Mỹ “không ngại” Trung Quốc đầu tư ở châu Phi
Năm 2012, kim ngạch thương mại giữa châu Phi với Trung Quốc đạt tới 198 tỷ USD, trong khi với Mỹ chỉ là 108,9 tỷ USD
Phát biểu tại Nam Phi cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, việc Trung Quốc đầu tư ở châu Phi "có lợi cho tất cả các bên" và Washington không coi đây là mối đe dọa.
“Tôi không cảm thấy lo ngại về việc này”, người đứng đầu Chính phủ Mỹ tuyên bố khi nói về việc Trung Quốc cùng một số nền kinh tế mới nổi khác đang ngày càng gia tăng đầu tư tại "lục địa đen", theo hãng tin Reuters. Ông nói, “tôi muốn mọi người đến làm ăn với châu Phi, càng đông càng tốt”.
Tổng thống Mỹ đang có chuyến công du châu Phi kéo dài 8 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới đây kể từ khi đắc cử nhiệm kỳ hai. Chuyến thăm tới ba nước Senagal, Nam Phi và Tanzania tạo điều kiện cho Obama có cơ hội trải nghiệm trực tiếp khát vọng phát triển cũng như thách thức của châu Phi.
Điều đáng chú ý là hai trong ba nước ông Obama tới thăm, gồm Nam Phi và Tanzania, cũng là nơi mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm hồi tháng 3. Sự trùng hợp này, theo giới phân tích, là dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc về các cơ hội kinh doanh và ảnh hưởng chính trị ở châu Phi.
Giá trị thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đạt hơn 1 tỷ USD vào năm 1990 và tăng lên 10 tỷ vào năm 2000 rồi nhanh chóng tăng tới 150 tỷ USD vào năm 2011. Năm ngoái, thương mại giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và "lục địa đen" đã lên 198 tỷ USD, trong khi thương mại giữa Mỹ và châu Phi là 108,9 tỷ USD.
Một số nhà phân tích dự đoán, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi sẽ tăng lên 385 tỷ USD vào 2015. Việc gia tăng giá trị của Trung Quốc với châu Phi trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư đã khiến nhiều nhà phân tích cho rằng, nước này sẽ sớm có ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ ở châu Phi.
Trong khi đó, vai trò của Mỹ tại khu vực này lại đang giảm một cách đáng kể. Sự giảm sút này bắt đầu hiện rõ kể từ năm 2009, khi Trung Quốc vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Dưới thời ông Obama, nhiều sáng kiến Mỹ - Phi do những chính quyền tiền nhiệm xác lập, đã trở nên mờ nhạt.
Mo Ibrahim, một nhà đầu tư viễn thông tại Sudan, nói: "Chúng tôi đang chứng kiến một cuộc rút lui từ từ và liên tục của Mỹ khỏi châu Phi. Chúng tôi không thể hiểu nổi. Mỹ là một người bạn tuyệt vời trong quá khứ, nhưng ngay khi châu Phi chứng tỏ sự vươn lên thì Mỹ lại rời xa nơi này".
Ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ đầu tiên, Barack Obama đã làm nức lòng người dân châu Phi khi tuyên bố rằng, "tôi mang trong mình dòng máu châu Phi". Trước đó, chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của ông đã được người dân tại nhiều nước ở châu Phi ăn mừng.
Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, những mối bận tâm về hai cuộc chiến ở nước ngoài, cùng những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, đã choán phần lớn thời gian cũng như tâm trí của vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa rằng, Obama và chính quyền dưới thời ông không quan tâm tới châu Phi, nơi mà Mỹ đã xác lập được ảnh hưởng nhiều năm qua. Bằng cớ là mới đây, ông đã có những quyết định bổ nhiệm các chức vụ quan trọng liên quan tới những vấn đề ở "lục địa đen".
Tuyên bố cuối tuần qua của ông Obama được cho là đã làm giảm bớt những nghi ngờ về việc có hay không nỗi lo ngại của Mỹ trước sự hiện diện ngày càng nhiều các nhà đầu tư Trung Quốc ở châu Phi. Thêm vào đó, nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng, Mỹ và phương Tây vẫn đang có ảnh hưởng mạnh hơn tại châu lục này.
