Morgan Stanley bán lại 20% cổ phần cho ngân hàng Nhật
Morgan Stanley đã đồng ý bán lại 20% cổ phần cho MUFG - ngân hàng lớn nhất nước Nhật - với giá 8,5 tỷ USD
Morgan Stanley đã đồng ý bán lại 20% cổ phần cho Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) - ngân hàng lớn nhất nước Nhật.
Quyết định này đưa ra ngày 22/9, tức chỉ một ngày sau khi Morgan Stanley bất ngờ chuyển đổi từ một ngân hàng đầu tư độc lập thành một tập đoàn ngân hàng đa năng.
MUFG tuyên bố đã thỏa thuận mua lại từ 10 - 20% cổ phiếu phổ thông của Morgan Stanley và vụ mua lại này có thể có giá trị lên tới 8,5 tỷ USD.
Một nguồn tin cho biết, MUFG sẽ thanh toán cho thỏa thuận mua lại này bằng tiền mặt, với mức giá 31,75 USD/cổ phiếu, tương đương với giá trị sổ sách của Morgan tính ở thời điểm cuối tháng 8.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, MUFG sẽ có quyền giám sát đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của Morgan Stanley. Cũng theo thỏa thuận này, phía ngân hàng Nhật sẽ có một ghế trong ban giám đốc của Morgan Stanley.
Tuy nhiên, nếu số cổ phần mua lại vượt quá mức 9,9%, thỏa thuận này phải chờ sự thông qua của các nhà chức trách Mỹ.
Morgan Stanley cho biết họ đã nhận được đề xuất mua lại cổ phần này từ phía MUFG. Trước đó, thị trường cũng đã đồn đoán về việc MUFG muốn mua lại cổ phần của Morgan Stanley. Tuy nhiên, sau khi FED đồng ý để Morgan Stanley chuyển đổi mô hình, MUFG đã gấp gáp thúc đẩy thỏa thuận này.
Thông tin về sự chuyển đổi mô hình của Morgan Stanley và thỏa thuận bán lại cổ phần trên đã giúp cổ phiếu của Morgan Stanley tăng giá mạnh mẽ.
Chủ tịch kiêm CEO của Morgan Stanley là John Mack nhận định, quan hệ đối tác với MUFG sẽ là một mối quan hệ “có giá trị” đối với Morgan Stanley trong bối cảnh ngân hàng này chuyển đổi thành một tập đoàn ngân hàng đa chức năng. “Liên minh chiến lược này với MUFG có thể đem tới cho Morgan Stanley một sức mạnh lớn hơn trong lúc chúng tôi tìm kiếm những cơ hội mới trên thị trường tài chính đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay”, CEO John Mack tuyên bố.
MUGF là tập đoàn ngân hàng lớn thứ hai thế giới, với 1.100 tỷ USD tiền gửi. Do đó, CEO John Mack của Morgan Stanley cũng hy vọng sẽ mở rộng hoạt động tại châu Á thông qua quan hệ đối tác này.
Sau những biến cố lớn ở Phố Wall tuần trước, Morgan Stanley đã đứng trước nhiều lựa chọn cho số phận của mình. Trong đó phải kể tới việc ngân hàng đầu tư này muốn bán thêm cổ phần cho Tập đoàn Đầu tư Nhà nước Trung Quốc, sau khi đã bán cho đối tác này 9,9% cổ phần trị giá khoảng 5 tỷ USD vào tháng 12 năm ngoái, và vụ đàm phán sáp nhập với ngân hàng Wachovia.
Tuy nhiên, sau đó, Morgan Stanley đã lựa chọn con đường là cùng với Goldman Sachs nộp đơn xin chuyển đổi mô hình lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để trở thành một tập đoàn ngân hàng mẹ có cả chức năng ngân hàng bán lẻ và đã được chấp nhận. Sự chuyển đổi mang tính lịch sử này chính thức đánh dấu sự biến mất của cả 5 ngân hàng đầu tư độc lập của Phố Wall - một mô hình kinh doanh đã thống lĩnh trong ngành tài chính Mỹ suốt hơn 2 thập kỷ qua.
Thỏa thuận của Morgan Stanley với MUFG cũng được coi là một “gáo nước lạnh” dội vào những ai có hy vọng Morgan Stanley sẽ hợp nhất với Wachovia.
Giới quan sát cho rằng, đây là một bước tiến khôn ngoan nữa của Morgan Stanley để đảm bảo sự tồn tại độc lập của mình, thay vì bị phá sản như Lehman Brothers, hay bị thâu tóm như Merrill Lynch.
Tuần trước, tình hình căng thẳng ở Phố Wall đã có lúc đẩy giá cổ phiếu của Morgan Stanley xuống còn 11,7 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, những tin tức tốt lành trên đã giúp cổ phiếu này trở lại ngưỡng trên dưới 30 USD/cổ phiếu.
