Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến
Với đa số phiếu tán thành, tại phiên họp sáng nay Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến
Với 457/473 phiếu thuận (16 phiếu không thuận), tại phiên họp sáng nay (26/5), Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Cũng với đa số phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với nữ đại biểu này.
Trước đó, chiều 24/5, thảo luận tại đoàn, đa số đại biểu tại nhiều đoàn cũng đồng ý sẽ bãi nhiệm tư cách đại biểu bà Hoàng Yến, theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp chiều 23/5.
Tại phiên thảo luận này, có ý kiến đã đề nghị xem xét trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình hiệp thương, giới thiệu bà Yến ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Có vị đại biểu cho rằng nên để bà Yến từ nhiệm, không nên bãi nhiệm.
Kết quả bỏ phiếu thăm dò, có 468 phiếu/471 phiếu đồng ý bãi nhiệm tư cách đại biểu với bà Yến, 3 phiếu không đồng ý.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An là một trong 38 doanh nhân trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13.
Ngay từ khi chưa diễn ra kỳ họp Quốc hội thứ nhất, một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh bà Yến có nhiều biểu hiện không trung thực trong kê khai hồ sơ ứng cử, gia đình không gương mẫu chấp hành pháp luật.
Kết quả thẩm tra tư cách đại biểu ở kỳ họp này, 100% đại biểu đều đủ tư cách đại biểu Quốc hội.
Sau đó, dư luận về sự không trung thực của bà Yến vẫn liên tiếp xuất hiện trên một số báo chí. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Ban Công tác đại biểu của Quốc hội tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu đối với bà Yến và kết quả xác minh được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin tại cuộc họp báo sau kỳ họp thứ hai là “cơ bản là không có vấn đề gì”.
Tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ hai, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Các vấn đề cử tri quan tâm về tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến sẽ được làm sáng tỏ, Quốc hội không bỏ qua vấn đề này”.
Sau một số diễn biến khác, trước thềm kỳ họp thứ ba, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An - nơi bà Yến ứng cử - đã đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu bà Hoàng Yến. Ngay sau đó 100% các thành viên dự họp đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Yến.
Tại phiên họp thứ tám, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận bà Yến đã không trung thực trong khai hồ sơ ứng cử, làm cho cử tri và tổ chức hiểu không đúng về tiểu sử và quá trình hoạt động của bản thân khi bầu cử đại biểu Quốc hội, vi phạm điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội.
Bà Yến có chồng là Trần Jimmy, quốc tịch Hoa Kỳ, bị cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội “lạm dụng chiếm đoạt tài sản” đã bỏ trốn, đang bị truy nã. Như vậy đại biểu Yến có chồng vi phạm pháp luật.
Ngày 4/5, bà Yến đã có đơn từ nhiệm, song theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lá đơn này đã thể hiện nhận thức và thái độ không đúng mực, không nhận thấy thiếu sót, khuyết điểm.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mặc dù là doanh nhân nữ, có đóng góp trong hoạt động - từ thiện xã hội ở một số địa phương và tỉnh Long An, song những sai phạm nêu trên của bà Yến đã gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng tới uy tín và tư cách đại biểu Quốc hội, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Một số vị đại biểu Quốc hội cho biết, trước thềm kỳ họp đã nhận được thư riêng của bà Yến. Ở đó, không chỉ phân trần về những điều được cho là sai phạm, bà Yến tỏ thái độ không đồng tình với cách làm việc của một cán bộ tại Ban Công tác đại biểu - cơ quan được giao xác minh một số vấn đề liên quan đến đại biểu này.
Vắng mặt từ phiên khai mạc kỳ họp, chiều 23/5 bà Yến đã trở lại nghị trường và tham dự các phiên họp tiếp theo, kết quả thảo luận tổ về kinh tế, xã hội và đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn ghi nhận những ý kiến đóng góp của bà.
