Một tháng đáng quên với các đồng tiền châu Á
Chỉ số theo dõi biến động của 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất châu Á đã giảm mạnh nhất 3 năm
Tháng 8 này, các đồng tiền châu Á đã có tháng sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm, trong đó đồng Ringgit của Malaysia giảm sâu nhất.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, chỉ số Bloomberg-JPMorgan Asia Dollar theo dõi biến động của 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất châu Á (không tính đồng Yên) đã giảm 2,6% trong tháng 8, mức giảm mạnh nhất 3 năm.
Giảm giá trị 8,6%, đồng Ringgit của Malaysia có tháng sụt giảm tồi tệ nhất so với các loại tiền tệ khác ở châu Á, trong bối cảnh kinh tế Malaysia đang gặp khó bởi những tác động từ cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục kéo dài và giá hàng hóa giảm sâu.
Đồng Rupiah của Indonesia giảm 3,8%, mức giảm cao nhất trong 11 tháng.
Đồng Nhân dân tệ thì giảm 2,7% trong tháng 8. Việc Trung Quốc hạ mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8 đã buộc chính phủ của nhiều nước châu Á khác phải hành động tương tự để bảo vệ xuất khẩu.
Mất 1,1% giá trị trong tháng 8/2015, đồng Won Hàn Quốc cũng có tháng giảm thứ 4 liên tiếp, chuỗi thời gian sụt giảm dài nhất từ năm 2008. Thông tin mới công bố cho thấy sản xuất tại Hàn Quốc tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng.
Ngoài ra, giới đầu tư còn lo ngại kinh tế Hàn Quốc sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi khả năng Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng tới đang tăng cao hơn.
Tính toán của Bloomberg cho thấy tiền đồng Việt Nam hạ 3% trong tháng 8 và có tháng giảm sâu nhất tính từ tháng 2/2011. Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá VND/USD 3 lần trong năm 2015, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch để ứng phó với việc Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ.
Tại các thị trường châu Á khác, so với đồng USD, đồng Rupee của Ấn Độ giảm 3,4%, đồng Đô la Đài Loan giảm 3%, đồng Bath Thái mất 2,3%, còn đồng Peso của Philippines giảm 2,2%.
Trong một diễn biến liên quan, các quỹ toàn cầu đã rút khoảng 10 tỷ USD ra khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan và Philippines.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, chỉ số Bloomberg-JPMorgan Asia Dollar theo dõi biến động của 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất châu Á (không tính đồng Yên) đã giảm 2,6% trong tháng 8, mức giảm mạnh nhất 3 năm.
Giảm giá trị 8,6%, đồng Ringgit của Malaysia có tháng sụt giảm tồi tệ nhất so với các loại tiền tệ khác ở châu Á, trong bối cảnh kinh tế Malaysia đang gặp khó bởi những tác động từ cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục kéo dài và giá hàng hóa giảm sâu.
Đồng Rupiah của Indonesia giảm 3,8%, mức giảm cao nhất trong 11 tháng.
Đồng Nhân dân tệ thì giảm 2,7% trong tháng 8. Việc Trung Quốc hạ mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8 đã buộc chính phủ của nhiều nước châu Á khác phải hành động tương tự để bảo vệ xuất khẩu.
Mất 1,1% giá trị trong tháng 8/2015, đồng Won Hàn Quốc cũng có tháng giảm thứ 4 liên tiếp, chuỗi thời gian sụt giảm dài nhất từ năm 2008. Thông tin mới công bố cho thấy sản xuất tại Hàn Quốc tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng.
Ngoài ra, giới đầu tư còn lo ngại kinh tế Hàn Quốc sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi khả năng Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong tháng tới đang tăng cao hơn.
Tính toán của Bloomberg cho thấy tiền đồng Việt Nam hạ 3% trong tháng 8 và có tháng giảm sâu nhất tính từ tháng 2/2011. Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá VND/USD 3 lần trong năm 2015, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch để ứng phó với việc Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ.
Tại các thị trường châu Á khác, so với đồng USD, đồng Rupee của Ấn Độ giảm 3,4%, đồng Đô la Đài Loan giảm 3%, đồng Bath Thái mất 2,3%, còn đồng Peso của Philippines giảm 2,2%.
Trong một diễn biến liên quan, các quỹ toàn cầu đã rút khoảng 10 tỷ USD ra khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan và Philippines.