Chỉ một ví dụ nhỏ, như Mỹ hiện có 51 đại sứ quán tại châu Phi, trong khi Trung Quốc chỉ có 41, cũng cho thấy sự hạn chế của Trung Quốc trước Mỹ trong việc gây ảnh hưởng về mặt chính trị. Ngoài ra, trong số 41 cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc, nhiều nơi chỉ chủ yếu tập trung vào phát triển thương mại.
“Tôi không cảm thấy lo ngại về việc này”, người đứng đầu Chính phủ Mỹ tuyên bố khi nói về việc Trung Quốc cùng một số nền kinh tế mới nổi khác đang ngày càng gia tăng đầu tư tại "lục địa đen", theo hãng tin Reuters. Ông nói, “tôi muốn mọi người đến làm ăn với châu Phi, càng đông càng tốt”.
Tổng thống Mỹ đang có chuyến công du châu Phi kéo dài 8 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông tới đây kể từ khi đắc cử nhiệm kỳ hai. Chuyến thăm tới ba nước Senagal, Nam Phi và Tanzania tạo điều kiện cho Obama có cơ hội trải nghiệm trực tiếp khát vọng phát triển cũng như thách thức của châu Phi.
Điều đáng chú ý là hai trong ba nước ông Obama tới thăm, gồm Nam Phi và Tanzania, cũng là nơi mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm hồi tháng 3. Sự trùng hợp này, theo giới phân tích, là dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc về các cơ hội kinh doanh và ảnh hưởng chính trị ở châu Phi.
Giá trị thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đạt hơn 1 tỷ USD vào năm 1990 và tăng lên 10 tỷ vào năm 2000 rồi nhanh chóng tăng tới 150 tỷ USD vào năm 2011. Năm ngoái, thương mại giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và "lục địa đen" đã lên 198 tỷ USD, trong khi thương mại giữa Mỹ và châu Phi là 108,9 tỷ USD.
Một số nhà phân tích dự đoán, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi sẽ tăng lên 385 tỷ USD vào 2015. Việc gia tăng giá trị của Trung Quốc với châu Phi trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư đã khiến nhiều nhà phân tích cho rằng, nước này sẽ sớm có ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ ở châu Phi.
Trong khi đó, vai trò của Mỹ tại khu vực này lại đang giảm một cách đáng kể. Sự giảm sút này bắt đầu hiện rõ kể từ năm 2009, khi Trung Quốc vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Dưới thời ông Obama, nhiều sáng kiến Mỹ - Phi do những chính quyền tiền nhiệm xác lập, đã trở nên mờ nhạt.
Mo Ibrahim, một nhà đầu tư viễn thông tại Sudan, nói: "Chúng tôi đang chứng kiến một cuộc rút lui từ từ và liên tục của Mỹ khỏi châu Phi. Chúng tôi không thể hiểu nổi. Mỹ là một người bạn tuyệt vời trong quá khứ, nhưng ngay khi châu Phi chứng tỏ sự vươn lên thì Mỹ lại rời xa nơi này".
Ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ đầu tiên, Barack Obama đã làm nức lòng người dân châu Phi khi tuyên bố rằng, "tôi mang trong mình dòng máu châu Phi". Trước đó, chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của ông đã được người dân tại nhiều nước ở châu Phi ăn mừng.
Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, những mối bận tâm về hai cuộc chiến ở nước ngoài, cùng những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, đã choán phần lớn thời gian cũng như tâm trí của vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa rằng, Obama và chính quyền dưới thời ông không quan tâm tới châu Phi, nơi mà Mỹ đã xác lập được ảnh hưởng nhiều năm qua. Bằng cớ là mới đây, ông đã có những quyết định bổ nhiệm các chức vụ quan trọng liên quan tới những vấn đề ở "lục địa đen".
Tuyên bố cuối tuần qua của ông Obama được cho là đã làm giảm bớt những nghi ngờ về việc có hay không nỗi lo ngại của Mỹ trước sự hiện diện ngày càng nhiều các nhà đầu tư Trung Quốc ở châu Phi. Thêm vào đó, nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng, Mỹ và phương Tây vẫn đang có ảnh hưởng mạnh hơn tại châu lục này.
Chỉ một ví dụ nhỏ, như Mỹ hiện có 51 đại sứ quán tại châu Phi, trong khi Trung Quốc chỉ có 41, cũng cho thấy sự hạn chế của Trung Quốc trước Mỹ trong việc gây ảnh hưởng về mặt chính trị. Ngoài ra, trong số 41 cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc, nhiều nơi chỉ chủ yếu tập trung vào phát triển thương mại.