Mạng xã hội, “vị cứu tinh” trong cơn địa chấn
Khi điện thoại gần như bị tê liệt, nhiều người đã tìm đến Facebook, Twitter để truyền đi những tin tức về bản thân
Khi động đất, sóng thần ập vào nước Nhật, việc liên lạc bằng điện thoại trong nội địa và với nước ngoài gần như bị tê liệt. Tuy nhiên, nhiều người đã tìm được phương tiện khác để cập nhật thông tin cá nhân và trấn an người thân ở quê nhà, đó là các mạng xã hội như Facebook và Twitter.
Thế giới gần nhau hơn
Ngoài ý nghĩa kết nối cộng đồng, Facebook, Twitter từng bị chỉ trích là công cụ phát tán và lôi kéo các vụ biểu tình, bạo động ở Bắc Phi và Trung Đông thời gian qua. Nhưng sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng vừa xảy ra ở Nhật Bản, có lẽ những mạng xã hội này sẽ được đánh giá với một góc nhìn bao dung hơn.
Chiều 11/3, một trận động đất mạnh 8,9 độ richter đã tấn công vào bờ biển phía đông Nhật Bản. Sau động đất, sóng thần và hàng trăm cơn dư chấn đã khiến nhiều thành phố của xứ sở hoa anh đào bị rung lắc mạnh, người người hoang mang. Nhiều gia đình nước ngoài có người thân đang sống và làm việc tại Nhật Bản đã tìm đủ cách để liên lạc, nhưng vô vọng. Điện thoại di động đã bị tê liệt, thậm chí ngay ở chính thủ đô Tokyo.
Trưởng đại diện của hãng dịch vụ tin tức IDG tại Tokyo, Martyn Williams cho biết, ngoài những đám cháy dữ dội, tình trạng mất điện còn xảy ra trên diện rộng ở Nhật Bản và các hệ thống viễn thông tê liệt trong đêm 11/3. "Điện thoại di động vẫn hoạt động, nhưng sóng rất yếu", ông cho hay. "Việc truyền tải dữ liệu được thực hiện tốt hơn tín hiệu âm thanh".
Và trong lúc này, các mạng xã hội như Twitter, Facebook đã cho thấy khả năng vượt trội của chúng. Ngay sau khi động đất xảy ra, các mạng này đã tràn ngập thông tin của các thành viên từ Nhật. Người thì báo tin mình bình an vô sự, người cho biết đang bị tắc ở công sở, nhà ga, bến tàu, không thể về được nhà. Một số khác truyền đi những hình ảnh vừa chụp được về cảnh tượng tan hoang sau động đất hoặc clip những tòa nhà đang lắc lư như say sóng.
"Các mạng tiểu blog như Twitter hay mạng xã hội kiểu Facebook đã thể hiện tốt nhất vai trò của chúng trong việc truyền phát thông tin", Eza Gottheil, một nhà phân tích của hãng Technology Business Research, nhận xét. Chỉ một giờ sau khi động đất xảy ra, hãng Online Social Media đo được mỗi phút có 1.200 tin nhắn về vụ việc được gửi đi trên Twitter. Còn trên Facebook, các trang cập nhật thông tin về thảm họa này đã thu hút hàng nghìn thành viên theo dõi.
Nhờ Facebook, Twitter, người dân trên khắp thế giới có thể nhận được những thông tin nhanh chóng về tình trạng của thân nhân họ ở Nhật cũng như gửi thông điệp cầu chúc bình an. Những người tham gia cứu hộ cũng dùng Twitter như một công cụ để cung cấp các thông tin gồm đường dây nóng cho những người không nói tiếng Nhật, cho tới cảnh báo sóng thần, thông báo lịch tàu hỏa và những nơi trú ẩn cho người mất nhà cửa.
Nóng rực với iPad 2
Anh Alex Shumilov vui sướng khi là người đầu tiên sở hữu iPad 2 tại gian hàng Apple ở New York.
Mặc dù tin động đất và sóng thần chiếm lĩnh trang nhất của tất cả các báo quốc tế, thậm chí cả các báo công nghệ, nhưng người ta cũng không vì thế mà lãng quên một sự kiện công nghệ đã được chờ đón vài tuần nay, đó là việc iPad 2 chính thức đến tay người dùng ở Mỹ hôm 11/3.
