Mỹ gia tăng bán vũ khí sang Trung Đông
Mỹ công khai việc bán vũ khí trị giá 123 triệu USD cho Saudi Arabia và đề nghị nước này nâng sản lượng khai thác dầu
Ngày 16/1, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã kết thúc chuyến thăm Trung Đông 8 ngày, nhằm thúc đẩy tiến trình hoà bình giữa Israel và Palestine, gia tăng sự cô lập với Iran...
Nhân chuyến thăm, Mỹ công khai việc bán vũ khí trị giá 123 triệu USD cho Saudi Arabia và đề nghị nước này nâng sản lượng khai thác dầu.
Tiếp theo chặng dừng chân ba ngày tại Israel, ông Bush đã lần lượt tới Kuwait, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ai Cập. Dù được quan chức một số nước đón tiếp trọng thị, song chuyến thăm của ông Bush không được báo chí và dư luận vùng Vịnh hoan nghênh.
Nhiều nước không chia sẻ quan điểm với ông Bush
Các nhà phân tích cho rằng, sau 7 năm cầm quyền, ông Bush đang bắt đầu nỗ lực gây dựng lại tiến trình hoà bình Trung Đông như người tiền nhiệm B.Clinton đã làm. Nhưng nỗ lực của ông có nguy cơ cũng sẽ thất bại như ông Clinton.
Chuyến thăm của ông Bush được nước đồng minh thân cận Israel nồng nhiệt đón tiếp, nhưng không được Hamas (lực lượng bị Israel và phương Tây cô lập sau khi giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử ở Palestine, hiện đang kiểm soát dải Gaza) hoan nghênh. Một quan chức cấp cao của Hamas nói: “Ông Bush không được hoan nghênh bởi ông là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự đau khổ cho người Palestine”.
Ngay cả các nhà lãnh đạo Saudi Arabia, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong thế giới Arập, cũng không đồng tình với Mỹ trong các vấn đề về Iran và xung đột Trung Đông. Mặc dù không ủng hộ Iran, đất nước có cộng đồng Hồi giáo Shiite chiếm ưu thế, Saudi Arabia, quốc gia do cộng đồng Sunni lãnh đạo, cho đến nay vẫn phản đối việc Mỹ phát động một cuộc chiến tại Trung Đông chống lại Iran.
Quan điểm này cũng thể hiện rõ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Saudi Arabia đối với vụ đụng độ tàu chiến Mỹ-Iran tại eo biển Horzmut. Ngoại trưởng Saudi Arabia, Saud al-Faisal, đã kêu gọi hai bên kiềm chế nhằm duy trì hòa bình trong khu vực.
Hôm 16/1, Tổng thống Mỹ thăm Ai Cập, điểm cuối cùng trong chuyến công du Trung Đông. Giới phân tích cho rằng, với khoảng 3 giờ ở khu nghỉ Sharm el-Sheikh bên bờ Biển Đỏ, chuyến thăm "chớp nhoáng" Ai Cập của ông Bush đã cho thấy dấu hiệu nguội lạnh trong mối quan hệ giữa hai đồng minh này.
Sự hiện diện của ông tại Ai Cập mang tính ngoại giao hơn là chính trị và Tổng thống Ai Cập Mubarak đón tiếp Tổng thống Mỹ trong "không khí nồng ấm", song không chia sẻ quan điểm của ông Bush.
Điểm nhấn của chuyến thăm Saudi Arabia
Nhân chuyến thăm của ông Bush tới Saudi Arabia, ngày 14/1, Chính quyền Mỹ đã chính thức thông báo với Quốc hội về ý định bán hệ thống dẫn bom thông minh cho Saudi Arabia. Đây là một phần trong hợp đồng bán vũ khí trọn gói trị giá nhiều tỷ USD của Mỹ nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho các nước đồng minh ở vùng Vịnh.
Thông báo này cũng được đánh giá như là một nỗ lực nhằm thuyết phục Saudi Arabia hỗ trợ Mỹ cô lập Iran. Người phát ngôn Nhà Trắng Sean McCormack cho biết hợp đồng trị giá 123 triệu USD này được đề xuất tiếp theo sau năm hợp đồng bán vũ khí tiên tiến trước đó của Mỹ cho các nước vùng Vịnh, với tổng giá trị lên tới 11,5 tỷ USD.
Ông McCormack cho biết, năm hợp đồng bán vũ khí cho các đồng minh Vùng Vịnh được Nhà Trắng thông báo với Quốc hội trước đó đã không vấp phải sự phản đối nào.
Ngoài việc bán vũ khí cho Saudi Arabia, hôm 14/1, Tổng thống Bush còn đề nghị nước này tăng sản lượng dầu. Ông Bush yêu cầu Saudi Arabia-quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới "có hành động" trước thực tế là giá dầu đã tăng rất cao, ảnh hưởng tiêu cực đến Mỹ - nước tiêu thụ và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Đáp lại đề nghị của Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia, ông Ali al-Nuaimi khẳng định, nước ông sẽ tăng sản lượng khai thác dầu nếu thấy có lý do chính đáng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nuaimi cho rằng giá dầu cao không phải là nguyên nhân duy nhất làm kinh tế Mỹ suy thoái và sản lượng cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố làm tăng giá dầu.
