Mỹ dọa rút khỏi thỏa thuận ngừng bắn tại Syria
Các cuộc không kích tại thành phố Aleppo, Syria khiến cuộc sống của khoảng 250 nghìn người dân vốn đã khó khăn nay còn trở nên tồi tệ hơn
Chính phủ Mỹ đã chính thức lên tiếng cảnh báo chính phủ Nga về khả năng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận ngừng bắn nếu tiếp tục có thêm các cuộc không kích vào các khu vực thường dân đang sinh sống tại phía Bắc thành phố Aleppo, Syria.
Khoảng vài giờ sau khi hai bệnh viện lớn tại vùng chiến sự bị không kích, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi điện cho người đồng cấp Nga đề nghị ngừng ngay các cuộc đánh bom và kêu gọi tôn trọng lệnh ngừng bắn.
Các cuộc không kích tại khu vực phía Bắc thành phố Aleppo đã khiến cuộc sống của khoảng 250 nghìn người dân vốn đã khó khăn nay còn trở nên tồi tệ hơn. Mỹ và Nga mới thống nhất về thỏa thuận ngừng bắn cách đây 2 tuần.
Thỏa thuận này đã sụp đổ từ tuần trước khi mà Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad, không kích Aleppo. Tuy nhiên từ đó đến nay, Ngoại trưởng Mỹ vẫn cố gắng đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để thuyết phục các bên duy trì việc ngừng bắn.
Hiện tại, chính phủ nhiều nước phương Tây đang cáo buộc chính phủ Nga hỗ trợ cho các hoạt động ném bom thành phố Aleppo.
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon, bên nào đang sử dụng vũ khí hủy diệt có thể coi như tội phạm chiến tranh, ông nhấn mạnh tình hình tại Aleppo đang trở nên ngày một tồi tệ hơn.
Mới đây, hai bệnh viện nằm trong vùng phía Đông thành phố Aleppo được biết đến với tên gọi M2 và M10 đã bị đánh bom. Cuộc sống và tính mạng 250 nghìn người sống trong vùng bị đe dọa nghiêm trọng. Hiện chỉ còn 35 bác sỹ làm việc tại 2 bệnh viện này.
Lực lượng của Tổng thống Assad đã không kích hai bệnh viện này với mục đích chiếm đóng thêm được các khu vực hiện đang thuộc kiểm soát của phe nổi dậy. Các cuộc không kích đã khiến bệnh viện chịu hư hại nghiêm trọng, một số bệnh nhân đã chết khi thiết bị bệnh viện bị phá hủy.
Hiện tại, phần lớn các cơ sở y tế tại Aleppo đã được chuyển xuống dưới lòng đất. Thế nhưng đến nay, kể cả nhóm cơ sở này cũng không còn được an toàn nữa do nhiều cuộc không kích liên tiếp.
Từ khi cuộc chiến tại Syria nổ ra cách đây 5 năm, chính phủ của Tổng thống Assad đã nhiều lần sử dụng chiến thuật tấn công và cô lập. Liên hiệp quốc ước tính có đến 4,5 triệu người cần sự trợ giúp nhưng các tổ chức cứu trợ không thể tiếp cận được họ.
Khoảng vài giờ sau khi hai bệnh viện lớn tại vùng chiến sự bị không kích, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi điện cho người đồng cấp Nga đề nghị ngừng ngay các cuộc đánh bom và kêu gọi tôn trọng lệnh ngừng bắn.
Các cuộc không kích tại khu vực phía Bắc thành phố Aleppo đã khiến cuộc sống của khoảng 250 nghìn người dân vốn đã khó khăn nay còn trở nên tồi tệ hơn. Mỹ và Nga mới thống nhất về thỏa thuận ngừng bắn cách đây 2 tuần.
Thỏa thuận này đã sụp đổ từ tuần trước khi mà Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad, không kích Aleppo. Tuy nhiên từ đó đến nay, Ngoại trưởng Mỹ vẫn cố gắng đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để thuyết phục các bên duy trì việc ngừng bắn.
Hiện tại, chính phủ nhiều nước phương Tây đang cáo buộc chính phủ Nga hỗ trợ cho các hoạt động ném bom thành phố Aleppo.
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon, bên nào đang sử dụng vũ khí hủy diệt có thể coi như tội phạm chiến tranh, ông nhấn mạnh tình hình tại Aleppo đang trở nên ngày một tồi tệ hơn.
Mới đây, hai bệnh viện nằm trong vùng phía Đông thành phố Aleppo được biết đến với tên gọi M2 và M10 đã bị đánh bom. Cuộc sống và tính mạng 250 nghìn người sống trong vùng bị đe dọa nghiêm trọng. Hiện chỉ còn 35 bác sỹ làm việc tại 2 bệnh viện này.
Lực lượng của Tổng thống Assad đã không kích hai bệnh viện này với mục đích chiếm đóng thêm được các khu vực hiện đang thuộc kiểm soát của phe nổi dậy. Các cuộc không kích đã khiến bệnh viện chịu hư hại nghiêm trọng, một số bệnh nhân đã chết khi thiết bị bệnh viện bị phá hủy.
Hiện tại, phần lớn các cơ sở y tế tại Aleppo đã được chuyển xuống dưới lòng đất. Thế nhưng đến nay, kể cả nhóm cơ sở này cũng không còn được an toàn nữa do nhiều cuộc không kích liên tiếp.
Từ khi cuộc chiến tại Syria nổ ra cách đây 5 năm, chính phủ của Tổng thống Assad đã nhiều lần sử dụng chiến thuật tấn công và cô lập. Liên hiệp quốc ước tính có đến 4,5 triệu người cần sự trợ giúp nhưng các tổ chức cứu trợ không thể tiếp cận được họ.