Mỹ bắt đầu triển khai lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc
Hàng trăm cư dân địa phương đã biểu tình phản đối Mỹ triển khai lá chắn tên lửa tại Hàn Quốc
Quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa gây tranh cãi tại Hàn Quốc, giữa lúc căng thẳng gia tăng xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên - hãng tin BBC cho hay.
Mỹ và Hàn Quốc vẫn nói rằng lá chắn tên lửa Thaad được triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc là nhằm chống lại những mối đe dọa từ Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc phản đối việc triển khai lá chắn này ở Hàn Quốc, nói rằng làm như vậy sẽ đảo lộn thế cân bằng an ninh trong khu vực.
“Hàn Quốc và Mỹ đã làm việc cùng nhau để đảm bảo khả năng hoạt động sớm của hệ thống Thaad nhằm đáp trả mối đe dọa hạt nhân và tên lửa gia tăng từ Triều Tiên”, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có đoạn viết.
Mỹ và Hàn Quốc đạt nhất trí về triển khai Thaad ở Hàn Quốc vào năm ngoái. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói hệ thống này phải đến cuối năm 2018 mới có thể đi vào hoạt động.
Việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc trùng với sự kiện Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Địa điểm được chọn để triển khai Thaad từng là một sân golf ở Seongju, cách thủ đô Seoul khoảng 250 km về phía Nam. Hàng trăm cư dân địa phương đã biểu tình phản đối việc triển khai Thaad, khi đoàn xe chở thiết bị xuất hiện tại địa điểm này. Thaad được thiết kế để chặn và phá hủy các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở giai đoạn bay cuối cùng của tên lửa.
Hàng chục cảnh sát đã đứng hai bên đường, cố ngăn người biểu tình, trong đó có nhiều người ném chai nước vào đoàn xe chở thiết bị. Các nhà hoạt động nói hơn 10 người đã bị thương trong các cuộc đụng độ với cảnh sát. Trong số người biểu tình, có nhiều người là dân địa phương của hai thị trấn gần nhất với địa điểm triển khai Thaad.
Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc triển khai Thaad ở Hàn Quốc, theo đó kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc rút lại kế hoạch này. Kế hoạch triển khai Thaad đã khiến quan hệ giữa Hàn Quốc với Trung Quốc, nước đối tác thương mại lớn nhất, trở nên căng thẳng. Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp kinh tế được cho nhằm trả đũa Hàn Quốc, bao gồm hạn chế các công ty du lịch bán tour cho du khách đi Hàn Quốc, khiến lượng du khách Trung Quốc thăm Hàn Quốc giảm 40%.
Tháng trước, Hàn Quốc đã phản ánh vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận việc cho rằng những động thái gần đây của nước này có liên quan đến việc triển khai Thaad.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực, Triều Tiên và Mỹ tiếp tục đưa ra những lời đe dọa, cảnh báo lẫn nhau.
Mấy ngày gần đây, Mỹ đã triển khai chiến hạm và một tàu ngầm tới gần bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh lo ngại Bình Nhưỡng có thể sắp thử hạt nhân hoặc phóng thử tên lửa đạn đạo.
Bên cạnh hối thúc Trung Quốc cứng rắn hơn nữa với Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ có một cuộc họp mật với các thượng nghị sỹ về vấn đề Triều Tiên tại Nhà Trắng trong ngày 26/4.
Ngày 25/4, Triều Tiên tổ chức một chương trình tập trận bắn đạn thật với sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân đội nước này. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã không thử hạt nhân hay phóng tên lửa vào ngày này như lo ngại trước đó.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn kêu gọi các bên kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên.
Mỹ và Hàn Quốc vẫn nói rằng lá chắn tên lửa Thaad được triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc là nhằm chống lại những mối đe dọa từ Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc phản đối việc triển khai lá chắn này ở Hàn Quốc, nói rằng làm như vậy sẽ đảo lộn thế cân bằng an ninh trong khu vực.
“Hàn Quốc và Mỹ đã làm việc cùng nhau để đảm bảo khả năng hoạt động sớm của hệ thống Thaad nhằm đáp trả mối đe dọa hạt nhân và tên lửa gia tăng từ Triều Tiên”, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có đoạn viết.
Mỹ và Hàn Quốc đạt nhất trí về triển khai Thaad ở Hàn Quốc vào năm ngoái. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói hệ thống này phải đến cuối năm 2018 mới có thể đi vào hoạt động.
Việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc trùng với sự kiện Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Địa điểm được chọn để triển khai Thaad từng là một sân golf ở Seongju, cách thủ đô Seoul khoảng 250 km về phía Nam. Hàng trăm cư dân địa phương đã biểu tình phản đối việc triển khai Thaad, khi đoàn xe chở thiết bị xuất hiện tại địa điểm này. Thaad được thiết kế để chặn và phá hủy các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở giai đoạn bay cuối cùng của tên lửa.
Hàng chục cảnh sát đã đứng hai bên đường, cố ngăn người biểu tình, trong đó có nhiều người ném chai nước vào đoàn xe chở thiết bị. Các nhà hoạt động nói hơn 10 người đã bị thương trong các cuộc đụng độ với cảnh sát. Trong số người biểu tình, có nhiều người là dân địa phương của hai thị trấn gần nhất với địa điểm triển khai Thaad.
Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc triển khai Thaad ở Hàn Quốc, theo đó kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc rút lại kế hoạch này. Kế hoạch triển khai Thaad đã khiến quan hệ giữa Hàn Quốc với Trung Quốc, nước đối tác thương mại lớn nhất, trở nên căng thẳng. Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp kinh tế được cho nhằm trả đũa Hàn Quốc, bao gồm hạn chế các công ty du lịch bán tour cho du khách đi Hàn Quốc, khiến lượng du khách Trung Quốc thăm Hàn Quốc giảm 40%.
Tháng trước, Hàn Quốc đã phản ánh vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận việc cho rằng những động thái gần đây của nước này có liên quan đến việc triển khai Thaad.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực, Triều Tiên và Mỹ tiếp tục đưa ra những lời đe dọa, cảnh báo lẫn nhau.
Mấy ngày gần đây, Mỹ đã triển khai chiến hạm và một tàu ngầm tới gần bán đảo Triều Tiên, trong bối cảnh lo ngại Bình Nhưỡng có thể sắp thử hạt nhân hoặc phóng thử tên lửa đạn đạo.
Bên cạnh hối thúc Trung Quốc cứng rắn hơn nữa với Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ có một cuộc họp mật với các thượng nghị sỹ về vấn đề Triều Tiên tại Nhà Trắng trong ngày 26/4.
Ngày 25/4, Triều Tiên tổ chức một chương trình tập trận bắn đạn thật với sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân đội nước này. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã không thử hạt nhân hay phóng tên lửa vào ngày này như lo ngại trước đó.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn kêu gọi các bên kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên.