“Mùa vàng” kinh doanh vàng
Chưa bao giờ thị trường vàng sôi động như hiện tại. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng đang trong mùa gặt bội thu
Chưa bao giờ thị trường vàng sôi động như hiện tại. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng đang trong mùa gặt bội thu.
Dự báo tiêu thụ 80 tấn vàng
Cách đây 3 năm, tổng lượng tiêu thụ vàng của thị trường Việt Nam ước khoảng 40 - 45 tấn/năm. Nhưng đến nay, con số đó chưa đủ để đáp ứng hạn mức sản xuất chỉ của riêng đầu tàu SJC (Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn).
Và ngoài SJC, thị trường vàng còn có thêm gần chục doanh nghiệp khác có quy mô lớn cùng khoảng 3.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng vừa và nhỏ trên cả nước.
Gần đây, một số dự báo đưa ra khả năng tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường năm nay có thể vượt 80 tấn.
Dự báo trên không xa thực tế khi mới đây Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục có quyết định điều chỉnh hạn mức sản xuất cho các doanh nghiệp. Chỉ riêng tổng hạn mức sản xuất vàng miếng năm 2008 đã là 63,4 tấn.
Đầu tàu SJC được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong năm 2008 với hạn mức 50 tấn; kế đến là Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ Vàng bạc Đá quý (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) với khối lượng là 9 tấn kg. Một số đầu mối khác có hạn mức từ 200 kg đến 2 tấn.
“Mùa vàng” đã đến
Những ngày đầu tháng 2 trở lại đây, Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn liên tục đón nhận những kỷ lục mới về khối lượng và giá trị giao dịch. Con số 7.250 lượng với tổng giá trị hơn 93 tỷ đồng trong ngày giao dịch đầu tiên (25/5/2007) giờ chỉ là phần lẻ.
Trong 10 phiên giao dịch gần nhất, khối lượng giao dịch tại đây đạt từ trên 160.000 lượng đến gần 300.000 lượng; giá trị giao dịch vượt trên 3.000 tỷ đồng. Đỉnh điểm, trong các phiên ngày 29/2 và 3/3, khi thị trường vàng lên cơn sốt, giá trị giao dịch vọt lên tới trên 5.000 tỷ đồng.
Chỉ riêng mức phí giao dịch 2.000 đồng/lượng, mỗi ngày Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn có thể thu về gần 600 triệu đồng. Đó là chưa kể đến nguồn thu từ các dịch vụ phái sinh khác.
Những con số trên của Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn còn cho thấy một xu hướng mới: Thị trường vàng đang chuyển dịch mạnh từ tiêu dùng sang đầu tư. Đây là kênh đại chúng hơn và đang có sức cạnh tranh đáng ngại đối với thị trường chứng khoán.
Tại một số đầu mối trực tiếp sản xuất và kinh doanh vàng, những con số ấn tượng cũng cho thấy “mùa vàng” đã đến.
Đó là Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) với kết quả kinh doanh năm 2007 vừa công bố. Lần đầu tiên sau 20 năm hoạt động, lợi nhuận của PNJ vượt mức 100 tỷ đồng (đạt 128,2 tỷ đồng). PNJ cũng là một trong những doanh nghiệp có doanh thu lớn từ hoạt động xuất khẩu với gần 9 triệu USD trong năm 2007.
Ở doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, tiêu biểu là đầu tàu SJC (đơn vị đang chiếm khoảng 80% thị phần vàng hiện nay), “mùa vàng” đã thực sự nở rộ, chưa từng có trong suốt 20 năm hoạt động.
Năm 2006, SJC lần đầu tiên lập kỷ lục 1 tỷ USD doanh thu (gần 16.000 tỷ đồng). Con số này được nâng lên gần 1,5 tỷ USD (23.703 tỷ đồng) trong năm 2007. Đáng chú ý đây là con số ngang ngửa với tổng kim ngạch xuất khẩu một số ngành tiêu biểu trong những năm gần đây. Năm 2008, dự báo SJC sẽ lập kỷ lục mới với 2 tỷ USD.
Những kết quả từ Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn, PNJ, SJC hay nhiều thành viên khác đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp ngoài cuộc. Đây cũng là một trong những lý do để một số ngân hàng thương mại đã và sắp thành lập tính đến kế hoạch đưa vàng vào trong danh mục kinh doanh; thậm chí cả mục tiêu trong tương lai có năng lực sản xuất vượt trội trên thị trường.
