Muối lên cơn “sốt”!
Giá muối đang "sốt" rất cao, "sốt" từ đồng muối lên đến miền núi và muối đang chạy từ miền Bắc vào miền Nam, từ Campuchia sang
Theo ông Trần Xuân Chính, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Muối Việt Nam: "Tình trạng nguồn cung muối đang thiếu nghiêm trọng, dẫn đến giá muối tăng lên từng ngày"!
Hiện nay giá muối "sốt" rất cao, "sốt" từ đồng muối lên đến miền núi và muối đang chạy từ miền Bắc vào miền Nam, từ Campuchia vào đất Việt - một quy trình ngược chưa từng xảy ra (!)
Mất mùa
Không phải đợi đến những ngày cuối năm, mà ngay từ những ngày đầu tháng 10/2007, UBND tỉnh Bình Thuận (vựa muối của cả nước) đã có văn bản báo cáo "thượng cấp" về tình trạng cạn muối trong kho dự trữ: "Toàn tỉnh chỉ còn duy nhất 300 tấn muối của Công ty Cổ phần Muối Vĩnh Hảo".
Lý do là năm nay mất mùa muối. Tình hình thời tiết khắc nghiệt, mùa mưa đến sớm và kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất, năng suất và sản lượng muối cả vùng bị sụt giảm. Và, dự báo tình trạng thiếu hụt muối chắc chắn sẽ xẩy ra!
Còn phía Bắc Trung Bộ thì sao? Với 102 km bờ biển, có độ mặn lý tưởng, Thanh Hoá có gần 326 ha đồng muối tập trung ở các huyện ven biển như: Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Từ năm 2006, UBND tỉnh đã khuyến khích, cải tạo, nâng cấp diện tích sản xuất vì thế năng suất muối từ 60 tấn/ha đã được tăng lên trên 70 tấn/ha. Nhưng, từ tháng 8/2007 tỉnh cũng đã có công văn xin được mua muối từ kho dự trữ quốc gia để phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng xã hội.
Nam Định cũng là "tỉnh muối" của đồng bằng sông Hồng, nhưng vụ muối 2007 tình hình rất khó khăn do nắng muộn, số ngày nắng thấp hơn trung bình nhiều năm, sản xuất muối mất mùa, nên UBND tỉnh cũng đã "đánh" công văn gửi lên Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính xin cho Cty muối được mua 4.500 tấn muối từ kho dự trữ quốc gia.
Các tỉnh sản xuất muối cạn kiệt nguồn cung làm cho cả nước đói muối. Các tỉnh miền núi phía Bắc từ Thái Nguyên đến Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Cao Bằng... cho đến tận các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum khu vực Tây Nguyên đều tới tấp "kêu cứu" trung ương xin được mua muối từ "kho hàng dự trữ quốc gia".
Tỉnh ít thì xin mua 2. 000 tấn, nhiều thì 4.000 - 5.000 tấn. Điều đáng quan tâm là muối iốt đang "cháy hàng" trên toàn bộ khu vực miền núi.
Xuất hàng dự trữ vì sao chậm?
Để "cứu nguy" cho thị trường muối, ngày 6/11/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất 30.000 tấn muối thuộc "hàng dự trữ quốc gia" để bán ngay cho các đơn vị, địa phương có nhu cầu sản xuất muối phục vụ tiêu dùng. Số tiền thu được từ việc bán muối dự trữ quốc gia sẽ nộp vào Kho bạc Nhà nước để vào vụ muối 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại dùng số tiền này mua muối nhập kho dự trữ quốc gia theo qui định.
Rất đáng lưu ý là Chính phủ yêu cầu phải bán ngay, nhưng sau khoảng 3 tháng (từ khi Quyết đinh được ban hành) vẫn chưa có hạt muối nào được xuất bán?
Ông Lê Xuân - Cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lý giải: "Đúng là chúng tôi có nhận được văn bản yêu cầu xuất muối dự trữ của Thủ tuớng Chính phủ và Bộ tiến hành xuất làm 3 đợt, đến nay đã xuất được 2 đợt (tương đương 20.000 tấn), chứ chưa phải không xuất".
Theo ông Xuân, số muối tại kho dự trữ quốc gia hiện còn 50.000 tấn, nhưng lại không xuất kho được vì Bộ Tài chính vẫn chưa định xong giá, cho nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đành phải đợi (!).
Thế nhưng, tại hội nghị tổng kết niên vụ sản xuất 2007 và kế hoạch sản xuất muối niên vụ 2008 diễn ra ngày 15/1/2008 tại Hà Nội, trả lời chất vấn của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần về việc Bộ đã có văn bản chỉ đạo Tổng công ty Muối xuất 20.000 tấn muối, đã xuất được bao nhiêu, thì Tổng Giám đốc Tổng công ty Muối hôm ấy lại vắng mặt vì lý do "đi giải quyết thiếu muối ở miền Trung".
Do đó, ông Trần Xuân Chính, Phó tổng giám đốc trả lời: "Thưa thứ trưởng, ba tháng nay chưa xuất được một cân muối nào từ kho dự trữ quốc gia. Vì Bộ Tài chính đang đi làm giá. Thực tế như thế tôi không dám nói sai với thứ trưởng đâu".
