Mỹ đối mặt nguy cơ vỡ nợ công
Nợ công của Mỹ sẽ kịch trần vào ngày 16/5 tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Timothy Geithner cho biết hôm 4/4
Nợ công của Mỹ sẽ kịch trần vào ngày 16/5 tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Timothy Geithner cho biết hôm 4/4. Dự kiến, vấn đề này sẽ khiến Quốc hội Mỹ chịu áp lực nhiều hơn trong việc hành động để tránh nguy cơ vỡ nợ.
"Nếu Quốc hội chậm hành động, thì nguy cơ lớn hơn đối với chúng ta là, các nhà đầu tư ở đây cũng như trên khắp thế giới sẽ đánh mất niềm tin vào khả năng thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của chúng ta", ông Geithner tuyên bố. "Sự vỡ nợ của nước Mỹ là điều không thể tưởng tượng nổi".
Bộ Tài chính Mỹ dự đoán, nợ công của nước này sẽ chạm tới mức trần 14.300 tỷ USD mà pháp luật liên bang cho phép, trong khoảng thời gian từ 15/4 đến 31/5. Tính đến hôm 1/4, lượng tiền mà Bộ Tài chính vay chỉ còn cách mức trên có 95 tỷ USD.
Trần nợ công đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi lâu nay trong Quốc hội Mỹ. Các nhà lãnh đạo Quốc hội nước này muốn tăng trần nợ, trong khi nhiều nghị sỹ phe Cộng hòa muốn sử dụng mức trần này để ép chính quyền của ông Obama cắt giảm chi tiêu.
Mặc dù Bộ Tài chính Mỹ đã áp dụng một số biện pháp nhất định để trì hoãn thời gian xảy ra việc nợ công kịch trần, nhưng Bộ trưởng Timothy Geithner từng cảnh báo hồi tháng 1 năm nay, điều này sớm muộn gì cũng xảy ra.
Ông Geithner đã thúc giục Quốc hội Mỹ sớm nâng trần nợ, đồng thời khẳng định, nếu trần nợ không được nâng, nền kinh tế và người dân Mỹ sẽ phải đối mặt với những kết cục không mong muốn.
Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng lãi suất tăng cao và sẽ phải ngừng hoặc trì hoãn thanh toán cho quân đội, người về hưu và nhiều người lao động trong các lĩnh vực khác.
Cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) đều khẳng định việc không nâng được mức trần nợ sẽ tạo ra nhiều hậu quả. Trong đó, ông Geithner cho rằng, nợ công sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới, nghiêm trọng hơn.
"Nếu Quốc hội chậm hành động, thì nguy cơ lớn hơn đối với chúng ta là, các nhà đầu tư ở đây cũng như trên khắp thế giới sẽ đánh mất niềm tin vào khả năng thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của chúng ta", ông Geithner tuyên bố. "Sự vỡ nợ của nước Mỹ là điều không thể tưởng tượng nổi".
Bộ Tài chính Mỹ dự đoán, nợ công của nước này sẽ chạm tới mức trần 14.300 tỷ USD mà pháp luật liên bang cho phép, trong khoảng thời gian từ 15/4 đến 31/5. Tính đến hôm 1/4, lượng tiền mà Bộ Tài chính vay chỉ còn cách mức trên có 95 tỷ USD.
Trần nợ công đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi lâu nay trong Quốc hội Mỹ. Các nhà lãnh đạo Quốc hội nước này muốn tăng trần nợ, trong khi nhiều nghị sỹ phe Cộng hòa muốn sử dụng mức trần này để ép chính quyền của ông Obama cắt giảm chi tiêu.
Mặc dù Bộ Tài chính Mỹ đã áp dụng một số biện pháp nhất định để trì hoãn thời gian xảy ra việc nợ công kịch trần, nhưng Bộ trưởng Timothy Geithner từng cảnh báo hồi tháng 1 năm nay, điều này sớm muộn gì cũng xảy ra.
Ông Geithner đã thúc giục Quốc hội Mỹ sớm nâng trần nợ, đồng thời khẳng định, nếu trần nợ không được nâng, nền kinh tế và người dân Mỹ sẽ phải đối mặt với những kết cục không mong muốn.
Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng lãi suất tăng cao và sẽ phải ngừng hoặc trì hoãn thanh toán cho quân đội, người về hưu và nhiều người lao động trong các lĩnh vực khác.
Cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) đều khẳng định việc không nâng được mức trần nợ sẽ tạo ra nhiều hậu quả. Trong đó, ông Geithner cho rằng, nợ công sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới, nghiêm trọng hơn.