“Một số chính sách thuế bổ trợ cho hụt thu ngân sách”
Đại diện Deloitte Việt Nam cho rằng, một số chính sách thuế vẫn đang tạo ra áp lực và khó khăn cho doanh nghiệp
“Do mục tiêu tăng thu để bù đắp bội chi, một số chính sách thuế được ban hành trong thời gian qua đã mang tính chất bổ trợ cho mục tiêu tăng thu, giảm chi của ngân sách nhà nước”.
Nhận xét trên được ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc phụ trách tư vấn thuế Deloitte Việt Nam đưa ra bên lề hội thảo cập nhật chuyên sâu các quy định về thuế và hải quan, do đơn vị này tổ chức ngày 29/11.
Theo ông Tuấn, một số luật thuế như Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập cá nhân cùng các quy định dưới luật về thuế và hải quan, xuất nhập khẩu... đã được thông qua và ban hành liên tục từ nửa cuối năm 2012 và năm 2013. Về cơ bản, những sửa đổi bổ sung mới đều theo xu hướng thuận lợi hơn cho người nộp thuế.
Tuy nhiên, do mục tiêu tăng thu ngân sách để bù đắp bội chi, một số chính sách được ban hành ra lại mang tính chất "bổ trợ"cho mục tiêu tăng thu, giảm chi của ngân sách nhà nước.
Điển hình là quy định về điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng. Thay vì mức 200 triệu thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong 3 tháng liên tục như hiện tại, Luật thuế Giá trị gia tăng sửa đổi đã nâng lên mức 300 triệu, và thời gian xem xét là lũy kế 12 tháng liên tục kể từ khi phát sinh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực nông, thủy sản, mặc dù về bản chất là được hoàn thuế giá trị gia tăng do không phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra, song việc tuân thủ các điều kiện về hóa đơn chứng từ đầu vào qua nhiều khâu thu mua, sơ chế trung gian cũng tạo ra nhiều bất cập.
Cùng với đó là quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng đã gần như chuyển sang cơ chế kiểm tra trước - hoàn sau, dẫn đến thời gian thực hoàn lâu hơn, ảnh hưởng đến luồng tiền cần quay vòng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thậm chí, thời gian gần đây, cơ quan thuế lại tiếp tục đưa ra những hướng dẫn cụ thể về một số trường hợp cần soát xét kỹ trước khi hoàn thuế, gây thêm khó khăn nhất định đối với các doanh nghiệp khi làm thủ tục hoàn thuế.
Trong khi đó, liên quan đến việc xem xét các hoá đơn đầu vào cho mục đích khấu trừ thuế giá trị gia tăng, các hoá đơn do sơ suất không ghi đầy đủ 100% thông tin như giấy chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp, bao gồm cả địa chỉ chính xác, đủ chữ về tên đường, quận, huyện, tỉnh...sẽ không được khấu trừ hoặc hoàn.
Theo đại diện Deloitte Việt Nam, một nội dung khác cũng gây bức xúc nhất định đối với các doanh nghiệp, đặc biệt la khối thương mại, sản xuất có thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng cáo. Cụ thể, theo quy định, khi có phát sinh hoạt động khuyến mại, doanh nghiệp phải đăng ký với Sở Công Thương. Theo đó, phần hàng hoá khuyến mại sẽ không phải kê khai thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, nếu không đăng ký thì doanh nghiệp bị coi là cho tặng hàng hoá chứ không thuộc hình thức khuyến mại, do vậy phải phát hành hoá đơn, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng như bán hàng thông thường. Cách xử lý này cũng được áp dụng đối với hàng hoá làm quà tặng thông thường cho mục đích duy trì quan hệ với khách hàng, đối tác, ví dụ như hoa tặng khách hàng nhân ngày sinh nhật, sổ làm việc tặng dịp lễ tết...
Ông Tuấn cho biết, điều này gây bức xúc cho các doanh nghiệp vì ngoài việc phải phát hành hoá đơn giá trị gia tăng và ghi nhận doanh thu tính thuế, nhiều cơ quan thuế còn không cho doanh nghiệp được trừ các chi phí này vào phần chi phí khống chế 10% theo quy định.
Về phía doanh nghiệp, đại diện Deloitte cũng xác nhận rằng vẫn còn tình trạng ỷ lại của doanh nghiệp khi chưa thực sự quan tâm một cách hoàn toàn đầy đủ tới nghĩa vụ tuân thủ các luật thuế. Điều đó thể hiện ở việc không ít doanh nghiệp vẫn không thực hiện đầy đủ trong nhiều loại nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, dù đã được quy định, trong trường hợp chưa nắm rõ quy định hoặc cách hiểu còn chưa rõ, doanh nghiệp được khuyến khích trao đổi với cơ quan thuế để thực hiện nghiệp vụ được chuẩn xác hơn, tránh rủi ro về thuế sau này. Tuy nhiên, công việc này cũng chưa được thực hiện tốt ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp FDI, công ty tư nhân quy mô vừa và nhỏ.