Saudi Arabia có trữ lượng dầu khoảng 260 tỉ thùng; sản lượng hiện nay là 8,7 triệu thùng/ngày. Dầu lửa là nguồn thu nhập chính của Saudi Arabia chiếm 75% tổng thu ngân sách, 45% sản phẩm quốc nội, và 90% giá trị xuất khẩu của nước này.
Nhân chuyến thăm, Mỹ công khai việc bán vũ khí trị giá 123 triệu USD cho Saudi Arabia và đề nghị nước này nâng sản lượng khai thác dầu.
Tiếp theo chặng dừng chân ba ngày tại Israel, ông Bush đã lần lượt tới Kuwait, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ai Cập. Dù được quan chức một số nước đón tiếp trọng thị, song chuyến thăm của ông Bush không được báo chí và dư luận vùng Vịnh hoan nghênh.
Nhiều nước không chia sẻ quan điểm với ông Bush
Các nhà phân tích cho rằng, sau 7 năm cầm quyền, ông Bush đang bắt đầu nỗ lực gây dựng lại tiến trình hoà bình Trung Đông như người tiền nhiệm B.Clinton đã làm. Nhưng nỗ lực của ông có nguy cơ cũng sẽ thất bại như ông Clinton.
Chuyến thăm của ông Bush được nước đồng minh thân cận Israel nồng nhiệt đón tiếp, nhưng không được Hamas (lực lượng bị Israel và phương Tây cô lập sau khi giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử ở Palestine, hiện đang kiểm soát dải Gaza) hoan nghênh. Một quan chức cấp cao của Hamas nói: “Ông Bush không được hoan nghênh bởi ông là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự đau khổ cho người Palestine”.
Ngay cả các nhà lãnh đạo Saudi Arabia, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong thế giới Arập, cũng không đồng tình với Mỹ trong các vấn đề về Iran và xung đột Trung Đông. Mặc dù không ủng hộ Iran, đất nước có cộng đồng Hồi giáo Shiite chiếm ưu thế, Saudi Arabia, quốc gia do cộng đồng Sunni lãnh đạo, cho đến nay vẫn phản đối việc Mỹ phát động một cuộc chiến tại Trung Đông chống lại Iran.
Quan điểm này cũng thể hiện rõ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Saudi Arabia đối với vụ đụng độ tàu chiến Mỹ-Iran tại eo biển Horzmut. Ngoại trưởng Saudi Arabia, Saud al-Faisal, đã kêu gọi hai bên kiềm chế nhằm duy trì hòa bình trong khu vực.
Hôm 16/1, Tổng thống Mỹ thăm Ai Cập, điểm cuối cùng trong chuyến công du Trung Đông. Giới phân tích cho rằng, với khoảng 3 giờ ở khu nghỉ Sharm el-Sheikh bên bờ Biển Đỏ, chuyến thăm "chớp nhoáng" Ai Cập của ông Bush đã cho thấy dấu hiệu nguội lạnh trong mối quan hệ giữa hai đồng minh này.
Sự hiện diện của ông tại Ai Cập mang tính ngoại giao hơn là chính trị và Tổng thống Ai Cập Mubarak đón tiếp Tổng thống Mỹ trong "không khí nồng ấm", song không chia sẻ quan điểm của ông Bush.
Điểm nhấn của chuyến thăm Saudi Arabia
Nhân chuyến thăm của ông Bush tới Saudi Arabia, ngày 14/1, Chính quyền Mỹ đã chính thức thông báo với Quốc hội về ý định bán hệ thống dẫn bom thông minh cho Saudi Arabia. Đây là một phần trong hợp đồng bán vũ khí trọn gói trị giá nhiều tỷ USD của Mỹ nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho các nước đồng minh ở vùng Vịnh.
Thông báo này cũng được đánh giá như là một nỗ lực nhằm thuyết phục Saudi Arabia hỗ trợ Mỹ cô lập Iran. Người phát ngôn Nhà Trắng Sean McCormack cho biết hợp đồng trị giá 123 triệu USD này được đề xuất tiếp theo sau năm hợp đồng bán vũ khí tiên tiến trước đó của Mỹ cho các nước vùng Vịnh, với tổng giá trị lên tới 11,5 tỷ USD.
Ông McCormack cho biết, năm hợp đồng bán vũ khí cho các đồng minh Vùng Vịnh được Nhà Trắng thông báo với Quốc hội trước đó đã không vấp phải sự phản đối nào.
Ngoài việc bán vũ khí cho Saudi Arabia, hôm 14/1, Tổng thống Bush còn đề nghị nước này tăng sản lượng dầu. Ông Bush yêu cầu Saudi Arabia-quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới "có hành động" trước thực tế là giá dầu đã tăng rất cao, ảnh hưởng tiêu cực đến Mỹ - nước tiêu thụ và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Đáp lại đề nghị của Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia, ông Ali al-Nuaimi khẳng định, nước ông sẽ tăng sản lượng khai thác dầu nếu thấy có lý do chính đáng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nuaimi cho rằng giá dầu cao không phải là nguyên nhân duy nhất làm kinh tế Mỹ suy thoái và sản lượng cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố làm tăng giá dầu.
Saudi Arabia có trữ lượng dầu khoảng 260 tỉ thùng; sản lượng hiện nay là 8,7 triệu thùng/ngày. Dầu lửa là nguồn thu nhập chính của Saudi Arabia chiếm 75% tổng thu ngân sách, 45% sản phẩm quốc nội, và 90% giá trị xuất khẩu của nước này.