“Maritime Bank muốn thành ngân hàng được yêu thích nhất”
Tân CEO đưa ra mục tiêu xây dựng Maritime bank trở thành ngân hàng được yêu thích nhất khi đảm nhận vị trí điều hành
Tân CEO đưa ra mục tiêu xây dựng Maritime bank trở thành ngân hàng được yêu thích nhất khi đảm nhận vị trí điều hành.
Ngày 8/10, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) công bố bổ nhiệm ông Huỳnh Bửu Quang giữ chức vụ Tổng giám đốc, thay ông Atul Malik vừa từ nhiệm.
“Bằng kinh nghiệm và năng lực của mình, tôi muốn cùng Hội đồng Quản trị và Ban điều hành xây dựng Maritime Bank trở thành ngân hàng được yêu thích nhất tại Việt Nam”, tân Tổng giám đốc Maritime Bank, người từng có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng nước ngoài (HSBC, chia sẻ.
CEO “nội” và “ngoại” có gì khác biệt?
CEO “nội” và “ngoại” có gì khác biệt?
Thưa ông, vì sao sau 20 năm làm việc ở ngân hàng nước ngoài, ông lại chuyển hướng về Maritime Bank?
Sau thời gian làm việc với định chế tài chính nước ngoài, ở các thị trường nước ngoài, tôi muốn mang những kinh nghiệm đó về làm việc để có thể đóng góp được gì đó cho lĩnh vực ngân hàng.
Đến thời điểm này, về vĩ mô, ngành ngân hàng Việt Nam trải qua giai đoạn tái cơ cấu, theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, để xây dựng một hệ thống mạnh hơn, làm sao để có vài ngân hàng có tầm cạnh tranh trong khu vực.
Qua những biến động và tái cơ cấu, các ngân hàng Việt Nam càng mong muốn xây dựng một ban điều hành chuyên nghiệp hơn.
Tôi đặt niềm tin vào Hội đồng Quản trị Maritime Bank vì từ lâu họ đã muốn xây dựng ngân hàng với môi trường chuyên nghiệp. Họ đã làm việc với tổ chức tư vấn McKinsey để xây dựng mô hình một ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp như thế nào, trong đó có việc chiêu mộ nguồn nhân lực có năng lực và uy tín, có nhiều kinh nghiệm làm việc với các ngân hàng nước ngoài.
Họ cũng đã cụ thể mong muốn đó bằng việc thuê CEO là người nước ngoài, cũng như hiện có hai nhân sự cao cấp khác trong ban điều hành là người nước ngoài, từng nhiều năm kinh nghiệm tại các định chế tài chính quốc tế.
Hội đồng Quản trị đã cho thấy sẵn sàng đầu tư để chiêu mộ nhân lực tốt trong và ngoài nước để về cùng xây dựng ngân hàng. Đó cũng là những lý do tôi về Maritime Bank.
Cùng với Maritime Bank, thời gian qua một số ngân hàng nội địa cũng đã thuê CEO là người nước ngoài. Ông thấy những điểm gì khác biệt ở đây?
Thứ nhất, nó thể hiện ý chí của hội đồng quản trị là xây dựng ngân hàng chuyên nghiệp, qua đó tranh thủ kinh nghiệm và năng lực của các chuyên gia nước ngoài đã nhiều năm làm cho các định chế tài chính lớn trên thế giới.
Còn CEO nước ngoài với CEO người Việt Nam có gì khác biệt? CEO nước ngoài là những người từng làm việc ở những tổ chức tài chính đa quốc gia, có bề dày kinh nghiệm và trình độ quản trị ngân hàng cao, quen làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp.
Nhưng họ có hạn chế trong nắm bắt về văn hóa Việt Nam, khó hiểu sâu và tiếp cận với thị trường, cũng như với khách hàng. Ngôn ngữ cũng là một rào cản, như trong truyền đạt và lắng nghe những phản hồi có một khoảng cách nhất định.
Nhưng họ có hạn chế trong nắm bắt về văn hóa Việt Nam, khó hiểu sâu và tiếp cận với thị trường, cũng như với khách hàng. Ngôn ngữ cũng là một rào cản, như trong truyền đạt và lắng nghe những phản hồi có một khoảng cách nhất định.
Còn CEO người Việt Nam sẽ hiểu văn hóa, các vấn đề ngóc ngách của thị trường hơn, có điều kiện tương tác điều hành tốt hơn.
Người tiền nhiệm của ông là người nước ngoài, hẳn ông ấy đã gây dựng những yếu tố nền tảng nào đó và nay ông sẽ kế thừa hoặc có thể thay đổi không?
Tại Maritime Bank cũng như các ngân hàng khác, nhiều thành viên trong ban điều hành đã có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn của nước ngoài, nên sự phối hợp thuận lợi hơn. Điều quan trọng là mọi người cùng quan điểm giống nhau.
Ông Atul Malik cũng đã đưa ra một số hướng đi chiến lược, giúp ngân hàng đẩy mạnh một số mảng kinh doanh rất tốt. Chắc chắn tôi sẽ tận dụng những nền tảng đó, tiếp tục hoàn thiện và đưa ngân hàng đến với những mục tiêu cao hơn.
