Mỹ đóng cửa hơn 10 ngân hàng mỗi tháng
Mỹ giải thể thêm 3 ngân hàng, nâng tổng số nhà băng bị đóng cửa ở nước này từ đầu năm 2009 tới nay lên con số 92
Các nhà chức trách Mỹ đã giải thể thêm 3 ngân hàng, nâng tổng số nhà băng bị đóng cửa ở nước này từ đầu năm 2009 tới nay lên con số 92.
Lớn nhất trong loạt ngân hàng sụp đổ trong ngày 11/9 này là Corus Bank có trụ sở ở bang Illinois. Với giá trị tài sản 7 tỷ USD và quản lý số tiền gửi của khách hàng lên tới gần 7 tỷ USD, ngân hàng này sở hữu 11 chi nhánh.
Các nhà chức trách cho biết, Corus là ngân hàng lớn thứ tư đổ vỡ tại Mỹ từ đầu năm tới nay. Đồng thời, vụ đổ vỡ của Corus cũng nâng số ngân hàng bị xóa sổ tại bang Illinois từ đầu năm tới nay lên con số 16 ngân hàng.
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết, ngân hàng MB Financial Bank có cùng trụ sở ở bang Illinois đã nhất trí tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi tại Corus và mua lại số tài sản trị giá 3 tỷ USD của ngân hàng này.
Cùng đổ vỡ với Corus trong ngày 11/9 là hai ngân hàng có quy mô khiêm tốn hơn nhiều lần.
Đó là các ngân hàng Brickwell Community Bank thuộc bang Minnesota có một chi nhánh duy nhất, sở hữu khối tài sản trị giá 72 triệu USD và quản lý 63 triệu USD tiền gửi; và Venture Bank of Lacy thuộc bang Washington với 18 chi nhánh, tài sản 970 triệu USD và số tài khoản tiền gửi có tổng trị giá 903 triệu USD.
FDIC cho biết, họ đã tìm được khách mua lại cả hai ngân hàng này. Cũng theo FDIC, ba vụ đổ vỡ ngân hàng lần này tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền khoảng hơn 2 tỷ USD.
FDIC đã thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm tiền gửi trong các ngân hàng Mỹ từ Đại khủng hoảng 1930 tới nay. Mức trần bảo hiểm mà cơ quan này áp dụng cho mỗi tài khoản hiện là 250.000 USD.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái, con số ngân hàng sụp đổ tại Mỹ từ đầu năm 2009 tới nay đang tiến gần tới mốc 100 ngân hàng, cao gấp gần 4 lần mức 25 ngân hàng đóng cửa trong năm 2008.
Tính bình quân, mỗi tháng trong năm nay đã có hơn 10 ngân hàng tại Mỹ lâm nạn, phần lớn là các ngân hàng địa phương, quy mô nhỏ, không đủ sức chống chọi với những khoản thua lỗ trong hoạt động cho vay tiêu dùng và nhà đất.
(Theo CNN)
Lớn nhất trong loạt ngân hàng sụp đổ trong ngày 11/9 này là Corus Bank có trụ sở ở bang Illinois. Với giá trị tài sản 7 tỷ USD và quản lý số tiền gửi của khách hàng lên tới gần 7 tỷ USD, ngân hàng này sở hữu 11 chi nhánh.
Các nhà chức trách cho biết, Corus là ngân hàng lớn thứ tư đổ vỡ tại Mỹ từ đầu năm tới nay. Đồng thời, vụ đổ vỡ của Corus cũng nâng số ngân hàng bị xóa sổ tại bang Illinois từ đầu năm tới nay lên con số 16 ngân hàng.
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết, ngân hàng MB Financial Bank có cùng trụ sở ở bang Illinois đã nhất trí tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi tại Corus và mua lại số tài sản trị giá 3 tỷ USD của ngân hàng này.
Cùng đổ vỡ với Corus trong ngày 11/9 là hai ngân hàng có quy mô khiêm tốn hơn nhiều lần.
Đó là các ngân hàng Brickwell Community Bank thuộc bang Minnesota có một chi nhánh duy nhất, sở hữu khối tài sản trị giá 72 triệu USD và quản lý 63 triệu USD tiền gửi; và Venture Bank of Lacy thuộc bang Washington với 18 chi nhánh, tài sản 970 triệu USD và số tài khoản tiền gửi có tổng trị giá 903 triệu USD.
FDIC cho biết, họ đã tìm được khách mua lại cả hai ngân hàng này. Cũng theo FDIC, ba vụ đổ vỡ ngân hàng lần này tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền khoảng hơn 2 tỷ USD.
FDIC đã thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm tiền gửi trong các ngân hàng Mỹ từ Đại khủng hoảng 1930 tới nay. Mức trần bảo hiểm mà cơ quan này áp dụng cho mỗi tài khoản hiện là 250.000 USD.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái, con số ngân hàng sụp đổ tại Mỹ từ đầu năm 2009 tới nay đang tiến gần tới mốc 100 ngân hàng, cao gấp gần 4 lần mức 25 ngân hàng đóng cửa trong năm 2008.
Tính bình quân, mỗi tháng trong năm nay đã có hơn 10 ngân hàng tại Mỹ lâm nạn, phần lớn là các ngân hàng địa phương, quy mô nhỏ, không đủ sức chống chọi với những khoản thua lỗ trong hoạt động cho vay tiêu dùng và nhà đất.
(Theo CNN)