Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ bùng nổ?
Trong những tháng đầu năm 2013, đã có nhiều thương vụ M&A quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực
Trong xu thế hội nhập, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cũng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập đi nhanh hơn thông qua hình thức tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu các nhà sản xuất trong nước với các nhà mua hàng quốc tế. Và đây cũng là kênh giúp hoạt động thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế. Đó là nhận định tại diễn đàn M&A Việt Nam diễn ra ngày 8/8, tại Tp.HCM.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đặng Huy Đông cho biết, tính đến năm 2012, giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam đạt 5 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với 5 năm trước đó. Trong những tháng đầu năm 2013, đã có nhiều thương vụ M&A quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến bất động sản, dịch vụ.
Thông tin từ bộ phận tư vấn công ty KPMG, trích từ nguồn thống kê của Capital IQ, trong 6 tháng đầu năm 2013, tại Việt Nam đã có 120 thương vụ mua bán, sáp nhập và phát hành cổ phần riêng lẻ. Số lượng các thương vụ M&A từ 2008 đến nay tăng dần theo mỗi năm. Nếu ở năm 2008 chỉ có 92 vụ, năm 2009 là 111 vụ, đến năm 2010 tăng mạnh lên đến 226 vụ, 2011 là 230 vụ, và năm 2012 là 308 vụ.
Cần có khung pháp lý hỗ trợ
Thủ tục là một trong những rào cản mà các giao dịch M&A phải đối mặt trong thời gian qua. Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhận định, M&A là lĩnh vực khó, nói liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý, môi trường xã hội, độ mở của nền kinh tế, rồi cấu trúc của doanh nghiệp, đến sự chia sẻ lợi ích của doanh nghiệp, và diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nên khó có khuôn mẫu rõ ràng.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông cũng nhìn nhận, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào bài bản về khung pháp lý cho lĩnh vực này. M&A không có ranh giới rõ ràng vì không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp Việt Nam, mà doanh nghiệp trong nước cũng đi mua các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Có thể nói M&A cũng là một lĩnh vực thu hút vốn đầu tư hữu hiệu.
Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự quan tâm đúng mức để tạo ra nền tảng về pháp lý cho doanh nghiệp vận dụng trong các giao dịch M&A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ làm việc với các bộ ngành để bàn bạc, nhưng về phía các doanh nghiệp cần phải thống nhất để đưa ra được một đơn vị đại diện làm đầu mối – là nơi tập hợp những kiến nghị, thắc mắc để làm việc với cơ quan quản lí.
Hoạt động M&A sẽ còn tăng mạnh
Các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Và ở năm 2013 này, mọi người kì vọng sẽ có nhiều cuộc giao dịch sẽ hoàn tất nhờ nền kinh tế cơ bản đã ổn định hơn và đặc biệt là sự cam kết của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế thể hiện thông qua các giải pháp trong các Nghị quyết đã ban hành ngay từ đầu năm.
Trong 6 tháng qua, ngành công nghiệp nắm giữ số lượng thương vụ M&A nhiều nhất với 30 vụ, tiếp đó là hàng tiêu dùng và tài chính mỗi lĩnh vực có 16 vụ, rồi kế đến là bất động sản (14 vụ), lĩnh vực nguyên vật liệu và hàng thiết yếu. mỗi lĩnh vực cũng đã có 10 thương vụ.
Theo dự báo của KPMG, M&A sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, đối tượng tham gia giao dịch là nhà đầu tư đến từ các nước châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản.
Về lâu dài, các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dược, nông nghiệp và bán lẻ rất hấp dẫn các nhà đầu tư thực hiện mua lại các công ty. Doanh nghiệp tư nhân vẫn là đối tượng mà các nhà đầu tư quan tâm còn các công ty nhà nước cũng sẽ vẫn đứng ngoài các cuộc giao dịch M&A bởi họ chưa muốn thay đổi ở giai đoạn này.
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành cấp cao Recof nhận xét rằng, năm 2012 số lượng các thương vụ M&A gia tăng trở lại sau thời gian được xem là đỉnh điểm của lĩnh vực ở năm 2006. Trong mắt nhà đầu tư Nhật, Việt Nam vẫn là thị trường khá hấp dẫn.
Hiện, các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến hoạt động mua bán công ty ở Việt Nam. Việt Nam xếp thứ 5 về đối tác M&A với doanh nghiệp Nhật. Những ngành nghề nhà đầu tư Nhật quan tâm gồm sản xuất hàng tiêu dùng, cơ sở hạ tầng, đóng gói, kỹ thuật, logistics. Các giao dịch của nhà đầu tư Nhật phần lớn ở mức giá từ 5-15 triệu USD.
Cũng chung quan điểm về tiềm năng lĩnh vực M&A tại Việt Nam, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, ông Marc Thowsend cho rằng, thời gian qua, một số giao dịch M&A trên lĩnh vực bất động sản có quy mô lớn đã được thực hiện, đã chứng tỏ được sức hấp dẫn của thị trường. Tuy nhiên, để các cơ hội thật sự là cơ hội, doanh nghiệp Việt cần khắc phục những rào cản. Hiện tại, định giá là rào cản lớn của sự thành công của các giao dịch M&A.