“Muốn trở thành ngân hàng được yêu nhất”
“Muốn trở thành ngân hàng được yêu nhất”
Những mục tiêu cao hơn đó là gì?
Khi Hội đồng Quản trị mời tôi về, mục tiêu lớn đặt ra là làm sao cùng với ban điều hành đưa Maritime Bank trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Định hướng là phát triển bền vững, có nghĩa là phải cân bằng giữa tăng trưởng và quản trị rủi ro, đồng thời tăng tỷ trọng doanh thu phi tín dụng.
Còn về triển khai cụ thể thế nào, tôi phải làm việc với ban điều hành để đưa ra chiến lược chi tiết để đạt được mục tiêu trên.
Còn về triển khai cụ thể thế nào, tôi phải làm việc với ban điều hành để đưa ra chiến lược chi tiết để đạt được mục tiêu trên.
Còn mục tiêu cá nhân của ông?
Cá nhân tôi, tôi muốn xây dựng Maritime Bank trở thành một ngân hàng được khách hàng yêu thích nhất, bản thân các cán bộ nhân viên cũng yêu thích khi làm việc tại đây, khi cùng góp sức xây dựng và phát triển, cổ đông, nhà đầu tư cũng yêu thích và mong muốn đầu tư vào ngân hàng.
Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam lâu nay có những mô hình quản trị, điều hành khác nhau, như vai trò, cái bóng của các ông chủ quá lớn, của hội đồng quản trị quá lớn, mà hạn chế đi điều kiện phát triển vai trò, ảnh hưởng cá nhân của ban điều hành, của cán bộ điều hành… Ông nghĩ thế nào về điều này khi là người vừa bước vào từ một ngân hàng nước ngoài?
Cái này đúng là rất nhiều người nói. Nhưng vì Ngân hàng Nhà nước đặt trách nhiệm rất lớn đối với các hội đồng quản trị trong việc đảm bảo an toàn hoạt động, bảo đảm quyền lợi cổ đông, bảo vệ những người gửi tiền… Pháp luật cũng đặt hội đồng quản trị ở một vai trò trọng yếu.
Chính vì vậy, môi trường chung của ngành ngân hàng Việt Nam, nhiều quyết định then chốt phải từ hội đồng quản trị đưa ra. Tuy nhiên trong phạm vi mỗi ngân hàng, sẽ tùy thuộc vào từng hội đồng quản trị để cùng ban điều hành đưa ra những quy chế nội bộ như thế nào để ban điều hành có thể phát huy hết khả năng của mình. Mức độ được phát huy này cũng chính là sự khác biệt giữa các ngân hàng.
Còn với Maritime Bank, tôi tin đây là nơi mà ban điều hành có thể phát huy được hết khả năng của mình để giúp ngân hàng hoạt động ngày một tốt hơn. Đó cũng là một lý do tôi chọn về Maritime Bank làm việc.
Khi về Maritime Bank, ông có nghĩ đến việc xây dựng một thương hiệu cá nhân gắn với những thay đổi của ngân hàng trong tương lai không?
Tôi không nghĩ đến thương hiệu cá nhân, mà mọi cái đều nằm ở thương hiệu ngân hàng. Còn ý muốn cá nhân, như đã đề cập ở trên, tôi muốn cùng xây dựng một ngân hàng được yêu thích nhất.
Sự thành công của một ngân hàng không thể từ một cá nhân được, mà phải dựa vào nền tảng chung, quy trình chung, để ai vào làm cũng có thể giúp ngân hàng đi lên. Bộ máy vận hành không phụ thuộc vào một cá nhân nào đó.
Nền tảng của Maritime Bank đã xây dựng trong 5 năm qua là không dựa vào một cá nhân nào, hoặc thiếu đi một ai đó mà không vận hành tốt được. Tôi được thừa hưởng điều đó.
Nền tảng của Maritime Bank đã xây dựng trong 5 năm qua là không dựa vào một cá nhân nào, hoặc thiếu đi một ai đó mà không vận hành tốt được. Tôi được thừa hưởng điều đó.
Không chỉ ngân hàng, bất cứ doanh nghiệp nào mà dựa vào một cá nhân, một thương hiệu cá nhân thì nó sẽ không phát triển bền vững được.
Trên thế giới, có nhiều tổ chức đã phát triển hàng trăm năm, có những giai đoạn nó gắn với tên tuổi của những cá nhân điều hành như là linh hồn quyết định sự tồn tại và phát triển. Nhưng, dĩ nhiên những cá nhân đó không thể đồng hành mãi được, bạn thấy đấy, còn những tổ chức đó vẫn phát triển bền vững cả trăm năm về sau.
Trên thế giới, có nhiều tổ chức đã phát triển hàng trăm năm, có những giai đoạn nó gắn với tên tuổi của những cá nhân điều hành như là linh hồn quyết định sự tồn tại và phát triển. Nhưng, dĩ nhiên những cá nhân đó không thể đồng hành mãi được, bạn thấy đấy, còn những tổ chức đó vẫn phát triển bền vững cả trăm năm về sau.
