Mỗi ngày, người nhập cư ở Đức hứng 10 cuộc tấn công
Đã có 3.533 vụ tấn công nhằm vào người nhập cư ở Đức được ghi nhận trong năm 2016
Tính trung bình, mỗi ngày trong năm 2016, người nhập cư ở Đức hứng chịu gần 10 cuộc tấn công - hãng tin BBC dẫn số liệu từ Bộ Nội vụ nước này cho hay.
Theo dữ liệu này, đã có 3.533 vụ tấn công nhằm vào người nhập cư ở Đức được ghi nhận trong năm 2016.
Có tổng số 560 bị thương trong những vụ tấn công như vậy, bao gồm 43 trẻ em. 3/4 số vụ tấn công nhằm vào người nhập cư ở Đức diễn ra bên ngoài nơi ở của họ, trong khi gần 1.000 vụ khác nhằm vào nơi ở của người nhập cư.
Quyết định của Thủ tướng Đức Angela Merkel mở cửa đón một lượng lớn người nhập cư và tị nạn đã dẫn tới sự phân cực sâu sắc và làm gia tăng tình trạng tội phạm do thù ghét ở nước này, theo BBC. Nước Đức hiện đang chật vật xoay sở với một “núi” đơn xin tị nạn chưa được giải quyết, cùng những nỗi lo sợ về an ninh sau một loạt vụ tấn công khủng bố nhằm vào châu Âu sau những năm gần đây.
Trong năm 2016, Đức đón 280.000 người xin tị nạn, giảm hơn 600.000 người so với năm 2015.
Người nhập cư có thể sẽ trở thành một chủ đề lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức vào tháng 9 năm nay. Không thể so sánh số liệu về các vụ tấn công nhằm vào người nhập cư ở Đức, bởi vào năm 2015, nhà chức trách Đức chưa thực hiện thống kê này một cách riêng rẽ.
Trong một tuyên bố, Bộ Nội vụ Đức chỉ trích mạnh mẽ bạo lực nhằm vào người nhập cư. “Những người đã phải chạy khỏi đất nước của họ và tìm kiếm sự bảo vệ ở Đức có quyền hy vọng về một nơi ở an toàn hơn”, tuyên bố viết.
Nghị sỹ cánh tả Ulla Jelpke nói rằng Chính phủ Đức quá tập trung vào điều mà mọi người cho là nguy cơ an ninh từ người nhập cư, trong khi mối đe dọa thực sự lại đến từ phe cực hữu.
“Liệu bao nhiêu người sẽ phải chết trước khi bạo lực cánh hữu bị xem là một vấn đề an ninh quốc gia hàng đầu và trở thành ưu tiên chính của chính sách an ninh quốc gia?” bà Jelpke nói. “Những kẻ phát xít đang đe dọa người tị nạn và nền dân chủ của chúng ta”.
Bên cạnh Đức, một quốc gia châu Âu khác là Thụy Điển gần đây nổi lên thành một mục tiêu lớn cho các tờ báo cánh hữu muốn nói rằng việc tiếp nhận người nhập cư ồ ạt có thể dẫn tới tình trạng hỗn độn. Quốc gia 10 triệu dân này đã đón khoảng 250.000 người tị nạn trong vòng 3 năm qua. Phải đến cuối năm 2015, Thụy Điển mới siết chặt kiểm soát biên giới và hạn chế dòng người nhập cư.
Sáng sớm ngày Chủ Nhật vừa rồi theo giờ địa phương, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một trung tâm người nhập cư lớn ở vùng Vanersborg ở phía Tây Nam Thụy Điển, khiến ít nhất 15 người bị thương. Cảnh sát cho biết toàn bộ 158 người trong tòa nhà đã được sơ tán và vụ cháy đang được điều tra nguyên nhân.
Theo hãng tin AP, trong năm 2016, đã xảy ra 112 vụ cháy tại các trung tâm người nhập cư ở Thụy Điển, phần lớn là các vụ phóng hỏa.
Cách đây một tuần, một vụ bạo loạn nổ ra vào đêm thứ Hai ở một khu ngoại ô phía Bắc Stockholm, có đa phần dân cư là người nhập cư. Vụ bạo loạn xảy ra sau khi cảnh sát bắt giữ một nghi phạm ma túy.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã chỉ trích mạnh chính sách nhập cư của Thụy Điển. Tuy nhiên, các quan chức Thụy Điển đã “phản pháo” lại ông Trump, bảo vệ chính sách nhập cư hào phóng của nước này.