Sức hấp dẫn của iPad 2 được hâm nóng ngay từ tháng 8/2010. Hôm 2/3, Apple đã chính thức phát hành chiếc máy tính bảng thế hệ 2 này. Sản phẩm mới có một thiết kế mỏng hơn, nhanh hơn và hơi nhẹ hơn so với phiên bản đầu tiên. iPad 2 chỉ dày 8,8 mm, mỏng hơn so với iPhone 4. iPad 2 còn đi kèm với một bộ xử lý lõi kép A5 có xung nhịp 1GHz và nặng khoảng 590 gram. Chiếc máy tính bảng thế hệ mới có gắn 2 camera, nhưng màn hình có kích thước và độ phân giải như đời đầu.
Tương tự như khi "người anh" chào đời, dân yêu thích công nghệ ở Mỹ đã xếp hàng bên ngoài các cửa hàng Apple ngay từ hôm trước, để chờ được cầm trên tay chiếc máy tính bảng đình đám thế hệ thứ hai, vốn được đánh giá là có nhiều đột phá về công nghệ. Theo trang tin công nghệ MacCast, năm nay có thể lượng người dùng xếp hàng còn nhiều hơn năm ngoái gấp bội.
Từng đoàn người đã đội mưa, giá rét xếp hàng trước các địa chỉ Apple sẽ bán iPad 2. Từ New York đến San Francisco, người ta có thể chứng kiến từng khuôn mặt háo hức chờ đợi model mới. Đám đông như bùng nổ khi các nhân viên của Apple mở cánh cửa tại cửa hàng ở Manhattan (New York). Hơn 800 người đã xếp hàng tại đây, tất cả đều mong muốn sở hữu chiếc máy tính.
"Quả táo" chờ đợi, sẽ có 300.000 máy bán ra trong ngày đầu tiên, 500.000 trong tuần đầu tiên và chạm mốc 1 triệu thiết bị trong 28 ngày. Hơn 200 cửa hàng sẽ bán ra iPad 2 trên toàn nước Mỹ, từ nhà mạng AT&T đến Verizon, các điểm bán lẻ của Best Buy, Target Corp và Wal-Mart. Dự kiến, bầu không khí xung quanh iPad 2 sẽ còn nóng rực hơn, khi sản phẩm này xuất hiện trên kệ của các cửa hàng ở nước ngoài vào ngày 25/3 tới.
Thế giới gần nhau hơn
Ngoài ý nghĩa kết nối cộng đồng, Facebook, Twitter từng bị chỉ trích là công cụ phát tán và lôi kéo các vụ biểu tình, bạo động ở Bắc Phi và Trung Đông thời gian qua. Nhưng sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng vừa xảy ra ở Nhật Bản, có lẽ những mạng xã hội này sẽ được đánh giá với một góc nhìn bao dung hơn.
Chiều 11/3, một trận động đất mạnh 8,9 độ richter đã tấn công vào bờ biển phía đông Nhật Bản. Sau động đất, sóng thần và hàng trăm cơn dư chấn đã khiến nhiều thành phố của xứ sở hoa anh đào bị rung lắc mạnh, người người hoang mang. Nhiều gia đình nước ngoài có người thân đang sống và làm việc tại Nhật Bản đã tìm đủ cách để liên lạc, nhưng vô vọng. Điện thoại di động đã bị tê liệt, thậm chí ngay ở chính thủ đô Tokyo.
Trưởng đại diện của hãng dịch vụ tin tức IDG tại Tokyo, Martyn Williams cho biết, ngoài những đám cháy dữ dội, tình trạng mất điện còn xảy ra trên diện rộng ở Nhật Bản và các hệ thống viễn thông tê liệt trong đêm 11/3. "Điện thoại di động vẫn hoạt động, nhưng sóng rất yếu", ông cho hay. "Việc truyền tải dữ liệu được thực hiện tốt hơn tín hiệu âm thanh".
Và trong lúc này, các mạng xã hội như Twitter, Facebook đã cho thấy khả năng vượt trội của chúng. Ngay sau khi động đất xảy ra, các mạng này đã tràn ngập thông tin của các thành viên từ Nhật. Người thì báo tin mình bình an vô sự, người cho biết đang bị tắc ở công sở, nhà ga, bến tàu, không thể về được nhà. Một số khác truyền đi những hình ảnh vừa chụp được về cảnh tượng tan hoang sau động đất hoặc clip những tòa nhà đang lắc lư như say sóng.