Đến thời điểm này, hoạt động ngân hàng Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi. Nói cách khác, những khó khăn và rủi ro, đặc biệt là vấn đề nợ xấu, đã được khấu hao khi ông bắt đầu ở vị trí mới tại Maritime Bank. Hẳn đó là một sự bắt đầu thuận lợi?
Đúng là thời điểm này thuận lợi hơn so với cách đây vài ba năm. Nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Đó cũng là lý do tôi chọn thời điểm này để thay đổi công việc.
Bởi vì, khi đi qua giai đoạn khó khăn các ngân hàng càng nhận ra sự khác biệt trong kỹ năng điều hành, cách thức hoạt động. Nhu cầu kiện toàn vì thế càng rõ hơn. Đây là thời điểm để thúc đẩy điều đó.
Thay đổi để tốt hơn
Thay đổi để tốt hơn
Ông nhận thấy những tiềm năng, khó khăn và thách thức của hệ thống hiện nay như thế nào đối với sự bắt đầu đó?
Tôi thấy thuận lợi vì tiềm năng thị trường còn rất lớn, nền kinh tế đang phục hồi.
Vừa rồi có hai sự kiện có tính chất bước ngoặt. Hiệp định thương mại với EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dù TPP hiện chưa được chuẩn y từ quốc hội của các nước, nhưng khả năng thông qua là cao. Nếu được triển khai năm sau, thì đây là hai đòn bẩy tốt cho kinh tế Việt Nam. Tôi lạc quan về điều đó.
Khi kinh tế tốt lên thì sẽ có hai xu hướng: các doanh nghiệm nắm bắt cơ hội để phát triển, nhưng cũng có xu hướng mở rộng kinh doanh ra nhiều hơn mà quản trị trở nên lỏng lẻo hơn, và trong trung và dài hạn có thể là rủi ro làm cho nền kinh tế gặp khó khăn.
Thời điểm này tôi nghĩ Việt Nam sẽ không lặp lại những khó khăn đó, vì đã có kinh nghiệm về hệ quả phát triển nóng hồi 2007-2008, sau khi gia nhập WTO. Các doanh nghiệp đã kinh qua giai đoạn đó rồi, đại đa số sẽ nhớ những bài học kinh nghiệm nên tôi tin sẽ khó lặp lại.
Khi kinh tế tốt lên với những cơ hội nói trên, đặc biệt là thu nhập đầu người cải thiện, nhu cầu tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện còn thấp sẽ mở rộng hơn nữa, là điều kiện để hệ thống phát triển tích cực hơn.
Nhưng, mọi người cũng đã nói, số lượng ngân hàng Việt Nam khá nhiều, nên xu hướng sáp nhập sẽ tiếp tục. Tôi mong muốn xu hướng đó sẽ không phải là bắt buộc, mà thiên về các nhu cầu giao dịch kinh tế, chuyên sâu vào đầu tư hơn.
Cụ thể hơn như triển vọng năm tới, thưa ông?
Những năm gần đây nổi bật vẫn là vấn đề nợ xấu. Năm tới cũng sẽ vẫn là điểm khó khăn, vì xử lý không phải ngày một ngày hai. Nhưng khi kinh tế phục hồi, hoạt động ngân hàng tốt hơn thì giải quyết nợ xấu nó nhanh hơn. Chỉ khi nào nợ xấu thực sự được giải quyết rồi thì mới có thể thực sự lạc quan được.
Còn với Maritime Bank, là một ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn, nhưng thực tế hiệu quả kinh doanh những năm gần đây chưa thực sự khả quan?
Như tôi vừa nói, mục tiêu của Hội đồng Quản trị là đưa Maritime bank trở thành ngân hàng tốt nhất, điều này có nghĩa là một ngân hàng được yêu thích nhất, từ khách hàng, nhân viên tới cổ đông và xã hội. Nhưng, đó là một quá trình lâu dài, không thể bước nhanh chóng ngay được.
Tôi dự tính sẽ có thay đổi, chắc chắn sẽ có thay đổi, và nhiều chứ không ít. Thay đổi để tốt hơn. Bất cứ tổ chức nào, với thời đại bây giờ, điều duy nhất không thay đổi là… thay đổi. Vì môi trường luôn thay đổi, mọi thứ thay đổi thì mình phải thay đổi để phù hợp chứ, không thì lỗi thời.
Muốn đi nhanh thì phải càng thay đổi nhiều hơn, nhưng thay đổi không phải là gây ra xáo trộn, mà giúp cải thiện, thế mới khó.
Quan điểm của Hội đồng Quản trị trong ba năm qua là đầu tư vào bộ máy quản trị điều hành sao cho mạnh hơn, hoạt động an toàn hơn, việc cho vay ra thận trọng hơn.
Đó là chiến lược hợp lý trong bối cảnh môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng tôi nghĩ, trong tương lai mọi người sẽ thấy có sự chuyển biến tốt hơn.
Muốn củng cố và hoàn thiện thì không thể chạy nhanh. Sau khi Maritime Bank đã củng cố thì sẽ chạy nhanh hơn, quan trọng là phải vừa chạy nhanh và vừa bền.