Mỹ, châu Âu trừng phạt các ngành công nghiệp chính của Nga
Loạt lệnh trừng phạt mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đối đầu mạnh mẽ nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ thời chiến tranh lạnh
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ ngày 29/7 đồng loạt công bố tăng cường trừng phạt Nga, với các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng, ngân hàng và quốc phòng của nước này. Đây được xem là hành động quốc tế mạnh mẽ nhất từ trước đến nay đối với thứ mà phương Tây cho là vai trò ủng hộ của Nga đối với các phần tử nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Hãng tin Reuters nhận định, loạt lệnh trừng phạt trên mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đối đầu mạnh mẽ nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ thời chiến tranh lạnh. Căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên đã bị đẩy lên cao kể từ sau vụ rơi chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở miền Đông Ukraine hôm 17/7.
Phương Tây cho rằng, quân nổi dậy Ukraine đã bắn hạ máy bay bằng tên lửa do Nga cung cấp. Còn Nga và phe ly khai ở Ukraine bác bỏ cáo buộc này.
“Nếu Nga tiếp tục lối đi này, cái giá mà nước Nga phải trả sẽ tiếp tục gia tăng”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Washington. “Hành động của Nga ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của chúng tôi khiến nền kinh tế Nga đã yếu càng thêm yếu”.
Tuy nhiên, ông Obama cũng nói rằng, các lệnh trừng phạt không đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh lạnh mới, mà nhằm gây sức ép cho Moscow nhằm giải quyết khủng hoảng ở Ukraine. Đây là lần thứ hai Mỹ tuyên bố tăng cường trừng phạt Nga chỉ trong vòng 2 tuần.
Tại Brussels, các nhà ngoại giao cho biết, các đại sứ của 28 quốc gia thành viên EU đã nhất trí hạn chế đối với các giao dịch với Nga trong lĩnh vực dầu lửa, quốc phòng, và các công nghệ sử dụng cho cả mục đích quốc phòng và dân sự. Ngoài ra, các ngân hàng quốc doanh của Nga sẽ bị cấm huy động vốn ở thị trường vốn châu Âu. Các biện pháp này sẽ được rà soát lại sau 3 tháng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người vốn lưỡng lự trong vấn đề mạnh tay trừng phạt Nga do lo ngại sẽ làm tổn hại đến quan hệ kinh tế mật thiết giữa Berlin với Moscow, nói rằng, các lệnh trừng phạt mới nhất mà EU đưa ra là “không thể tránh được”.
Trước đó, EU chỉ trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Nga bị cho có liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và tránh trừng phạt cả ngành kinh tế Nga - nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của EU.
Đợt trừng phạt mới nhất có sự phối hợp giữa Mỹ và EU được phương Tây kỳ vọng sẽ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin lùi bước trong vấn đề Ukraine. Phương Tây cho rằng, Nga vẫn đang tiếp tay cho quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí và nhân sự cho lực lượng này. Trong khi đó, Moscow kiên quyết phủ nhận những cáo buộc như vậy.
Hôm qua, giao tranh giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy ở miền Đông nước này vẫn diễn ra quyết liệt, khiến hàng chục dân thường, binh sỹ chính phủ và chiến binh nổi dậy thiệt mạng.
Đạn pháo đã nổ ở trung tâm Donetsk, thành phố với gần 1 triệu dân trước khi có xung đột nổ ra. Người dân thành phố này lo ngại sẽ bị mắc kẹt ở một chiến trường, giữa một bên là quân chính phủ tiến quân, và một bên là phe ly khai thề không lùi bước.
Hãng tin Reuters nhận định, loạt lệnh trừng phạt trên mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đối đầu mạnh mẽ nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ thời chiến tranh lạnh. Căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên đã bị đẩy lên cao kể từ sau vụ rơi chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở miền Đông Ukraine hôm 17/7.
Phương Tây cho rằng, quân nổi dậy Ukraine đã bắn hạ máy bay bằng tên lửa do Nga cung cấp. Còn Nga và phe ly khai ở Ukraine bác bỏ cáo buộc này.
“Nếu Nga tiếp tục lối đi này, cái giá mà nước Nga phải trả sẽ tiếp tục gia tăng”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Washington. “Hành động của Nga ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của chúng tôi khiến nền kinh tế Nga đã yếu càng thêm yếu”.
Tuy nhiên, ông Obama cũng nói rằng, các lệnh trừng phạt không đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh lạnh mới, mà nhằm gây sức ép cho Moscow nhằm giải quyết khủng hoảng ở Ukraine. Đây là lần thứ hai Mỹ tuyên bố tăng cường trừng phạt Nga chỉ trong vòng 2 tuần.
Tại Brussels, các nhà ngoại giao cho biết, các đại sứ của 28 quốc gia thành viên EU đã nhất trí hạn chế đối với các giao dịch với Nga trong lĩnh vực dầu lửa, quốc phòng, và các công nghệ sử dụng cho cả mục đích quốc phòng và dân sự. Ngoài ra, các ngân hàng quốc doanh của Nga sẽ bị cấm huy động vốn ở thị trường vốn châu Âu. Các biện pháp này sẽ được rà soát lại sau 3 tháng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người vốn lưỡng lự trong vấn đề mạnh tay trừng phạt Nga do lo ngại sẽ làm tổn hại đến quan hệ kinh tế mật thiết giữa Berlin với Moscow, nói rằng, các lệnh trừng phạt mới nhất mà EU đưa ra là “không thể tránh được”.
Trước đó, EU chỉ trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Nga bị cho có liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và tránh trừng phạt cả ngành kinh tế Nga - nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của EU.
Đợt trừng phạt mới nhất có sự phối hợp giữa Mỹ và EU được phương Tây kỳ vọng sẽ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin lùi bước trong vấn đề Ukraine. Phương Tây cho rằng, Nga vẫn đang tiếp tay cho quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí và nhân sự cho lực lượng này. Trong khi đó, Moscow kiên quyết phủ nhận những cáo buộc như vậy.
Hôm qua, giao tranh giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy ở miền Đông nước này vẫn diễn ra quyết liệt, khiến hàng chục dân thường, binh sỹ chính phủ và chiến binh nổi dậy thiệt mạng.
Đạn pháo đã nổ ở trung tâm Donetsk, thành phố với gần 1 triệu dân trước khi có xung đột nổ ra. Người dân thành phố này lo ngại sẽ bị mắc kẹt ở một chiến trường, giữa một bên là quân chính phủ tiến quân, và một bên là phe ly khai thề không lùi bước.