Bạo lực dâng cao tại Hy Lạp khi lo sợ lan rộng
Hôm 5/5, bạo lực tại Hy Lạp đã dâng cao sau khi lực lượng cảnh sát sử dụng hơi cay để chặn đám đông biểu tình
Hôm 5/5, bạo lực tại thủ đô Athens và thành phố Thessaloniki của Hy Lạp đã dâng cao sau khi lực lượng cảnh sát sử dụng hơi cay để chặn đám đông biểu tình phản đối cam kết cắt giảm chi tiêu của chính phủ nước này để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 110 tỷ Euro.
Theo hãng tin AP, ba nhân viên ngân hàng đã thiệt mạng và ít nhất năm người khác bị thương khi những kẻ biểu tình quá khích ném bom cháy vào một nhà băng ở trung tâm Athens. Cảnh sát tại thủ đô của Hy Lạp đã được đặt trong tình trạng báo động.
Hàng chục nghìn người Hy Lạp đã xuống đường biểu tình. Nhân viên văn phòng và công nhân nhiều nhà máy đồng loạt nghỉ việc để hưởng ứng cuộc tổng đình công 24 giờ trên phạm vi toàn quốc.
Trên khắp các đường phố ở Athens, người biểu tình hô vang những khẩu hiệu phản đối trong khi cố gắng phá vỡ hàng rào an ninh bảo vệ trụ sở quốc hội và đẩy lực lượng bảo vệ ra khỏi khu Lăng mộ các chiến sĩ vô danh ngay phía trước tòa nhà.
Hôm 2/5, Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí chi 110 tỷ Euro, tương đương 146 tỷ USD, để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của Hy Lạp. Trong đó, EU sẽ đóng góp 80 tỷ Euro, số còn lại do IMF đảm nhiệm.
Lãi suất của khoản vay là 5%, bằng khoảng một nửa so với lợi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 10 năm thời gian gần đây. Đợt cấp vốn đầu tiên sẽ được thực hiện trước khi Hy Lạp thanh toán nợ trái phiếu đáo hạn vào ngày 19/5 tới.
10 tỷ Euro của gói giải cứu sẽ được sử dụng để thành lập một quỹ bình ổn tài chính, nhằm giúp các nhà băng của Hy Lạp ngăn chặn sự gia tăng của các khoản nợ xấu, do ảnh hưởng từ các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Đổi lại, để có được gói cứu trợ, Hy Lạp đã cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách về mức chuẩn dưới 3% GDP mà EU đặt ra, từ mức 13,6% hiện nay. Hy Lạp hiện là nước có mức bội chi công cao thứ nhì trong Eurozone, sau Ireland.
AP cho hay, đây là một trong những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong vài năm gần đây tại Hy Lạp. Các quan chức Hy Lạp dự đoán đã có khoảng 25.000 người tham gia biểu tình, nhưng theo các nhà tổ chức, con số thực tế phải khoảng 60.000 người.
Vấn đề nợ công của Athens được xem là cuộc khủng hoảng tệ hại nhất trong lịch sử 11 năm của khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và đang có khả năng lan rộng sang các quốc gia thành viên khác.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/5, thị trường chứng khoán Hy Lạp đã hạ gần 7% khi chốt phiên. Chỉ số ATHEX của Hy Lạp đã hạ 6,68% xuống 1.729,68 điểm.
Theo hãng tin AP, ba nhân viên ngân hàng đã thiệt mạng và ít nhất năm người khác bị thương khi những kẻ biểu tình quá khích ném bom cháy vào một nhà băng ở trung tâm Athens. Cảnh sát tại thủ đô của Hy Lạp đã được đặt trong tình trạng báo động.
Hàng chục nghìn người Hy Lạp đã xuống đường biểu tình. Nhân viên văn phòng và công nhân nhiều nhà máy đồng loạt nghỉ việc để hưởng ứng cuộc tổng đình công 24 giờ trên phạm vi toàn quốc.
Trên khắp các đường phố ở Athens, người biểu tình hô vang những khẩu hiệu phản đối trong khi cố gắng phá vỡ hàng rào an ninh bảo vệ trụ sở quốc hội và đẩy lực lượng bảo vệ ra khỏi khu Lăng mộ các chiến sĩ vô danh ngay phía trước tòa nhà.
Hôm 2/5, Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí chi 110 tỷ Euro, tương đương 146 tỷ USD, để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của Hy Lạp. Trong đó, EU sẽ đóng góp 80 tỷ Euro, số còn lại do IMF đảm nhiệm.
Lãi suất của khoản vay là 5%, bằng khoảng một nửa so với lợi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 10 năm thời gian gần đây. Đợt cấp vốn đầu tiên sẽ được thực hiện trước khi Hy Lạp thanh toán nợ trái phiếu đáo hạn vào ngày 19/5 tới.
10 tỷ Euro của gói giải cứu sẽ được sử dụng để thành lập một quỹ bình ổn tài chính, nhằm giúp các nhà băng của Hy Lạp ngăn chặn sự gia tăng của các khoản nợ xấu, do ảnh hưởng từ các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Đổi lại, để có được gói cứu trợ, Hy Lạp đã cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách về mức chuẩn dưới 3% GDP mà EU đặt ra, từ mức 13,6% hiện nay. Hy Lạp hiện là nước có mức bội chi công cao thứ nhì trong Eurozone, sau Ireland.
AP cho hay, đây là một trong những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong vài năm gần đây tại Hy Lạp. Các quan chức Hy Lạp dự đoán đã có khoảng 25.000 người tham gia biểu tình, nhưng theo các nhà tổ chức, con số thực tế phải khoảng 60.000 người.
Vấn đề nợ công của Athens được xem là cuộc khủng hoảng tệ hại nhất trong lịch sử 11 năm của khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và đang có khả năng lan rộng sang các quốc gia thành viên khác.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/5, thị trường chứng khoán Hy Lạp đã hạ gần 7% khi chốt phiên. Chỉ số ATHEX của Hy Lạp đã hạ 6,68% xuống 1.729,68 điểm.