Môi trường kinh doanh Việt Nam lại tụt hạng
Việt Nam đứng vị trí 99 trên tổng số 183 nước được xếp hạng trong báo cáo Doing Business của WB
So với năm ngoái, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm nay đã bị tụt một bậc, một tín hiệu kém vui trong một năm kinh tế khó khăn và đầu tư trong và ngoài nước đều giảm sút.
Theo báo cáo Doing Business do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 23/10, Việt Nam hiện đứng vị trí 99 trên tổng số 183 nước được xếp hạng và đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006.
Trong 10 hạng mục để đánh giá môi trường kinh doanh, Việt Nam chỉ cải thiện được 3 so với năm ngoái là thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng và nộp thuế. Một số lĩnh vực khác có xếp hạng rất thấp như bảo vệ nhà đầu tư xếp hạng 169/183 nước, hay xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán xếp hạng 149/183.
Tuy nhiên, một điểm sáng được WB liệt kê chính là việc Việt Nam cho phép doanh nghiệp trong nước sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng tự in, một công việc đã được tiến hành trong năm 2011.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã “thực hiện tổng cộng 18 cải cách về thể chế hoặc pháp lý ở 8 trên 10 lĩnh vực cải cách trong phạm vi phân tích của báo cáo môi trường kinh doanh thường niên trong 8 năm qua”
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của WB là hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam”, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khẳng định. “Kết quả báo cáo thể hiện rằng cần nỗ lực nhiều hơn để đưa Việt Nam sánh ngang với các nền kinh tế trong khu vực.”
Tính trên phạm vi toàn cầu, Singapore năm thứ 7 liên tiếp có môi trường pháp lý thuận lợi nhất thế giới cho kinh doanh, đứng thứ hai vẫn là đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc). Các quốc gia khác có mặt trong top 10 là New Zealand, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Anh, Hàn Quốc, Gruzia, và Australia.
Cũng theo báo cáo, các quốc gia khác trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có sự cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn so với Việt Nam. Trong tám năm qua, Trung Quốc là nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất khu vực về cải cách các quy định kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước.
Một điều thú vị là Mông Cổ có mặt trong nhóm 10 nước có nhiều cải thiện nhất thế giới về mức độ thuận lợi trong kinh doanh. Mông Cổ đã thực hiện những cải cách giúp gỡ bỏ những trở ngại về mặt pháp lý và hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn.
Dự án và báo cáo chung về môi trường kinh doanh của WB bắt đầu được triển khai vào năm 2003 với việc công bố báo cáo môi trường kinh doanh 2004. Báo cáo năm nay là báo cáo thứ 10 được thực hiện.
Báo cáo tập trung phân tích tác động của các quy định kinh doanh áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước ở 11 lĩnh vực trong suốt vòng đời doanh nghiệp bao gồm: thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, vay vốn tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và tuyển dụng lao động.
Chỉ số môi trường kinh doanh xếp hạng các nền kinh tế từ 1 đến 185. Đối với mỗi nền kinh tế, thứ hạng được tính toán bằng cách lấy số bình quân đơn giản các tỉ lệ thứ hạng của từng chỉ số trong nhóm 10 chỉ số của báo cáo 2013. Mức xếp hạng tổng không bao gồm các chỉ số về tuyển dụng lao động.
Theo báo cáo Doing Business do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 23/10, Việt Nam hiện đứng vị trí 99 trên tổng số 183 nước được xếp hạng và đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006.
Trong 10 hạng mục để đánh giá môi trường kinh doanh, Việt Nam chỉ cải thiện được 3 so với năm ngoái là thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng và nộp thuế. Một số lĩnh vực khác có xếp hạng rất thấp như bảo vệ nhà đầu tư xếp hạng 169/183 nước, hay xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán xếp hạng 149/183.
Tuy nhiên, một điểm sáng được WB liệt kê chính là việc Việt Nam cho phép doanh nghiệp trong nước sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng tự in, một công việc đã được tiến hành trong năm 2011.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã “thực hiện tổng cộng 18 cải cách về thể chế hoặc pháp lý ở 8 trên 10 lĩnh vực cải cách trong phạm vi phân tích của báo cáo môi trường kinh doanh thường niên trong 8 năm qua”
“Một trong những ưu tiên hàng đầu của WB là hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam”, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khẳng định. “Kết quả báo cáo thể hiện rằng cần nỗ lực nhiều hơn để đưa Việt Nam sánh ngang với các nền kinh tế trong khu vực.”
Tính trên phạm vi toàn cầu, Singapore năm thứ 7 liên tiếp có môi trường pháp lý thuận lợi nhất thế giới cho kinh doanh, đứng thứ hai vẫn là đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc). Các quốc gia khác có mặt trong top 10 là New Zealand, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy, Anh, Hàn Quốc, Gruzia, và Australia.
Cũng theo báo cáo, các quốc gia khác trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có sự cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn so với Việt Nam. Trong tám năm qua, Trung Quốc là nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất khu vực về cải cách các quy định kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước.
Một điều thú vị là Mông Cổ có mặt trong nhóm 10 nước có nhiều cải thiện nhất thế giới về mức độ thuận lợi trong kinh doanh. Mông Cổ đã thực hiện những cải cách giúp gỡ bỏ những trở ngại về mặt pháp lý và hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn.
Dự án và báo cáo chung về môi trường kinh doanh của WB bắt đầu được triển khai vào năm 2003 với việc công bố báo cáo môi trường kinh doanh 2004. Báo cáo năm nay là báo cáo thứ 10 được thực hiện.
Báo cáo tập trung phân tích tác động của các quy định kinh doanh áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước ở 11 lĩnh vực trong suốt vòng đời doanh nghiệp bao gồm: thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, vay vốn tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và tuyển dụng lao động.
Chỉ số môi trường kinh doanh xếp hạng các nền kinh tế từ 1 đến 185. Đối với mỗi nền kinh tế, thứ hạng được tính toán bằng cách lấy số bình quân đơn giản các tỉ lệ thứ hạng của từng chỉ số trong nhóm 10 chỉ số của báo cáo 2013. Mức xếp hạng tổng không bao gồm các chỉ số về tuyển dụng lao động.