Ông Võ Trí Thành cho rằng, cơ hội đối với M&A hoàn toàn khác xa với những hình thức khác, khi tình hình càng khó khăn thì cơ hội của lĩnh vực lại càng nhiều. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ có rất nhiều cơ hội đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đặng Huy Đông cho biết, tính đến năm 2012, giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam đạt 5 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với 5 năm trước đó. Trong những tháng đầu năm 2013, đã có nhiều thương vụ M&A quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến bất động sản, dịch vụ.
Thông tin từ bộ phận tư vấn công ty KPMG, trích từ nguồn thống kê của Capital IQ, trong 6 tháng đầu năm 2013, tại Việt Nam đã có 120 thương vụ mua bán, sáp nhập và phát hành cổ phần riêng lẻ. Số lượng các thương vụ M&A từ 2008 đến nay tăng dần theo mỗi năm. Nếu ở năm 2008 chỉ có 92 vụ, năm 2009 là 111 vụ, đến năm 2010 tăng mạnh lên đến 226 vụ, 2011 là 230 vụ, và năm 2012 là 308 vụ.
Cần có khung pháp lý hỗ trợ
Thủ tục là một trong những rào cản mà các giao dịch M&A phải đối mặt trong thời gian qua. Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhận định, M&A là lĩnh vực khó, nói liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý, môi trường xã hội, độ mở của nền kinh tế, rồi cấu trúc của doanh nghiệp, đến sự chia sẻ lợi ích của doanh nghiệp, và diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nên khó có khuôn mẫu rõ ràng.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông cũng nhìn nhận, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào bài bản về khung pháp lý cho lĩnh vực này. M&A không có ranh giới rõ ràng vì không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp Việt Nam, mà doanh nghiệp trong nước cũng đi mua các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Có thể nói M&A cũng là một lĩnh vực thu hút vốn đầu tư hữu hiệu.
Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự quan tâm đúng mức để tạo ra nền tảng về pháp lý cho doanh nghiệp vận dụng trong các giao dịch M&A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ làm việc với các bộ ngành để bàn bạc, nhưng về phía các doanh nghiệp cần phải thống nhất để đưa ra được một đơn vị đại diện làm đầu mối – là nơi tập hợp những kiến nghị, thắc mắc để làm việc với cơ quan quản lí.
Hoạt động M&A sẽ còn tăng mạnh
Các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Và ở năm 2013 này, mọi người kì vọng sẽ có nhiều cuộc giao dịch sẽ hoàn tất nhờ nền kinh tế cơ bản đã ổn định hơn và đặc biệt là sự cam kết của Chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế thể hiện thông qua các giải pháp trong các Nghị quyết đã ban hành ngay từ đầu năm.
Trong 6 tháng qua, ngành công nghiệp nắm giữ số lượng thương vụ M&A nhiều nhất với 30 vụ, tiếp đó là hàng tiêu dùng và tài chính mỗi lĩnh vực có 16 vụ, rồi kế đến là bất động sản (14 vụ), lĩnh vực nguyên vật liệu và hàng thiết yếu. mỗi lĩnh vực cũng đã có 10 thương vụ.
Theo dự báo của KPMG, M&A sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, đối tượng tham gia giao dịch là nhà đầu tư đến từ các nước châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản.
Về lâu dài, các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dược, nông nghiệp và bán lẻ rất hấp dẫn các nhà đầu tư thực hiện mua lại các công ty. Doanh nghiệp tư nhân vẫn là đối tượng mà các nhà đầu tư quan tâm còn các công ty nhà nước cũng sẽ vẫn đứng ngoài các cuộc giao dịch M&A bởi họ chưa muốn thay đổi ở giai đoạn này.
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành cấp cao Recof nhận xét rằng, năm 2012 số lượng các thương vụ M&A gia tăng trở lại sau thời gian được xem là đỉnh điểm của lĩnh vực ở năm 2006. Trong mắt nhà đầu tư Nhật, Việt Nam vẫn là thị trường khá hấp dẫn.
Hiện, các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến hoạt động mua bán công ty ở Việt Nam. Việt Nam xếp thứ 5 về đối tác M&A với doanh nghiệp Nhật. Những ngành nghề nhà đầu tư Nhật quan tâm gồm sản xuất hàng tiêu dùng, cơ sở hạ tầng, đóng gói, kỹ thuật, logistics. Các giao dịch của nhà đầu tư Nhật phần lớn ở mức giá từ 5-15 triệu USD.
Cũng chung quan điểm về tiềm năng lĩnh vực M&A tại Việt Nam, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, ông Marc Thowsend cho rằng, thời gian qua, một số giao dịch M&A trên lĩnh vực bất động sản có quy mô lớn đã được thực hiện, đã chứng tỏ được sức hấp dẫn của thị trường. Tuy nhiên, để các cơ hội thật sự là cơ hội, doanh nghiệp Việt cần khắc phục những rào cản. Hiện tại, định giá là rào cản lớn của sự thành công của các giao dịch M&A.
Ông Võ Trí Thành cho rằng, cơ hội đối với M&A hoàn toàn khác xa với những hình thức khác, khi tình hình càng khó khăn thì cơ hội của lĩnh vực lại càng nhiều. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ có rất nhiều cơ hội đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)