Mỹ tiếp tục siết thuế đối với thép Trung Quốc
Các nước công nghiệp phát triển đang ngày càng “mạnh tay” hơn với thép Trung Quốc
Thép chống ăn mòn (corrosion-resistant steel) của Trung Quốc sẽ đối mặt với mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên tới 450% khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Theo hãng tin Reuters, đây là động thái mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ đánh vào tình trạng thép Trung Quốc giá rẻ ồ ạt tràn vào nước này.
Trong một tuyên bố ra ngày 25/5, Bộ Thương mại áp mức thuế chống bán phá giá cuối cùng lên tới 210% đối với các sản phẩm thép chống ăn mòn của Trung Quốc. Mức thuế chống trợ cấp cuối cùng dao động từ 39% đối với nhiều nhà sản xuất, cho tới 241% đối với một số nhà sản xuất lớn nhất như Baosteel, Hebei Iron & Steel, và Angang Group.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng áp mức thuế chống bán phá giá đối với thép chống ăn mòn từ Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng chỉ dao động từ 3-92%.
Phản ứng trước quyết định trên của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc nói vô cùng thất vọng với điều mà cơ quan này gọi là động thái “vô lý” của Mỹ, và nói mức thuế mới sẽ làm tổn hại đến sự hợp tác giữa hai quốc gia.
“Trung Quốc sẽ có các bước đi cần thiết để đạt được sự đối xử bình đẳng và bảo vệ quyền lợi cho các công ty của mình”, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố.
Mới tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế nhập khẩu hơn 500% đối với thép cuộn nguội (cold-rolled flat steel) của Trung Quốc.
Các nước công nghiệp phát triển đang ngày càng “mạnh tay” hơn với thép Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc bán các sản phẩm thép với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thành nhằm cắt giảm tình trạng thừa mừa thép ở nước này trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm tốc.
Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ cắt giảm công suất ngành thép trong nước từ 100-150 triệu tấn mỗi năm. Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc nói sẽ duy trì kế hoạch giảm thuế để hỗ trợ ngành thép tái cơ cấu.
Cuộc chiến thương mại thép leo thang đã trở thành một vấn đề lớn khi các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho các cuộc gặp về kinh tế và chính sách đối ngoại song phương ở Bắc Kinh vào đầu tháng 6 tới.
Năm 2015, Mỹ nhập khoảng 1,87 tỷ USD thép chống ăn mòn từ Trung Quốc, Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc, và Đài Loan, trong đó số thép trị giá khoảng 500 triệu USD đến từ Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ đã xem xét và ra quyết định áp thuế mạnh đối với loại thép này của Trung Quốc sau khi nhận được đơn kiến nghị của các tập đoàn sản xuất thép lớn của Mỹ.
Trong một tuyên bố ra ngày 25/5, Bộ Thương mại áp mức thuế chống bán phá giá cuối cùng lên tới 210% đối với các sản phẩm thép chống ăn mòn của Trung Quốc. Mức thuế chống trợ cấp cuối cùng dao động từ 39% đối với nhiều nhà sản xuất, cho tới 241% đối với một số nhà sản xuất lớn nhất như Baosteel, Hebei Iron & Steel, và Angang Group.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng áp mức thuế chống bán phá giá đối với thép chống ăn mòn từ Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng chỉ dao động từ 3-92%.
Phản ứng trước quyết định trên của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc nói vô cùng thất vọng với điều mà cơ quan này gọi là động thái “vô lý” của Mỹ, và nói mức thuế mới sẽ làm tổn hại đến sự hợp tác giữa hai quốc gia.
“Trung Quốc sẽ có các bước đi cần thiết để đạt được sự đối xử bình đẳng và bảo vệ quyền lợi cho các công ty của mình”, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố.
Mới tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế nhập khẩu hơn 500% đối với thép cuộn nguội (cold-rolled flat steel) của Trung Quốc.
Các nước công nghiệp phát triển đang ngày càng “mạnh tay” hơn với thép Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc bán các sản phẩm thép với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thành nhằm cắt giảm tình trạng thừa mừa thép ở nước này trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới giảm tốc.
Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ cắt giảm công suất ngành thép trong nước từ 100-150 triệu tấn mỗi năm. Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc nói sẽ duy trì kế hoạch giảm thuế để hỗ trợ ngành thép tái cơ cấu.
Cuộc chiến thương mại thép leo thang đã trở thành một vấn đề lớn khi các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho các cuộc gặp về kinh tế và chính sách đối ngoại song phương ở Bắc Kinh vào đầu tháng 6 tới.
Năm 2015, Mỹ nhập khoảng 1,87 tỷ USD thép chống ăn mòn từ Trung Quốc, Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc, và Đài Loan, trong đó số thép trị giá khoảng 500 triệu USD đến từ Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ đã xem xét và ra quyết định áp thuế mạnh đối với loại thép này của Trung Quốc sau khi nhận được đơn kiến nghị của các tập đoàn sản xuất thép lớn của Mỹ.