Nhận xét trên được ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc phụ trách tư vấn thuế Deloitte Việt Nam đưa ra bên lề hội thảo cập nhật chuyên sâu các quy định về thuế và hải quan, do đơn vị này tổ chức ngày 29/11.
Theo ông Tuấn, một số luật thuế như Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập cá nhân cùng các quy định dưới luật về thuế và hải quan, xuất nhập khẩu... đã được thông qua và ban hành liên tục từ nửa cuối năm 2012 và năm 2013. Về cơ bản, những sửa đổi bổ sung mới đều theo xu hướng thuận lợi hơn cho người nộp thuế.
Tuy nhiên, do mục tiêu tăng thu ngân sách để bù đắp bội chi, một số chính sách được ban hành ra lại mang tính chất "bổ trợ"cho mục tiêu tăng thu, giảm chi của ngân sách nhà nước.
Điển hình là quy định về điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng. Thay vì mức 200 triệu thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong 3 tháng liên tục như hiện tại, Luật thuế Giá trị gia tăng sửa đổi đã nâng lên mức 300 triệu, và thời gian xem xét là lũy kế 12 tháng liên tục kể từ khi phát sinh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực nông, thủy sản, mặc dù về bản chất là được hoàn thuế giá trị gia tăng do không phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra, song việc tuân thủ các điều kiện về hóa đơn chứng từ đầu vào qua nhiều khâu thu mua, sơ chế trung gian cũng tạo ra nhiều bất cập.
Cùng với đó là quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng đã gần như chuyển sang cơ chế kiểm tra trước - hoàn sau, dẫn đến thời gian thực hoàn lâu hơn, ảnh hưởng đến luồng tiền cần quay vòng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thậm chí, thời gian gần đây, cơ quan thuế lại tiếp tục đưa ra những hướng dẫn cụ thể về một số trường hợp cần soát xét kỹ trước khi hoàn thuế, gây thêm khó khăn nhất định đối với các doanh nghiệp khi làm thủ tục hoàn thuế.
Trong khi đó, liên quan đến việc xem xét các hoá đơn đầu vào cho mục đích khấu trừ thuế giá trị gia tăng, các hoá đơn do sơ suất không ghi đầy đủ 100% thông tin như giấy chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp, bao gồm cả địa chỉ chính xác, đủ chữ về tên đường, quận, huyện, tỉnh...sẽ không được khấu trừ hoặc hoàn.
Theo đại diện Deloitte Việt Nam, một nội dung khác cũng gây bức xúc nhất định đối với các doanh nghiệp, đặc biệt la khối thương mại, sản xuất có thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng cáo. Cụ thể, theo quy định, khi có phát sinh hoạt động khuyến mại, doanh nghiệp phải đăng ký với Sở Công Thương. Theo đó, phần hàng hoá khuyến mại sẽ không phải kê khai thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, nếu không đăng ký thì doanh nghiệp bị coi là cho tặng hàng hoá chứ không thuộc hình thức khuyến mại, do vậy phải phát hành hoá đơn, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng như bán hàng thông thường. Cách xử lý này cũng được áp dụng đối với hàng hoá làm quà tặng thông thường cho mục đích duy trì quan hệ với khách hàng, đối tác, ví dụ như hoa tặng khách hàng nhân ngày sinh nhật, sổ làm việc tặng dịp lễ tết...
Ông Tuấn cho biết, điều này gây bức xúc cho các doanh nghiệp vì ngoài việc phải phát hành hoá đơn giá trị gia tăng và ghi nhận doanh thu tính thuế, nhiều cơ quan thuế còn không cho doanh nghiệp được trừ các chi phí này vào phần chi phí khống chế 10% theo quy định.
Về phía doanh nghiệp, đại diện Deloitte cũng xác nhận rằng vẫn còn tình trạng ỷ lại của doanh nghiệp khi chưa thực sự quan tâm một cách hoàn toàn đầy đủ tới nghĩa vụ tuân thủ các luật thuế. Điều đó thể hiện ở việc không ít doanh nghiệp vẫn không thực hiện đầy đủ trong nhiều loại nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, dù đã được quy định, trong trường hợp chưa nắm rõ quy định hoặc cách hiểu còn chưa rõ, doanh nghiệp được khuyến khích trao đổi với cơ quan thuế để thực hiện nghiệp vụ được chuẩn xác hơn, tránh rủi ro về thuế sau này. Tuy nhiên, công việc này cũng chưa được thực hiện tốt ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp FDI, công ty tư nhân quy mô vừa và nhỏ.