Theo dữ liệu này, đã có 3.533 vụ tấn công nhằm vào người nhập cư ở Đức được ghi nhận trong năm 2016.
Có tổng số 560 bị thương trong những vụ tấn công như vậy, bao gồm 43 trẻ em. 3/4 số vụ tấn công nhằm vào người nhập cư ở Đức diễn ra bên ngoài nơi ở của họ, trong khi gần 1.000 vụ khác nhằm vào nơi ở của người nhập cư.
Quyết định của Thủ tướng Đức Angela Merkel mở cửa đón một lượng lớn người nhập cư và tị nạn đã dẫn tới sự phân cực sâu sắc và làm gia tăng tình trạng tội phạm do thù ghét ở nước này, theo BBC. Nước Đức hiện đang chật vật xoay sở với một “núi” đơn xin tị nạn chưa được giải quyết, cùng những nỗi lo sợ về an ninh sau một loạt vụ tấn công khủng bố nhằm vào châu Âu sau những năm gần đây.
Trong năm 2016, Đức đón 280.000 người xin tị nạn, giảm hơn 600.000 người so với năm 2015.
Người nhập cư có thể sẽ trở thành một chủ đề lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức vào tháng 9 năm nay. Không thể so sánh số liệu về các vụ tấn công nhằm vào người nhập cư ở Đức, bởi vào năm 2015, nhà chức trách Đức chưa thực hiện thống kê này một cách riêng rẽ.
Trong một tuyên bố, Bộ Nội vụ Đức chỉ trích mạnh mẽ bạo lực nhằm vào người nhập cư. “Những người đã phải chạy khỏi đất nước của họ và tìm kiếm sự bảo vệ ở Đức có quyền hy vọng về một nơi ở an toàn hơn”, tuyên bố viết.
Nghị sỹ cánh tả Ulla Jelpke nói rằng Chính phủ Đức quá tập trung vào điều mà mọi người cho là nguy cơ an ninh từ người nhập cư, trong khi mối đe dọa thực sự lại đến từ phe cực hữu.
“Liệu bao nhiêu người sẽ phải chết trước khi bạo lực cánh hữu bị xem là một vấn đề an ninh quốc gia hàng đầu và trở thành ưu tiên chính của chính sách an ninh quốc gia?” bà Jelpke nói. “Những kẻ phát xít đang đe dọa người tị nạn và nền dân chủ của chúng ta”.
Bên cạnh Đức, một quốc gia châu Âu khác là Thụy Điển gần đây nổi lên thành một mục tiêu lớn cho các tờ báo cánh hữu muốn nói rằng việc tiếp nhận người nhập cư ồ ạt có thể dẫn tới tình trạng hỗn độn. Quốc gia 10 triệu dân này đã đón khoảng 250.000 người tị nạn trong vòng 3 năm qua. Phải đến cuối năm 2015, Thụy Điển mới siết chặt kiểm soát biên giới và hạn chế dòng người nhập cư.
Sáng sớm ngày Chủ Nhật vừa rồi theo giờ địa phương, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một trung tâm người nhập cư lớn ở vùng Vanersborg ở phía Tây Nam Thụy Điển, khiến ít nhất 15 người bị thương. Cảnh sát cho biết toàn bộ 158 người trong tòa nhà đã được sơ tán và vụ cháy đang được điều tra nguyên nhân.
Theo hãng tin AP, trong năm 2016, đã xảy ra 112 vụ cháy tại các trung tâm người nhập cư ở Thụy Điển, phần lớn là các vụ phóng hỏa.
Cách đây một tuần, một vụ bạo loạn nổ ra vào đêm thứ Hai ở một khu ngoại ô phía Bắc Stockholm, có đa phần dân cư là người nhập cư. Vụ bạo loạn xảy ra sau khi cảnh sát bắt giữ một nghi phạm ma túy.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã chỉ trích mạnh chính sách nhập cư của Thụy Điển. Tuy nhiên, các quan chức Thụy Điển đã “phản pháo” lại ông Trump, bảo vệ chính sách nhập cư hào phóng của nước này.