Ngành thép Trung Quốc chìm nghỉm trong khủng hoảng
“Nhu cầu thép của Trung Quốc đang giảm với tốc độ chưa từng có tiền lệ do tăng trưởng kinh tế giảm tốc”
Nếu ai đó nghi ngờ về mức độ của cuộc khủng hoảng mà ngành công nghiệp sắt thép lớn nhất thế giới của Trung Quốc đang phải đối mặt, hãy nghe những gì mà ông Zhu Min - Phó chủ tịch Hiệp hội Sắt thép nước này - nói.
Nhu cầu và giá thép ở Trung Quốc đang thi nhau sụt giảm với tốc độ “kinh hoàng”, trong khi các ngân hàng siết hầu bao đối với các nhà sản xuất thép nước này, còn thua lỗ của các công ty thép thì chồng chất - ông Zhu cho biết ngày 28/10.
“Tốc độ cắt giảm sản lượng đang chậm hơn so với sự sụt giảm nhu cầu, bởi vậy mà tình trạng dư thừa nguồn cung ngày càng tồi tệ”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Zhu phát biểu tại cuộc họp báo hàng quý của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc tại Bắc Kinh. “Mặc dù Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất nhiều lần trong thời gian gần đây, các nhà máy thép cho biết là chi phí đi vay của họ thực ra lại tăng lên”.
Chiếm khoảng một nửa sản lượng thép của thế giới, các nhà máy thép của Trung Quốc đang chật vật xoay sở với tình trạng thừa thép và giá cả giảm sâu. Cuộc khủng hoảng này diễn ra trong bối cảnh tiêu thụ thép ở Trung Quốc lần đầu tiên giảm trong một thế hệ do hoạt động xây dựng nói riêng và nền kinh tế cùng giảm tốc.
Nỗi khổ của các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang kéo theo sự suy giảm của giá quặng và đẩy căng thẳng thương mại gia tăng khi các nhà máy cùng cố tìm cách bán lượng thép dư thừa của mình ra nước ngoài.
“Nhu cầu thép của Trung Quốc đang giảm với tốc độ chưa từng có tiền lệ do tăng trưởng kinh tế giảm tốc”, ông Zhu nói. “Do nhu cầu giảm nhanh, các nhà máy thép đua nhau giảm giá để cạnh tranh giành hợp đồng”.
Theo một báo của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, các nhà máy thép vừa và lớn của nước này lỗ tổng cộng 28,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 4,4 tỷ USD, trong 9 tháng đầu năm nay. Trong tháng 9, nhu cầu thép của Trung Quốc sụt 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những dấu hiệu cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp sắt thép Trung Quốc ngày càng hiện rõ. Công ty Angang Steel tháng này ra cảnh báo có thể đã rơi vào tình trạng thua lỗ trong quý 3 do giá giảm sâu và thiệt hại liên quan tới biến động tỷ giá. Giá cổ phiếu của Angang niêm yết tại thị trường Hồng Kông đã giảm hơn một nửa từ đầu năm tới nay.
Tuần trước, công ty giao dịch thép quốc doanh Sinosteel không xoay được tiền để trả lãi cho lô trái phiếu đáo hạn vào năm 2017.
Theo số liệu chính thức, sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm 2,1% trong 9 tháng đầu năm nay, còn 608,9 triệu tấn. Trong khi đó, lượng thép xuất khẩu của nước này trong cùng khoảng thời gian tăng 27%, đạt 81,3 triệu tấn.
Hồi tháng 9, ngân hàng Citigroup nhận định các công ty thép Trung Quốc đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất từ trước đến nay và phần lớn đang thua lỗ. Tháng này, Macquarie Group đánh giá triển vọng ngành thép Trung Quốc đang tệ chưa từng thấy, và mức thua lỗ của ngành này hiện nay cũng là chưa từng có tiền lệ.
“Vốn vẫn là một vấn đề căng thẳng bởi các ngân hàng hạn chế cho ngành thép vay. Nhiều nhà máy trầy trật xin gia hạn nợ hoặc bị yêu cầu trả lãi suất cao hơn”, ông Zhu cho hay.
Nhu cầu và giá thép ở Trung Quốc đang thi nhau sụt giảm với tốc độ “kinh hoàng”, trong khi các ngân hàng siết hầu bao đối với các nhà sản xuất thép nước này, còn thua lỗ của các công ty thép thì chồng chất - ông Zhu cho biết ngày 28/10.
“Tốc độ cắt giảm sản lượng đang chậm hơn so với sự sụt giảm nhu cầu, bởi vậy mà tình trạng dư thừa nguồn cung ngày càng tồi tệ”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Zhu phát biểu tại cuộc họp báo hàng quý của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc tại Bắc Kinh. “Mặc dù Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất nhiều lần trong thời gian gần đây, các nhà máy thép cho biết là chi phí đi vay của họ thực ra lại tăng lên”.
Chiếm khoảng một nửa sản lượng thép của thế giới, các nhà máy thép của Trung Quốc đang chật vật xoay sở với tình trạng thừa thép và giá cả giảm sâu. Cuộc khủng hoảng này diễn ra trong bối cảnh tiêu thụ thép ở Trung Quốc lần đầu tiên giảm trong một thế hệ do hoạt động xây dựng nói riêng và nền kinh tế cùng giảm tốc.
Nỗi khổ của các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang kéo theo sự suy giảm của giá quặng và đẩy căng thẳng thương mại gia tăng khi các nhà máy cùng cố tìm cách bán lượng thép dư thừa của mình ra nước ngoài.
“Nhu cầu thép của Trung Quốc đang giảm với tốc độ chưa từng có tiền lệ do tăng trưởng kinh tế giảm tốc”, ông Zhu nói. “Do nhu cầu giảm nhanh, các nhà máy thép đua nhau giảm giá để cạnh tranh giành hợp đồng”.
Theo một báo của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, các nhà máy thép vừa và lớn của nước này lỗ tổng cộng 28,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 4,4 tỷ USD, trong 9 tháng đầu năm nay. Trong tháng 9, nhu cầu thép của Trung Quốc sụt 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những dấu hiệu cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp sắt thép Trung Quốc ngày càng hiện rõ. Công ty Angang Steel tháng này ra cảnh báo có thể đã rơi vào tình trạng thua lỗ trong quý 3 do giá giảm sâu và thiệt hại liên quan tới biến động tỷ giá. Giá cổ phiếu của Angang niêm yết tại thị trường Hồng Kông đã giảm hơn một nửa từ đầu năm tới nay.
Tuần trước, công ty giao dịch thép quốc doanh Sinosteel không xoay được tiền để trả lãi cho lô trái phiếu đáo hạn vào năm 2017.
Theo số liệu chính thức, sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm 2,1% trong 9 tháng đầu năm nay, còn 608,9 triệu tấn. Trong khi đó, lượng thép xuất khẩu của nước này trong cùng khoảng thời gian tăng 27%, đạt 81,3 triệu tấn.
Hồi tháng 9, ngân hàng Citigroup nhận định các công ty thép Trung Quốc đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất từ trước đến nay và phần lớn đang thua lỗ. Tháng này, Macquarie Group đánh giá triển vọng ngành thép Trung Quốc đang tệ chưa từng thấy, và mức thua lỗ của ngành này hiện nay cũng là chưa từng có tiền lệ.
“Vốn vẫn là một vấn đề căng thẳng bởi các ngân hàng hạn chế cho ngành thép vay. Nhiều nhà máy trầy trật xin gia hạn nợ hoặc bị yêu cầu trả lãi suất cao hơn”, ông Zhu cho hay.