“Mắt xích” để sản xuất và bán hàng ngừng lỗi nhịp
Ai cũng biết lợi nhuận của doanh nghiệp được quyết định phần lớn dựa vào 2 yếu tố: doanh số và giá thành
Ai cũng biết lợi nhuận của doanh nghiệp được quyết định phần lớn dựa vào hai yếu tố: doanh thu và giá thành.
Tuy nhiên, có một thực tế trong sản xuất kinh doanh mà mọi doanh nghiệp vẫn thường gặp là: khi không thể dự báo được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ không thể giao hàng đúng hẹn, sẽ phải trả thêm nhiều khoản chi phí do thuê nhân công làm thêm giờ, mua nguyên vật liệu khẩn bằng đường hàng không, giao hàng gấp…
Đó là chưa kể chất lượng sản phẩm sẽ không được ổn định vì doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu từ những nhà cung cấp khác để bảo đảm tiến độ giao hàng. Rủi ro mất khách hàng và tắc nghẽn trong hoạt động kinh doanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngược lại, nếu dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu, trang thiết bị và công suất sản xuất quá lớn so với nhu cầu của khách hàng và thị trường thì giá thành sản phẩm không thể cạnh tranh so với đối thủ do chi phí sản xuất cao, khấu hao máy móc, lãi suất ngân hàng cao, tồn kho.... Trong trường hợp này, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng và hoạt động kinh doanh cũng sẽ gặp nhiều rủi ro.
Từ thực tế thấy rằng việc các doanh nghiệp chưa cân bằng giữa khả năng cung ứng của mình với nhu cầu thị trường là do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược kinh doanh với kế hoạch thực hiện trong từng bộ phận của doanh nghiệp. Nguyên nhân cũng còn vì kế hoạch giữa các bộ phận tách rời nhau, chưa có sự phối hợp và thống nhất.
Chẳng hạn, kế hoạch bán hàng đưa ra chỉ dựa trên thông tin từ khách hàng và thị trường mà bỏ qua khả năng đáp ứng thực tế trong sản xuất và ngân sách tài chính của doanh nghiệp. Thật không đơn giản để có thể dự báo chiến lược một cách thành công nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa sản xuất và kinh doanh. Vấn đề là làm thế nào để:
Tăng doanh số mà vẫn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và đối tác?
Giảm giá thành mà vẫn bảo đảm mọi yêu cầu khác về sản phẩm, nhất là yêu cầu về chất lượng?
Để trả lời cho câu hỏi đó, nhất thiết phải giải quyết bài toán năng lực quản trị quy trình tạo ra khách hàng, khả năng quản trị quy trình sản xuất ra sản phẩm và quản trị nhà máy trong mỗi doanh nghiệp.
Và người gánh vác trách nhiệm vận hành “đoàn tàu” một cách suôn sẻ không ai khác chính là giám đốc điều hành (CEO). Trong đó, hai “công thần” đặc biệt quan trọng là giám đốc sản xuất (CPO) và giám đốc kinh doanh (CCO) đóng vai trò như những “mắt xích” vững vàng không thể thiếu với mỗi “toa tàu”.
Với sứ mệnh chăm lo sự học cho doanh nhân và đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình quản trị, quản lý, điều hành, trong đó có những câu hỏi hóc búa trên đây, Trường Doanh nhân PACE đã nghiên cứu, thiết kế chương trình: “Giám đốc điều hành”; “Giám đốc kinh doanh”; “Giám đốc sản xuất”.
