hạng sang…
Chính phủ Malaysia khởi công dự án Iskandar vào tháng 11/2006 với mục tiêu thu hút hơn 100 tỷ USD vốn đầu tư trong vòng hai thập kỷ. “Đây là một dự án với tầm nhìn dài hạn. Khu vực này vốn dĩ đã rất mạnh về phương diện sản xuất, nhưng chúng tôi muốn phát triển nơi đây thành một khu vực dịch vụ”, bà Arlida Ariff, Giám đốc điều hành của Iskandar Investment, công ty quản lý dự án này, cho biết.
Tới thời điểm này, đã có khoảng 20 tỷ vốn đầu tư cam kết đổ vào dự án, trong đó có khoảng 10% là từ Chính phủ Malaysia, còn lại là từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào dự án này hiện là Acerinox đến từ Tây Ban Nha.
Acerinox dự định sẽ xây một nhà máy thép trị giá xấp xỉ 1,3 tỷ USD ở đây. Các nhà đầu tư đến từ Singapore và Nhật Bản cũng đã cam kết đầu tư số tiền tương ứng lần lượt là 926 triệu USD và 911 triệu USD.
Cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã khiến Iskandar Investment chuyển hướng chiến lược cho dự án đô thị khổng lồ mà họ quản lý.
“Ban đầu, chúng tôi coi quận tài chính là trọng tâm chính của dự án. Nhưng nay, chúng tôi không còn tập trung vào xây dựng một quận tài chính lớn nữa, mà thay vào đó, hướng tới những ngành công nghiệp giàu tính sáng tạo”, bà Ariff nói.
Lúc đầu, Iskandar Investment nỗ lực thu hút các nhà đầu tư đến từ Trung Đông, đặc biệt là cho quận tài chính của dự án.
Tuy nhiên, sau khi khủng hoảng tài chính đe dọa nổ ra ở Dubai và một số nhà đầu tư từ tiểu vương quốc này rút khỏi dự án, Iskandar đã chuyển sang thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư ở Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore.
Ngoài ra, các nhà đầu tư Trung Quốc và Ấn Độ cũng là mục tiêu mà Iskandar để ý, một phần do cộng đồng người gốc Ấn và Hoa sống ở Malaysia khá lớn.
Theo bà Ariff, các nhà đầu tư người Trung Quốc mà Iskandar nhằm vào chủ yếu là những cá nhân giàu có và muốn mua bất động sản trong dự án. Trong khi đó, thế mạnh mà Iskandar muốn khai thác của các nhà đầu tư Ấn Độ lại là ưu thế trong lĩnh vực kỹ thuật số và truyền thông đa phương tiện.
Để khuyến khích các nhà đầu tư rót vốn sớm, Chính phủ Malaysia đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, bao gồm miễn thuế 10 năm đối với các doanh nghiệp, hoãn vô thời hạn thuế giá trị bất động sản gia tăng…
Nhiều nhà đầu tư đã bị hấp dẫn bởi các chương trình ưu đãi này. Trong số đó có trường Đại học Newcastle của Anh. Trường này đang xây dựng một học xá chuyên ngành y khoa tại Iskandar với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2011.