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vướng mắc chính là ở chỗ định giá, hiện giá muối lên tới 1.000 - 1.100 đồng/kg, trong khi đó Tổng công ty lại đề nghị xuất muối dự trữ với giá 500 đồng/kg, nên 3 tháng nay Bộ Tài chính "chưa gật". Vì chưa phê duyệt giá, nên muối vẫn nằm trong kho và đương nhiên thị trường muối vẫn "sốt".
Theo ông Bùi Sơn Long, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao công nghệ muối biển (Tổng công ty Muối), tại các đồng muối miền Bắc vào thời điểm tháng 9/2007 giá muối thô dao động từ 420.000 - 430.000 đồng/tấn, tính cả tiền vận chuyển về đến tận Hà Nội là 730.000 đồng/tấn. Đến giữa tháng 12/2007 giá muối tăng lên 1,3 triệu đồng/tấn.
Hiện tại, trung tâm phải mua muối thô với giá 1,55 triệu đồng/tấn. Trước đây Trung tâm cung cấp 20 tấn muối sấy chất lượng cao/ngày, nay mỗi ngày chưa đượcc 10 tấn. Nguồn cung muối trong những tháng đầu năm 2008 không đủ cho nhu cầu thị trường toàn quốc.
Rất nhanh nhạy và kịp thời, khoảng 1 tháng nay các diêm thương ở thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, An Giang) đã làm một cú lội ngược dòng ngoạn mục: nhập muối từ Campuchia về rồi chuyển sâu vào tiêu thụ trong thị trường nội địa. Theo giới diêm thương ở đây cho biết, mỗi ngày riêng thị trấn "nhập khẩu" 5.000 - 10.000 bao muối (50 kg/bao). Đây là lần đầu tiên hạt muối vượt cung đường nghịch.
Trước đây muối từ các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau... đưa lên biên giới rồi xuất sang Campuchia, nay thì ngược lại. Hiện tại ở Campuchia trung bình 1 bao muối giá tương đương 48.000 đồng tiền Việt Nam, với mức lời 5% vốn trên mỗi bao bán sang tay, một diêm thương 1 ngày bán ra 400 - 500 bao là đã thu tiền triệu, tăng gấp chục lần so với thời xuất muối sang Campuchia.
Sau gần một tháng bất ngờ với mặt hàng quá mới, Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên xin ý kiến và được Cục Hải quan tỉnh An Giang đồng ý cho áp thuế, với lý do: "Muối không nằm trong 40 mặt hàng nông sản được giảm thuế suất bằng 0%. Đây là mặt hàng mới nhập khẩu nên chưa có qui định cụ thể từ trung ương!"
Hiện nay giá muối "sốt" rất cao, "sốt" từ đồng muối lên đến miền núi và muối đang chạy từ miền Bắc vào miền Nam, từ Campuchia vào đất Việt - một quy trình ngược chưa từng xảy ra (!)
Mất mùa
Không phải đợi đến những ngày cuối năm, mà ngay từ những ngày đầu tháng 10/2007, UBND tỉnh Bình Thuận (vựa muối của cả nước) đã có văn bản báo cáo "thượng cấp" về tình trạng cạn muối trong kho dự trữ: "Toàn tỉnh chỉ còn duy nhất 300 tấn muối của Công ty Cổ phần Muối Vĩnh Hảo".
Lý do là năm nay mất mùa muối. Tình hình thời tiết khắc nghiệt, mùa mưa đến sớm và kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất, năng suất và sản lượng muối cả vùng bị sụt giảm. Và, dự báo tình trạng thiếu hụt muối chắc chắn sẽ xẩy ra!
Còn phía Bắc Trung Bộ thì sao? Với 102 km bờ biển, có độ mặn lý tưởng, Thanh Hoá có gần 326 ha đồng muối tập trung ở các huyện ven biển như: Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Từ năm 2006, UBND tỉnh đã khuyến khích, cải tạo, nâng cấp diện tích sản xuất vì thế năng suất muối từ 60 tấn/ha đã được tăng lên trên 70 tấn/ha. Nhưng, từ tháng 8/2007 tỉnh cũng đã có công văn xin được mua muối từ kho dự trữ quốc gia để phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng xã hội.
Nam Định cũng là "tỉnh muối" của đồng bằng sông Hồng, nhưng vụ muối 2007 tình hình rất khó khăn do nắng muộn, số ngày nắng thấp hơn trung bình nhiều năm, sản xuất muối mất mùa, nên UBND tỉnh cũng đã "đánh" công văn gửi lên Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính xin cho Cty muối được mua 4.500 tấn muối từ kho dự trữ quốc gia.
Các tỉnh sản xuất muối cạn kiệt nguồn cung làm cho cả nước đói muối. Các tỉnh miền núi phía Bắc từ Thái Nguyên đến Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Cao Bằng... cho đến tận các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum khu vực Tây Nguyên đều tới tấp "kêu cứu" trung ương xin được mua muối từ "kho hàng dự trữ quốc gia".