(Theo CNN, Reuters, Bloomberg)
Quyết định này đưa ra ngày 22/9, tức chỉ một ngày sau khi Morgan Stanley bất ngờ chuyển đổi từ một ngân hàng đầu tư độc lập thành một tập đoàn ngân hàng đa năng.
MUFG tuyên bố đã thỏa thuận mua lại từ 10 - 20% cổ phiếu phổ thông của Morgan Stanley và vụ mua lại này có thể có giá trị lên tới 8,5 tỷ USD.
Một nguồn tin cho biết, MUFG sẽ thanh toán cho thỏa thuận mua lại này bằng tiền mặt, với mức giá 31,75 USD/cổ phiếu, tương đương với giá trị sổ sách của Morgan tính ở thời điểm cuối tháng 8.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, MUFG sẽ có quyền giám sát đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của Morgan Stanley. Cũng theo thỏa thuận này, phía ngân hàng Nhật sẽ có một ghế trong ban giám đốc của Morgan Stanley.
Tuy nhiên, nếu số cổ phần mua lại vượt quá mức 9,9%, thỏa thuận này phải chờ sự thông qua của các nhà chức trách Mỹ.
Morgan Stanley cho biết họ đã nhận được đề xuất mua lại cổ phần này từ phía MUFG. Trước đó, thị trường cũng đã đồn đoán về việc MUFG muốn mua lại cổ phần của Morgan Stanley. Tuy nhiên, sau khi FED đồng ý để Morgan Stanley chuyển đổi mô hình, MUFG đã gấp gáp thúc đẩy thỏa thuận này.
Thông tin về sự chuyển đổi mô hình của Morgan Stanley và thỏa thuận bán lại cổ phần trên đã giúp cổ phiếu của Morgan Stanley tăng giá mạnh mẽ.
Chủ tịch kiêm CEO của Morgan Stanley là John Mack nhận định, quan hệ đối tác với MUFG sẽ là một mối quan hệ “có giá trị” đối với Morgan Stanley trong bối cảnh ngân hàng này chuyển đổi thành một tập đoàn ngân hàng đa chức năng. “Liên minh chiến lược này với MUFG có thể đem tới cho Morgan Stanley một sức mạnh lớn hơn trong lúc chúng tôi tìm kiếm những cơ hội mới trên thị trường tài chính đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay”, CEO John Mack tuyên bố.
MUGF là tập đoàn ngân hàng lớn thứ hai thế giới, với 1.100 tỷ USD tiền gửi. Do đó, CEO John Mack của Morgan Stanley cũng hy vọng sẽ mở rộng hoạt động tại châu Á thông qua quan hệ đối tác này.
Sau những biến cố lớn ở Phố Wall tuần trước, Morgan Stanley đã đứng trước nhiều lựa chọn cho số phận của mình. Trong đó phải kể tới việc ngân hàng đầu tư này muốn bán thêm cổ phần cho Tập đoàn Đầu tư Nhà nước Trung Quốc, sau khi đã bán cho đối tác này 9,9% cổ phần trị giá khoảng 5 tỷ USD vào tháng 12 năm ngoái, và vụ đàm phán sáp nhập với ngân hàng Wachovia.
Tuy nhiên, sau đó, Morgan Stanley đã lựa chọn con đường là cùng với Goldman Sachs nộp đơn xin chuyển đổi mô hình lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để trở thành một tập đoàn ngân hàng mẹ có cả chức năng ngân hàng bán lẻ và đã được chấp nhận. Sự chuyển đổi mang tính lịch sử này chính thức đánh dấu sự biến mất của cả 5 ngân hàng đầu tư độc lập của Phố Wall - một mô hình kinh doanh đã thống lĩnh trong ngành tài chính Mỹ suốt hơn 2 thập kỷ qua.
Thỏa thuận của Morgan Stanley với MUFG cũng được coi là một “gáo nước lạnh” dội vào những ai có hy vọng Morgan Stanley sẽ hợp nhất với Wachovia.
Giới quan sát cho rằng, đây là một bước tiến khôn ngoan nữa của Morgan Stanley để đảm bảo sự tồn tại độc lập của mình, thay vì bị phá sản như Lehman Brothers, hay bị thâu tóm như Merrill Lynch.
Tuần trước, tình hình căng thẳng ở Phố Wall đã có lúc đẩy giá cổ phiếu của Morgan Stanley xuống còn 11,7 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, những tin tức tốt lành trên đã giúp cổ phiếu này trở lại ngưỡng trên dưới 30 USD/cổ phiếu.
(Theo CNN, Reuters, Bloomberg)