"Các mạng tiểu blog như Twitter hay mạng xã hội kiểu Facebook đã thể hiện tốt nhất vai trò của chúng trong việc truyền phát thông tin", Eza Gottheil, một nhà phân tích của hãng Technology Business Research, nhận xét. Chỉ một giờ sau khi động đất xảy ra, hãng Online Social Media đo được mỗi phút có 1.200 tin nhắn về vụ việc được gửi đi trên Twitter. Còn trên Facebook, các trang cập nhật thông tin về thảm họa này đã thu hút hàng nghìn thành viên theo dõi.
Nhờ Facebook, Twitter, người dân trên khắp thế giới có thể nhận được những thông tin nhanh chóng về tình trạng của thân nhân họ ở Nhật cũng như gửi thông điệp cầu chúc bình an. Những người tham gia cứu hộ cũng dùng Twitter như một công cụ để cung cấp các thông tin gồm đường dây nóng cho những người không nói tiếng Nhật, cho tới cảnh báo sóng thần, thông báo lịch tàu hỏa và những nơi trú ẩn cho người mất nhà cửa.
Nóng rực với iPad 2
Anh Alex Shumilov vui sướng khi là người đầu tiên sở hữu iPad 2 tại gian hàng Apple ở New York.
Mặc dù tin động đất và sóng thần chiếm lĩnh trang nhất của tất cả các báo quốc tế, thậm chí cả các báo công nghệ, nhưng người ta cũng không vì thế mà lãng quên một sự kiện công nghệ đã được chờ đón vài tuần nay, đó là việc iPad 2 chính thức đến tay người dùng ở Mỹ hôm 11/3.
Sức hấp dẫn của iPad 2 được hâm nóng ngay từ tháng 8/2010. Hôm 2/3, Apple đã chính thức phát hành chiếc máy tính bảng thế hệ 2 này. Sản phẩm mới có một thiết kế mỏng hơn, nhanh hơn và hơi nhẹ hơn so với phiên bản đầu tiên. iPad 2 chỉ dày 8,8 mm, mỏng hơn so với iPhone 4. iPad 2 còn đi kèm với một bộ xử lý lõi kép A5 có xung nhịp 1GHz và nặng khoảng 590 gram. Chiếc máy tính bảng thế hệ mới có gắn 2 camera, nhưng màn hình có kích thước và độ phân giải như đời đầu.
Tương tự như khi "người anh" chào đời, dân yêu thích công nghệ ở Mỹ đã xếp hàng bên ngoài các cửa hàng Apple ngay từ hôm trước, để chờ được cầm trên tay chiếc máy tính bảng đình đám thế hệ thứ hai, vốn được đánh giá là có nhiều đột phá về công nghệ. Theo trang tin công nghệ MacCast, năm nay có thể lượng người dùng xếp hàng còn nhiều hơn năm ngoái gấp bội.
Từng đoàn người đã đội mưa, giá rét xếp hàng trước các địa chỉ Apple sẽ bán iPad 2. Từ New York đến San Francisco, người ta có thể chứng kiến từng khuôn mặt háo hức chờ đợi model mới. Đám đông như bùng nổ khi các nhân viên của Apple mở cánh cửa tại cửa hàng ở Manhattan (New York). Hơn 800 người đã xếp hàng tại đây, tất cả đều mong muốn sở hữu chiếc máy tính.
"Quả táo" chờ đợi, sẽ có 300.000 máy bán ra trong ngày đầu tiên, 500.000 trong tuần đầu tiên và chạm mốc 1 triệu thiết bị trong 28 ngày. Hơn 200 cửa hàng sẽ bán ra iPad 2 trên toàn nước Mỹ, từ nhà mạng AT&T đến Verizon, các điểm bán lẻ của Best Buy, Target Corp và Wal-Mart. Dự kiến, bầu không khí xung quanh iPad 2 sẽ còn nóng rực hơn, khi sản phẩm này xuất hiện trên kệ của các cửa hàng ở nước ngoài vào ngày 25/3 tới.