Tỉnh ít thì xin mua 2. 000 tấn, nhiều thì 4.000 - 5.000 tấn. Điều đáng quan tâm là muối iốt đang "cháy hàng" trên toàn bộ khu vực miền núi.
Xuất hàng dự trữ vì sao chậm?
Để "cứu nguy" cho thị trường muối, ngày 6/11/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất 30.000 tấn muối thuộc "hàng dự trữ quốc gia" để bán ngay cho các đơn vị, địa phương có nhu cầu sản xuất muối phục vụ tiêu dùng. Số tiền thu được từ việc bán muối dự trữ quốc gia sẽ nộp vào Kho bạc Nhà nước để vào vụ muối 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại dùng số tiền này mua muối nhập kho dự trữ quốc gia theo qui định.
Rất đáng lưu ý là Chính phủ yêu cầu phải bán ngay, nhưng sau khoảng 3 tháng (từ khi Quyết đinh được ban hành) vẫn chưa có hạt muối nào được xuất bán?
Ông Lê Xuân - Cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lý giải: "Đúng là chúng tôi có nhận được văn bản yêu cầu xuất muối dự trữ của Thủ tuớng Chính phủ và Bộ tiến hành xuất làm 3 đợt, đến nay đã xuất được 2 đợt (tương đương 20.000 tấn), chứ chưa phải không xuất".
Theo ông Xuân, số muối tại kho dự trữ quốc gia hiện còn 50.000 tấn, nhưng lại không xuất kho được vì Bộ Tài chính vẫn chưa định xong giá, cho nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đành phải đợi (!).
Thế nhưng, tại hội nghị tổng kết niên vụ sản xuất 2007 và kế hoạch sản xuất muối niên vụ 2008 diễn ra ngày 15/1/2008 tại Hà Nội, trả lời chất vấn của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần về việc Bộ đã có văn bản chỉ đạo Tổng công ty Muối xuất 20.000 tấn muối, đã xuất được bao nhiêu, thì Tổng Giám đốc Tổng công ty Muối hôm ấy lại vắng mặt vì lý do "đi giải quyết thiếu muối ở miền Trung".
Do đó, ông Trần Xuân Chính, Phó tổng giám đốc trả lời: "Thưa thứ trưởng, ba tháng nay chưa xuất được một cân muối nào từ kho dự trữ quốc gia. Vì Bộ Tài chính đang đi làm giá. Thực tế như thế tôi không dám nói sai với thứ trưởng đâu".
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì vướng mắc chính là ở chỗ định giá, hiện giá muối lên tới 1.000 - 1.100 đồng/kg, trong khi đó Tổng công ty lại đề nghị xuất muối dự trữ với giá 500 đồng/kg, nên 3 tháng nay Bộ Tài chính "chưa gật". Vì chưa phê duyệt giá, nên muối vẫn nằm trong kho và đương nhiên thị trường muối vẫn "sốt".
Theo ông Bùi Sơn Long, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao công nghệ muối biển (Tổng công ty Muối), tại các đồng muối miền Bắc vào thời điểm tháng 9/2007 giá muối thô dao động từ 420.000 - 430.000 đồng/tấn, tính cả tiền vận chuyển về đến tận Hà Nội là 730.000 đồng/tấn. Đến giữa tháng 12/2007 giá muối tăng lên 1,3 triệu đồng/tấn.
Hiện tại, trung tâm phải mua muối thô với giá 1,55 triệu đồng/tấn. Trước đây Trung tâm cung cấp 20 tấn muối sấy chất lượng cao/ngày, nay mỗi ngày chưa đượcc 10 tấn. Nguồn cung muối trong những tháng đầu năm 2008 không đủ cho nhu cầu thị trường toàn quốc.
Rất nhanh nhạy và kịp thời, khoảng 1 tháng nay các diêm thương ở thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, An Giang) đã làm một cú lội ngược dòng ngoạn mục: nhập muối từ Campuchia về rồi chuyển sâu vào tiêu thụ trong thị trường nội địa. Theo giới diêm thương ở đây cho biết, mỗi ngày riêng thị trấn "nhập khẩu" 5.000 - 10.000 bao muối (50 kg/bao). Đây là lần đầu tiên hạt muối vượt cung đường nghịch.
Trước đây muối từ các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau... đưa lên biên giới rồi xuất sang Campuchia, nay thì ngược lại. Hiện tại ở Campuchia trung bình 1 bao muối giá tương đương 48.000 đồng tiền Việt Nam, với mức lời 5% vốn trên mỗi bao bán sang tay, một diêm thương 1 ngày bán ra 400 - 500 bao là đã thu tiền triệu, tăng gấp chục lần so với thời xuất muối sang Campuchia.
Sau gần một tháng bất ngờ với mặt hàng quá mới, Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên xin ý kiến và được Cục Hải quan tỉnh An Giang đồng ý cho áp thuế, với lý do: "Muối không nằm trong 40 mặt hàng nông sản được giảm thuế suất bằng 0%. Đây là mặt hàng mới nhập khẩu nên chưa có qui định cụ thể từ trung ương!"