Dự báo tiêu thụ 80 tấn vàng
Cách đây 3 năm, tổng lượng tiêu thụ vàng của thị trường Việt Nam ước khoảng 40 - 45 tấn/năm. Nhưng đến nay, con số đó chưa đủ để đáp ứng hạn mức sản xuất chỉ của riêng đầu tàu SJC (Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn).
Và ngoài SJC, thị trường vàng còn có thêm gần chục doanh nghiệp khác có quy mô lớn cùng khoảng 3.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng vừa và nhỏ trên cả nước.
Gần đây, một số dự báo đưa ra khả năng tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường năm nay có thể vượt 80 tấn.
Dự báo trên không xa thực tế khi mới đây Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục có quyết định điều chỉnh hạn mức sản xuất cho các doanh nghiệp. Chỉ riêng tổng hạn mức sản xuất vàng miếng năm 2008 đã là 63,4 tấn.
Đầu tàu SJC được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong năm 2008 với hạn mức 50 tấn; kế đến là Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ Vàng bạc Đá quý (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) với khối lượng là 9 tấn kg. Một số đầu mối khác có hạn mức từ 200 kg đến 2 tấn.
“Mùa vàng” đã đến
Những ngày đầu tháng 2 trở lại đây, Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn liên tục đón nhận những kỷ lục mới về khối lượng và giá trị giao dịch. Con số 7.250 lượng với tổng giá trị hơn 93 tỷ đồng trong ngày giao dịch đầu tiên (25/5/2007) giờ chỉ là phần lẻ.
Trong 10 phiên giao dịch gần nhất, khối lượng giao dịch tại đây đạt từ trên 160.000 lượng đến gần 300.000 lượng; giá trị giao dịch vượt trên 3.000 tỷ đồng. Đỉnh điểm, trong các phiên ngày 29/2 và 3/3, khi thị trường vàng lên cơn sốt, giá trị giao dịch vọt lên tới trên 5.000 tỷ đồng.
Chỉ riêng mức phí giao dịch 2.000 đồng/lượng, mỗi ngày Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn có thể thu về gần 600 triệu đồng. Đó là chưa kể đến nguồn thu từ các dịch vụ phái sinh khác.
Những con số trên của Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn còn cho thấy một xu hướng mới: Thị trường vàng đang chuyển dịch mạnh từ tiêu dùng sang đầu tư. Đây là kênh đại chúng hơn và đang có sức cạnh tranh đáng ngại đối với thị trường chứng khoán.
Tại một số đầu mối trực tiếp sản xuất và kinh doanh vàng, những con số ấn tượng cũng cho thấy “mùa vàng” đã đến.
Đó là Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) với kết quả kinh doanh năm 2007 vừa công bố. Lần đầu tiên sau 20 năm hoạt động, lợi nhuận của PNJ vượt mức 100 tỷ đồng (đạt 128,2 tỷ đồng). PNJ cũng là một trong những doanh nghiệp có doanh thu lớn từ hoạt động xuất khẩu với gần 9 triệu USD trong năm 2007.
Ở doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, tiêu biểu là đầu tàu SJC (đơn vị đang chiếm khoảng 80% thị phần vàng hiện nay), “mùa vàng” đã thực sự nở rộ, chưa từng có trong suốt 20 năm hoạt động.
Năm 2006, SJC lần đầu tiên lập kỷ lục 1 tỷ USD doanh thu (gần 16.000 tỷ đồng). Con số này được nâng lên gần 1,5 tỷ USD (23.703 tỷ đồng) trong năm 2007. Đáng chú ý đây là con số ngang ngửa với tổng kim ngạch xuất khẩu một số ngành tiêu biểu trong những năm gần đây. Năm 2008, dự báo SJC sẽ lập kỷ lục mới với 2 tỷ USD.
Những kết quả từ Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn, PNJ, SJC hay nhiều thành viên khác đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp ngoài cuộc. Đây cũng là một trong những lý do để một số ngân hàng thương mại đã và sắp thành lập tính đến kế hoạch đưa vàng vào trong danh mục kinh doanh; thậm chí cả mục tiêu trong tương lai có năng lực sản xuất vượt trội trên thị trường.