Phát biểu trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tại phiên họp sáng nay, bà Yến nói bà có sơ suất, dù không cố ý và chấp nhận mọi quyết định của tổ chức.
Cũng với đa số phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với nữ đại biểu này.
Trước đó, chiều 24/5, thảo luận tại đoàn, đa số đại biểu tại nhiều đoàn cũng đồng ý sẽ bãi nhiệm tư cách đại biểu bà Hoàng Yến, theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp chiều 23/5.
Tại phiên thảo luận này, có ý kiến đã đề nghị xem xét trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình hiệp thương, giới thiệu bà Yến ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Có vị đại biểu cho rằng nên để bà Yến từ nhiệm, không nên bãi nhiệm.
Kết quả bỏ phiếu thăm dò, có 468 phiếu/471 phiếu đồng ý bãi nhiệm tư cách đại biểu với bà Yến, 3 phiếu không đồng ý.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An là một trong 38 doanh nhân trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13.
Ngay từ khi chưa diễn ra kỳ họp Quốc hội thứ nhất, một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh bà Yến có nhiều biểu hiện không trung thực trong kê khai hồ sơ ứng cử, gia đình không gương mẫu chấp hành pháp luật.
Kết quả thẩm tra tư cách đại biểu ở kỳ họp này, 100% đại biểu đều đủ tư cách đại biểu Quốc hội.
Sau đó, dư luận về sự không trung thực của bà Yến vẫn liên tiếp xuất hiện trên một số báo chí. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Ban Công tác đại biểu của Quốc hội tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu đối với bà Yến và kết quả xác minh được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin tại cuộc họp báo sau kỳ họp thứ hai là “cơ bản là không có vấn đề gì”.
Tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ hai, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Các vấn đề cử tri quan tâm về tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến sẽ được làm sáng tỏ, Quốc hội không bỏ qua vấn đề này”.
Sau một số diễn biến khác, trước thềm kỳ họp thứ ba, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An - nơi bà Yến ứng cử - đã đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu bà Hoàng Yến. Ngay sau đó 100% các thành viên dự họp đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Yến.
Tại phiên họp thứ tám, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận bà Yến đã không trung thực trong khai hồ sơ ứng cử, làm cho cử tri và tổ chức hiểu không đúng về tiểu sử và quá trình hoạt động của bản thân khi bầu cử đại biểu Quốc hội, vi phạm điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội.
Bà Yến có chồng là Trần Jimmy, quốc tịch Hoa Kỳ, bị cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội “lạm dụng chiếm đoạt tài sản” đã bỏ trốn, đang bị truy nã. Như vậy đại biểu Yến có chồng vi phạm pháp luật.
Ngày 4/5, bà Yến đã có đơn từ nhiệm, song theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lá đơn này đã thể hiện nhận thức và thái độ không đúng mực, không nhận thấy thiếu sót, khuyết điểm.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mặc dù là doanh nhân nữ, có đóng góp trong hoạt động - từ thiện xã hội ở một số địa phương và tỉnh Long An, song những sai phạm nêu trên của bà Yến đã gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng tới uy tín và tư cách đại biểu Quốc hội, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Một số vị đại biểu Quốc hội cho biết, trước thềm kỳ họp đã nhận được thư riêng của bà Yến. Ở đó, không chỉ phân trần về những điều được cho là sai phạm, bà Yến tỏ thái độ không đồng tình với cách làm việc của một cán bộ tại Ban Công tác đại biểu - cơ quan được giao xác minh một số vấn đề liên quan đến đại biểu này.
Vắng mặt từ phiên khai mạc kỳ họp, chiều 23/5 bà Yến đã trở lại nghị trường và tham dự các phiên họp tiếp theo, kết quả thảo luận tổ về kinh tế, xã hội và đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn ghi nhận những ý kiến đóng góp của bà.
Phát biểu trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tại phiên họp sáng nay, bà Yến nói bà có sơ suất, dù không cố ý và chấp nhận mọi quyết định của tổ chức.