“Máy bay Trung Quốc chặn máy bay Mỹ trên Biển Đông”
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày trước chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama
Hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết vụ “chạm trán" nói trên diễn ra trên không phận quốc tế vào ngày thứ Ba tuần này, khi chiếc máy bay trinh sát thuộc lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ thực hiện một cuộc tuần tra thường kỳ.
Vụ việc diễn ra chỉ một tuần sau khi Trung Quốc cử chiến đấu cơ tới biển Đông sau cuộc tuần tra của một chiến hạm thuộc Hải quân Mỹ trong phạm vi 12 hải lý kể từ một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép trên biển Đông.
Cuộc “chạm trán” khiến nhiều người nhớ lại vụ một máy bay khác của Trung Quốc bay lượn quanh một máy bay trinh sát của Mỹ trên biển Đông vào năm 2014.
Đáng chú ý, vụ việc xảy ra chỉ vài ngày trước chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong thời gian từ 21-28/5. Trong chuyến công du này, ông Obama sẽ lần đầu tiên thăm Việt Nam, đồng thời sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ở Nhật Bản.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ nói cơ quan này sẽ giải quyết vụ việc trên thông qua các kênh quân sự và ngoại giao.
Hãng thông tấn AP dẫn nguồn tin là quan chức Mỹ đề nghị không tiết lộ danh tính cho biết, vụ máy bay Trung Quốc chặn máy bay Mỹ vừa rồi diễn ra ở vùng phía Bắc của biển Đông, phía Nam của Hồng Kông. Hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cách máy bay trinh sát EP-3 Aries của Mỹ chỉ 15 mét. Viên phi công lái máy bay Mỹ đã buộc phải giảm độ cao vài chục mét.
Vào tháng 4/2001, một máy bay trinh sát Mỹ đã bị một chiến đấu cơ Trung Quốc chặn, dẫn tới một vụ va chạm làm viên phi công Trung Quốc thiệt mạng và buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.
24 thành viên phi hành đoàn trên máy bay Mỹ sau đó đã bị phía Trung Quốc giữ trong 11 ngày cho tới khi Washington xin lỗi về vụ việc. Vụ va chạm đã khiến quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trong thời kỳ đầu nhiệm kỳ Tổng thống George W. Bush.
Vào năm 2015, Mỹ và Trung Quốc công bố thỏa thuận về một đường dây nóng quân sự và các quy tắc ứng xử trong trường hợp máy bay của hai bên gặp nhau trên không, gọi tắt là CUES.
“Đây đúng là dạng hành vi bất cẩn và nguy hiểm mà CUES ngăn chặn”, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định về hành vi chặn máy bay Mỹ của máy bay Trung Quốc vừa rồi.
Vụ việc diễn ra chỉ một tuần sau khi Trung Quốc cử chiến đấu cơ tới biển Đông sau cuộc tuần tra của một chiến hạm thuộc Hải quân Mỹ trong phạm vi 12 hải lý kể từ một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép trên biển Đông.
Cuộc “chạm trán” khiến nhiều người nhớ lại vụ một máy bay khác của Trung Quốc bay lượn quanh một máy bay trinh sát của Mỹ trên biển Đông vào năm 2014.
Đáng chú ý, vụ việc xảy ra chỉ vài ngày trước chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong thời gian từ 21-28/5. Trong chuyến công du này, ông Obama sẽ lần đầu tiên thăm Việt Nam, đồng thời sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ở Nhật Bản.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ nói cơ quan này sẽ giải quyết vụ việc trên thông qua các kênh quân sự và ngoại giao.
Hãng thông tấn AP dẫn nguồn tin là quan chức Mỹ đề nghị không tiết lộ danh tính cho biết, vụ máy bay Trung Quốc chặn máy bay Mỹ vừa rồi diễn ra ở vùng phía Bắc của biển Đông, phía Nam của Hồng Kông. Hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cách máy bay trinh sát EP-3 Aries của Mỹ chỉ 15 mét. Viên phi công lái máy bay Mỹ đã buộc phải giảm độ cao vài chục mét.
Vào tháng 4/2001, một máy bay trinh sát Mỹ đã bị một chiến đấu cơ Trung Quốc chặn, dẫn tới một vụ va chạm làm viên phi công Trung Quốc thiệt mạng và buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam.
24 thành viên phi hành đoàn trên máy bay Mỹ sau đó đã bị phía Trung Quốc giữ trong 11 ngày cho tới khi Washington xin lỗi về vụ việc. Vụ va chạm đã khiến quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trong thời kỳ đầu nhiệm kỳ Tổng thống George W. Bush.
Vào năm 2015, Mỹ và Trung Quốc công bố thỏa thuận về một đường dây nóng quân sự và các quy tắc ứng xử trong trường hợp máy bay của hai bên gặp nhau trên không, gọi tắt là CUES.
“Đây đúng là dạng hành vi bất cẩn và nguy hiểm mà CUES ngăn chặn”, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định về hành vi chặn máy bay Mỹ của máy bay Trung Quốc vừa rồi.