MobiFone bắt buộc phải cổ phần hóa trong năm nay
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho VnEconomy biết sáng 16/2
Trong năm 2011, Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone) bắt buộc phải thực hiện cổ phần hóa, để cơ cấu lại doanh nghiệp và góp phần tái cấu trúc lại nền kinh tế.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho VnEconomy biết sáng 16/2, sau khi kết thúc cuộc họp về công tác triển khai đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”, tại trụ sở của Bộ ở Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, việc bắt buộc MobiFone thực hiện cổ phần hóa là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến hành đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp, đồng thời cũng để tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần phần tái cơ cấu lại nền kinh tế nhà nước.
"Nếu ta nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nhà nước chắc chắn sẽ thu hút được nhiều các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới hiện đang muốn đầu tư vào lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin tại Việt Nam. Khi đó, chúng ta sẽ thu hút, tiếp cận kỹ thuật, công nghệ, phương thức, kinh nghiệm quản lý tạo tiền đề để thúc đẩy Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông", Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói.
Hơn nữa, theo ông Hợp, việc phải thực hiện cổ phần hóa đối với MobiFone cũng là nằm trong kế hoạch trọng tâm của Chính phủ trong năm 2011, là đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, từ các công ty mẹ đến các công ty thành viên, bởi tái cấu trúc nền kinh tế chính là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
Ông Hợp cho biết, dự kiến trong tháng 3 tới, lãnh đạo Bộ cùng với MobiFone, các đơn vị thành viên, các cơ quan liên quan bắt đầu họp bàn về việc tiến hành cổ phần hóa MobiFone và trong năm 2011 sẽ phải thực hiện cổ phần hóa xong đối với doanh nghiệp này.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của MobiFone, năm 2010, công ty này đạt hơn 36 nghìn tỷ đồng doanh thu (chiếm tỷ trọng 35% doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) và đạt 5.860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước là 4.200 tỷ đồng.
Tính đến nay, MobiFone đã ít nhất hai lần lỗi hẹn cổ phần hóa.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho VnEconomy biết sáng 16/2, sau khi kết thúc cuộc họp về công tác triển khai đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”, tại trụ sở của Bộ ở Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, việc bắt buộc MobiFone thực hiện cổ phần hóa là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến hành đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp, đồng thời cũng để tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần phần tái cơ cấu lại nền kinh tế nhà nước.
"Nếu ta nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nhà nước chắc chắn sẽ thu hút được nhiều các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới hiện đang muốn đầu tư vào lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin tại Việt Nam. Khi đó, chúng ta sẽ thu hút, tiếp cận kỹ thuật, công nghệ, phương thức, kinh nghiệm quản lý tạo tiền đề để thúc đẩy Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông", Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói.
Hơn nữa, theo ông Hợp, việc phải thực hiện cổ phần hóa đối với MobiFone cũng là nằm trong kế hoạch trọng tâm của Chính phủ trong năm 2011, là đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, từ các công ty mẹ đến các công ty thành viên, bởi tái cấu trúc nền kinh tế chính là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
Ông Hợp cho biết, dự kiến trong tháng 3 tới, lãnh đạo Bộ cùng với MobiFone, các đơn vị thành viên, các cơ quan liên quan bắt đầu họp bàn về việc tiến hành cổ phần hóa MobiFone và trong năm 2011 sẽ phải thực hiện cổ phần hóa xong đối với doanh nghiệp này.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của MobiFone, năm 2010, công ty này đạt hơn 36 nghìn tỷ đồng doanh thu (chiếm tỷ trọng 35% doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) và đạt 5.860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước là 4.200 tỷ đồng.
Tính đến nay, MobiFone đã ít nhất hai lần lỗi hẹn cổ phần hóa.