Giám đốc điều hành / Chief Executive Officer (CEO) - Khai giảng: 16/3/2013 – Lịch học: Ngày thứ 7
Giám đốc kinh doanh / Chief Customer Officer (CCO) - Khai giảng: 12/3/2013 – Lịch học: Tối thứ 3-5-7
Giám đốc sản xuất / Chief Production Officer (CPO) - Khai giảng: 9/3/2013 – Lịch học: Ngày thứ 7
* Mọi chi tiết, xin liên hệ:
Trường PACE, Tòa nhà PACE, 341 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 3837.0208; Fax: (08) 5404.1173
Email: info@PACE.edu.vn
Website: www.PACE.edu.vn
(Nguồn: PACE)
Tuy nhiên, có một thực tế trong sản xuất kinh doanh mà mọi doanh nghiệp vẫn thường gặp là: khi không thể dự báo được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ không thể giao hàng đúng hẹn, sẽ phải trả thêm nhiều khoản chi phí do thuê nhân công làm thêm giờ, mua nguyên vật liệu khẩn bằng đường hàng không, giao hàng gấp…
Đó là chưa kể chất lượng sản phẩm sẽ không được ổn định vì doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu từ những nhà cung cấp khác để bảo đảm tiến độ giao hàng. Rủi ro mất khách hàng và tắc nghẽn trong hoạt động kinh doanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngược lại, nếu dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu, trang thiết bị và công suất sản xuất quá lớn so với nhu cầu của khách hàng và thị trường thì giá thành sản phẩm không thể cạnh tranh so với đối thủ do chi phí sản xuất cao, khấu hao máy móc, lãi suất ngân hàng cao, tồn kho.... Trong trường hợp này, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng và hoạt động kinh doanh cũng sẽ gặp nhiều rủi ro.
Từ thực tế thấy rằng việc các doanh nghiệp chưa cân bằng giữa khả năng cung ứng của mình với nhu cầu thị trường là do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược kinh doanh với kế hoạch thực hiện trong từng bộ phận của doanh nghiệp. Nguyên nhân cũng còn vì kế hoạch giữa các bộ phận tách rời nhau, chưa có sự phối hợp và thống nhất.
Chẳng hạn, kế hoạch bán hàng đưa ra chỉ dựa trên thông tin từ khách hàng và thị trường mà bỏ qua khả năng đáp ứng thực tế trong sản xuất và ngân sách tài chính của doanh nghiệp. Thật không đơn giản để có thể dự báo chiến lược một cách thành công nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa sản xuất và kinh doanh. Vấn đề là làm thế nào để:
Tăng doanh số mà vẫn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và đối tác?
Giảm giá thành mà vẫn bảo đảm mọi yêu cầu khác về sản phẩm, nhất là yêu cầu về chất lượng?
Để trả lời cho câu hỏi đó, nhất thiết phải giải quyết bài toán năng lực quản trị quy trình tạo ra khách hàng, khả năng quản trị quy trình sản xuất ra sản phẩm và quản trị nhà máy trong mỗi doanh nghiệp.
Và người gánh vác trách nhiệm vận hành “đoàn tàu” một cách suôn sẻ không ai khác chính là giám đốc điều hành (CEO). Trong đó, hai “công thần” đặc biệt quan trọng là giám đốc sản xuất (CPO) và giám đốc kinh doanh (CCO) đóng vai trò như những “mắt xích” vững vàng không thể thiếu với mỗi “toa tàu”.
Với sứ mệnh chăm lo sự học cho doanh nhân và đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình quản trị, quản lý, điều hành, trong đó có những câu hỏi hóc búa trên đây, Trường Doanh nhân PACE đã nghiên cứu, thiết kế chương trình: “Giám đốc điều hành”; “Giám đốc kinh doanh”; “Giám đốc sản xuất”.
Giám đốc điều hành / Chief Executive Officer (CEO) - Khai giảng: 16/3/2013 – Lịch học: Ngày thứ 7
Giám đốc kinh doanh / Chief Customer Officer (CCO) - Khai giảng: 12/3/2013 – Lịch học: Tối thứ 3-5-7
Giám đốc sản xuất / Chief Production Officer (CPO) - Khai giảng: 9/3/2013 – Lịch học: Ngày thứ 7
* Mọi chi tiết, xin liên hệ:
Trường PACE, Tòa nhà PACE, 341 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 3837.0208; Fax: (08) 5404.1173
Email: info@PACE.edu.vn
Website: www.PACE.edu.vn
(Nguồn: PACE)