Một loạt hãng đồ hiệu đâm đơn kiện Alibaba
“Đế chế” thương mại điện tử của Trung Quốc bị cho là thông đồng với hàng giả, hàng nhái
Một nhóm các công ty hàng xa xỉ vừa nộp đơn kiện “đế chế” thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc. Đơn kiện cáo buộc Alibaba “nhắm mắt làm ngơ” cho phép các công ty sản xuất hàng giả, “nhái” ngang nhiên bán hàng thông qua mạng này.
Tin từ Reuters cho biết, đơn kiện nói trên đã được Gucci, Yves Saint Laurent và một số thương hiệu khác thuộc sở hữu của công ty Kering SA có trụ sở ở Paris, Pháp, nộp lên tòa án liên bang ở Manhattan, New York. Đơn kiện đòi Alibaba phải bồi thường và đề nghị tòa ra phán quyết về việc công ty này vi phạm nhãn hiệu thương mại.
Đơn kiện cáo buộc Alibaba thông đồng trong việc sản xuất, chào bán và vận chuyển các sản phẩm hàng giả, hàng nhái mang nhãn hiệu của các công ty nguyên đơn mà không được sự cho phép của các công ty này.
Phản ứng trước đơn kiện trên, phát ngôn viên Bob Christie của Alibaba nói: “Chúng tôi tiếp tục hợp tác với nhiều thương hiệu để giúp họ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, và chúng tôi cũng có một lịch sử lành mạnh trong lĩnh vực này. Không may là Kering đã chọn con đường kiện tụng lãng phí thay vì hợp tác mang tính xây dựng. Chúng tôi tin là đơn kiện này không có căn cứ và chúng tôi sẽ quyết tâm chống lại”.
Lo ngại về các sản phẩm giả, “nhái” trên các trang con của Alibaba như Taobao đã là vấn đề tồn tại nhiều năm nay, cho dù Đại điện thương mại Mỹ đã đưa Taobao ra khỏi danh sách “những thị trường hàng giả, “nhái” khét tiếng” vào năm 2012 nhờ những tiến bộ mà trang này đạt được.
Đơn kiện nộp ngày 15/5 đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm Kering kiện Alibaba. Đơn kiện trước đó được nộp vào tháng 7 năm ngoái và được rút ngay trong tháng đó để Kering và Alibaba hợp tác cùng tìm giải pháp. Tuy vậy, đơn kiện năm ngoái vẫn hoàn toàn có thể được Kering nộp lại nếu hai bên không đi tới được sự thống nhất.
Đơn kiện mới nhất cáo buộc Alibaba và các tổ chức liên quan “cung cấp quảng cáo và các dịch vụ cần thiết khác cho các nhà sản xuất hàng giả, “nhái” bán sản phẩm giả, “nhái” đến người tiêu dùng ở Mỹ”.
Lá đơn lấy bằng chứng là một chiếc túi Gucci “nhái” được một nhà cung cấp Trung Quốc rao bán với giá 2-5 USD/chiếc cho khách mua từ 2.000 chiếc trở lên. Trong khi đó, một chiếc túi Gucci hàng thật được bán lẻ với giá 795 USD.
Đơn kiện cáo buộc Alibaba cho phép việc bán hàng giả, “nhái” tiếp diễn ngày cả khi đã được thông báo rằng các chủ cửa hàng trên mạng này đang bán hàng giả, hàng nhái”.
Đơn kiện đề nghị tòa ban lệnh cấm Alibaba chào bán hoặc tạo điều kiện cho việc bán hàng giả, “nhái”, đồng thời đòi bồi thường một khoản bao gồm 2 USD cho mỗi món hàng giả, “nhái” được bán trên mạng này.
Tin từ Reuters cho biết, đơn kiện nói trên đã được Gucci, Yves Saint Laurent và một số thương hiệu khác thuộc sở hữu của công ty Kering SA có trụ sở ở Paris, Pháp, nộp lên tòa án liên bang ở Manhattan, New York. Đơn kiện đòi Alibaba phải bồi thường và đề nghị tòa ra phán quyết về việc công ty này vi phạm nhãn hiệu thương mại.
Đơn kiện cáo buộc Alibaba thông đồng trong việc sản xuất, chào bán và vận chuyển các sản phẩm hàng giả, hàng nhái mang nhãn hiệu của các công ty nguyên đơn mà không được sự cho phép của các công ty này.
Phản ứng trước đơn kiện trên, phát ngôn viên Bob Christie của Alibaba nói: “Chúng tôi tiếp tục hợp tác với nhiều thương hiệu để giúp họ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, và chúng tôi cũng có một lịch sử lành mạnh trong lĩnh vực này. Không may là Kering đã chọn con đường kiện tụng lãng phí thay vì hợp tác mang tính xây dựng. Chúng tôi tin là đơn kiện này không có căn cứ và chúng tôi sẽ quyết tâm chống lại”.
Lo ngại về các sản phẩm giả, “nhái” trên các trang con của Alibaba như Taobao đã là vấn đề tồn tại nhiều năm nay, cho dù Đại điện thương mại Mỹ đã đưa Taobao ra khỏi danh sách “những thị trường hàng giả, “nhái” khét tiếng” vào năm 2012 nhờ những tiến bộ mà trang này đạt được.
Đơn kiện nộp ngày 15/5 đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm Kering kiện Alibaba. Đơn kiện trước đó được nộp vào tháng 7 năm ngoái và được rút ngay trong tháng đó để Kering và Alibaba hợp tác cùng tìm giải pháp. Tuy vậy, đơn kiện năm ngoái vẫn hoàn toàn có thể được Kering nộp lại nếu hai bên không đi tới được sự thống nhất.
Đơn kiện mới nhất cáo buộc Alibaba và các tổ chức liên quan “cung cấp quảng cáo và các dịch vụ cần thiết khác cho các nhà sản xuất hàng giả, “nhái” bán sản phẩm giả, “nhái” đến người tiêu dùng ở Mỹ”.
Lá đơn lấy bằng chứng là một chiếc túi Gucci “nhái” được một nhà cung cấp Trung Quốc rao bán với giá 2-5 USD/chiếc cho khách mua từ 2.000 chiếc trở lên. Trong khi đó, một chiếc túi Gucci hàng thật được bán lẻ với giá 795 USD.
Đơn kiện cáo buộc Alibaba cho phép việc bán hàng giả, “nhái” tiếp diễn ngày cả khi đã được thông báo rằng các chủ cửa hàng trên mạng này đang bán hàng giả, hàng nhái”.
Đơn kiện đề nghị tòa ban lệnh cấm Alibaba chào bán hoặc tạo điều kiện cho việc bán hàng giả, “nhái”, đồng thời đòi bồi thường một khoản bao gồm 2 USD cho mỗi món hàng giả, “nhái” được bán trên mạng này.