Mỹ “khơi” dòng tín dụng USD cứu châu Âu
Quyết định được FED đưa ra trong bối cảnh “tái xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn cung USD ngắn hạn ở châu Âu”
Chiều 10/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định mở lại chương trình tín dụng USD cho châu Âu, nhằm “hạ gục” cuộc khủng hoảng tài chính đang ngày một lan rộng trên lục địa này.
Một số ngân hàng trung ương bao gồm: Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, cũng sẽ tham dự kế hoạch.
Quyết định này được FED đưa ra sau khi Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cam kết thành lập một quỹ dự phòng trị giá gần 1.000 tỷ USD để cứu đồng Euro, với hy vọng sẽ bình ổn các thị trường tài chính và ngăn chặn những tác động đối với các nước thành viên yếu nhất trong khu vực sử dụng đồng Euro.
Theo kế hoạch này, vốn được đưa ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, USD sẽ được chuyển ra nước ngoài thông qua các ngân hàng trung ương. Từ đó, những ngân hàng trung ương này có thể cho các ngân hàng nước họ vay khoản USD cần dùng, để ngăn chặn khủng hoảng lan rộng hơn ở châu Âu.
FED cho biết, lý do khiến cơ quan này quyết định mở lại chương trình trên là vì “tái xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn cung USD ngắn hạn ở châu Âu”, đồng thời nhằm ngăn chặn những căng thẳng đang lan rộng trên các thị trường, trung tâm tài chính khác.
Theo cơ quan này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ cân nhắc đưa ra quyết định tương tự. Dự kiến, Ngân hàng Trung ương Canada sẽ tham gia với 30 tỷ USD, trong khi các ngân hàng khác chưa có kế hoạch cụ thể.
Những lo lắng đang tăng lên về khả năng cuộc khủng hoảng nợ từ Hy Lạp sẽ lan sang các quốc gia châu Âu khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Khủng hoảng đã khiến nhu cầu USD tăng mạnh và đánh tụt giá trị đồng Euro.
Cuối tuần qua, Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã chính thức thông qua gói giải cứu dành cho Hy Lạp trị giá 140 tỷ USD.
Một số ngân hàng trung ương bao gồm: Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, cũng sẽ tham dự kế hoạch.
Quyết định này được FED đưa ra sau khi Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cam kết thành lập một quỹ dự phòng trị giá gần 1.000 tỷ USD để cứu đồng Euro, với hy vọng sẽ bình ổn các thị trường tài chính và ngăn chặn những tác động đối với các nước thành viên yếu nhất trong khu vực sử dụng đồng Euro.
Theo kế hoạch này, vốn được đưa ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, USD sẽ được chuyển ra nước ngoài thông qua các ngân hàng trung ương. Từ đó, những ngân hàng trung ương này có thể cho các ngân hàng nước họ vay khoản USD cần dùng, để ngăn chặn khủng hoảng lan rộng hơn ở châu Âu.
FED cho biết, lý do khiến cơ quan này quyết định mở lại chương trình trên là vì “tái xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn cung USD ngắn hạn ở châu Âu”, đồng thời nhằm ngăn chặn những căng thẳng đang lan rộng trên các thị trường, trung tâm tài chính khác.
Theo cơ quan này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ cân nhắc đưa ra quyết định tương tự. Dự kiến, Ngân hàng Trung ương Canada sẽ tham gia với 30 tỷ USD, trong khi các ngân hàng khác chưa có kế hoạch cụ thể.
Những lo lắng đang tăng lên về khả năng cuộc khủng hoảng nợ từ Hy Lạp sẽ lan sang các quốc gia châu Âu khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Khủng hoảng đã khiến nhu cầu USD tăng mạnh và đánh tụt giá trị đồng Euro.
Cuối tuần qua, Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã chính thức thông qua gói giải cứu dành cho Hy Lạp trị giá 140 tỷ USD.